Gãy Xương Bánh Chè

Tổng quan

Gãy xương bánh chè là một dạng chấn thương khớp gối thường gặp, cần được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của khớp gối và làm giảm khả năng vận động.

Định nghĩa

Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở trong đầu gối, vị trí chính xác là trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi. Về cấu tạo, xương bánh chè có hình tam giác, được bao bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc và bên trong là tổ chức xương xốp. Loại xương này gồm có 2 mặt trước sau, 2 bờ trong ngoài, 1 đỉnh và 1 đáy. Đây là một trong những vùng xương lớn trên cơ thể, nằm trong hệ thống co duỗi đầu gối và có chức năng che chở mặt trước của khớp gối. Chính vì thế, xương bánh chè rất dễ bị tổn thương khi bạn lao động, sinh hoạt hoặc tham gia giao thông.

Gãy xương bánh chè là tình trạng gãy xương phạm khớp trừ gãy cực dưới. Đây là một trong những dạng tổn thương thường gặp, chiếm từ 2 - 4% trên tổng số ca gãy xương. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt giúp xương nhanh liền và phục hồi chức năng vốn có.

Xương bánh chè có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện động tác duỗi gập khớp gối. Vì thế, gãy xương bánh chè sẽ không ảnh hưởng đến khả năng đi lại trên mặt đường bằng phẳng. Tuy nhiên, chúng sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các động tác có liên quan đến việc gập gối như ngồi thấp, ngồi xổm, leo cầu thang,...

Nếu tình trạng này được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể đi lại và tham gia các hoạt động sống một cách bình thường chỉ sau 6 tháng. Còn với những trường hợp không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ tứ đầu đùi, viêm mủ khớp gối, vôi hóa dây chằng bao khớp, thoái hóa khớp gối sớm,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Gãy xương bánh chè sẽ khởi phát triệu chứng ngay sau khi tổn thương xảy ra. Lúc này, bạn phải đối mặt với các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Bị đau nhói ở mặt trước khớp gối ngay sau khi đầu gối bị ngã đập, không thể thực hiện động tác co duỗi gối.
  • Khớp trở nên sưng nề, mất đi những vết lõm tự nhiên. Nếu không điều trị sẽ hình thành nên các vết bầm tím bên dưới da.
  • Dùng tay ấn vào vị trí xương gãy sẽ có triệu chứng đau nhói ở một khu vực cố định.
  • Có thể sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn xương gãy bằng tay.
  • Nếu thực hiện các hoạt động mạnh sẽ khiến cho vị trí của hai đoạn xương gãy có sai lệch lớn hơn.

Nguyên Nhân

Biết được nguyên nhân gây gãy xương bánh chè sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra sau khi khớp gối bị chấn thương, đó có thể là chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể như:

  • Chấn thương có tác động trực tiếp: Đây là nguyên nhân gây gãy xương bánh chè thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi đầu gối bị đập mạnh xuống đất hoặc những vật cứng khác với tư thế gập.
  • Chấn thương gián tiếp: Đây là nguyên nhân gây gãy xương bánh chè thường gặp ở những người chơi thể thao. Khi bạn thực hiện động tác co cẳng chân một cách đột ngột sẽ khiến xương bánh chè bị tỳ ép mạnh lên bộ phận lồi cầu xương đùi và gây ra tình trạng gãy ngang xương bánh chè.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Không phải tất cả các trường hợp gãy xương bánh chè đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bằng phương pháp bó bột bảo tồn để cố định xương bị gãy giúp phục hồi tổn thương ở khu vực này. Còn phẫu thuật chỉ được chỉ định thực hiện khi thực sự cần thiết. Vì thế, phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương ở từng trường hợp cụ thể.

Điều trị chuyên khoa

Khi bị gãy xương bánh chè, bạn nên nằm bất động và tiến hành sơ cứu cố định tạm thời từ đoạn 1/3 giữa đùi đến bàn chân với tư thế duỗi thẳng. Sau đó, nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ gãy xương và lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Điều trị bảo tồn: Với những trường hợp gãy xương ở mức độ nhẹ và ít gãy lệch, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chọc hút hết lượng máu bị tích tụ ở bên trong ổ khớp rồi tiến hành bó bột toàn bộ phần đùi và chân trong khoảng 6 - 9 tuần. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống sưng nề để cải thiện các triệu chứng khó chịu tại khớp.

Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định điều trị với những trường hợp gãy xương bánh chè hở hoặc có mức độ di lệch lớn không thể điều trị bằng phương pháp bó bột. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ gãy xương để chỉ định phương pháp phẫu thuật sao cho phù hợp, giúp quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp phẫu thuật điều trị thường được sử dụng là quấn thép quanh chu vi Berger, khâu cố định xương,...

Sau phẫu thuật và bó bột, người bệnh cần thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để tăng độ linh hoạt của khớp gối và phục hồi chức năng của cơ quan này. Thời gian phục hồi sau gãy xương bánh chè còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương ở từng người. Nếu bạn tiến hành điều trị sớm và đúng cách thì tổn thương sẽ được phục hồi sau khoảng 3 - 4 tháng. Ngược lại, nếu điều trị muộn và sai cách thì thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn.

Chăm sóc khi điều trị

Trong suốt quá trình điều trị gãy xương bánh chè, người bệnh cần tiến hành chăm sóc khớp đúng cách giúp quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể là:

  • Cần hạn chế vận động khớp trong suốt thời gian điều trị và phục hồi. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Sau khi tình trạng khớp đã ổn định, bạn cần tránh thực hiện các động tác như đứng quá lâu, mang vác vật nặng,... Thay vào đó, bạn có thể vận động hoặc tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn uống giúp vết thương nhanh phục hồi. Nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, photpho, magie, vitamin và acid folic.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ và nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas,...
  • Tiến hành thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra mức độ phục hồi tổn thương và thay đổi phương án điều trị khi cần thiết.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng gãy xương bánh chè bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Gãy xương bánh chè rất dễ xảy ra khi vùng khớp gối bị chấn thương do va đập mạnh. Vì thế, bạn có thể phòng ngừa bằng cách bảo vệ khớp gối thật kỹ khi chơi thể thao, lao động hoặc thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Gãy xương bánh chè là một loại chấn thương khớp gối, gây sưng to, đau nhức và hạn chế vận động.

  • Trong giai đoạn đầu, cần nằm nghỉ để khớp hồi phục, sau đó thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như tập co cơ tĩnh và tăng dần độ linh hoạt của khớp.
  • Đối với trường hợp bó bột, cần bất động khớp và sau đó tập luyện các khớp chủ động.
  • Sau phẫu thuật, từ tuần thứ hai, cần tập duỗi gối tối đa kết hợp gấp gối 90 độ, sử dụng nạng hỗ trợ khi cần thiết và tiếp tục vận động khớp thông qua các bài tập vật lý trị liệu.
  • Việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp tái tạo xương bánh chè và khôi phục vận động của khớp gối hiệu quả.
Xem chi tiết

Người bị gãy xương bánh chè nên ăn:

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi (cá hồi, măng tây, rau họ cải…)
  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm (tôm, cua, cá, cà rốt, trứng…)
  • Nhóm thực phẩm giàu magie (chuối, rau ngót, khoai lang…)
  • Nhóm thực phẩm giàu protein (thịt bò, sữa, phô mai…)
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K, C, B6, B12, sắt

Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp mà còn nâng cao đề kháng cho cơ thể. Đồng thời người bệnh nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, bia rượu, nước ngọt…

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android