Viêm Khớp Dạng Thấp và Gout
Điểm chung của viêm khớp dạng thấp và gout đều là tình đau đau nhức, sưng đỏ tại các khớp bị tổn thương, tuy nhiên cơ chế và nguyên nhân gây bệnh lại khá khác nhau. Cần phát hiện sớm và điều trị hai bệnh lý này một cách chính xác để tránh các hệ lụy nguy hiểm xuất hiện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh.
Định nghĩa
Viêm khớp dạng thấp và gout đều là hai bệnh lý về xương khớp cực kỳ phổ biến hiện nay, gặp rất nhiều ở những ở độ tuổi trung niên. Đặc điểm chung của cả hai bệnh lý này chính là đều gây đau nhức, sưng tại các khớp kèm theo nóng đỏ làm hạn chế khả năng vận động rất nhiều. Ngoài ra cả hai bệnh này đều có xu hướng xuất hiện đột ngột và kéo dài khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.
Do các triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và gout khá giống nhau nên rất nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh của hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau nên hướng điều trị cũng sẽ khác nhau. Nhiều người nhầm lẫn và không chịu đến bệnh viện thăm khám điều trị sẽ càng làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Cụ thể, cơ chế gây bệnh của hai căn bệnh này như sau
- Viêm khớp dạng thấp: cơ chế gây bệnh có liên quan đến sự bất thường của hệ thống miễn dịch làm nó tấn công vào các khớp, tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh. Bình thường hệ miễn dịch sẽ có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại các dị nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến nó hoạt động ngược lại với chức năng bình thường. Viêm khớp dạng thấp cũng có liên quan đến các yếu tố di truyền, các vi khuẩn, virus, phơi nhiễm amiăng hoặc silica hoặc những người hút thuốc quá nhiều.
- Bệnh gout: cơ chế gây gout lại do rối loạn quá trình chuyển hóa acid uric của cơ thể. Các acid này được tích tụ từ các thực phẩm có hàm lượng purin cao và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên vì một lý do nào đó lượng chất thải này lại tăng quá cao trong máu, lắng đọng lại trong khớp và kích hoạt các phản ứng sưng viêm, đau nhức. Tình trạng này thường gặp ở những người có chế độ ăn uống kém khoa học, sử dụng rượu bia, đồ nội tạng động vật nhiều.
Như vậy có thể thấy, cơ chế xuất phát bệnh viêm khớp dạng thấp và gout là hoàn toàn khác nhau. Nếu vô tình nhầm lẫn và điều trị sai phương pháp của cả hai bệnh lý này sẽ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần phải đến những bệnh viện về xương khớp có đầy đủ máy móc thiết bị mới có thể xác nhận chính xác hai căn bệnh này.
Hình ảnh
Triệu chứng
Về cơ bản các triệu chứng điển hình của các bệnh xương khớp thường khá giống nhau, bởi vậy nếu chỉ nhìn qua mắt thường hay các cảm nhân bên ngoài thường khá khó nhận biết. Tuy nhiên nếu hiểu rõ về các vấn đề về xương khớp bạn sẽ thấy các triệu chứng giữa viêm khớp dạng thấp và gout có rất nhiều điểm khác biệt.
Cụ thể một số triệu chứng khác nhau để bạn có thể phân biệt giữa hai bệnh lý này bao gồm
Viêm khớp dạng thấp | Bệnh gout |
Bạn có thể nhận biết viêm khớp dạng thấp qua các dấu hiệu sau
|
Nhận biết những triệu chứng điển hình của gout qua các dấu hiệu sau đây
|
Nguyên Nhân
Cơ chế gây bệnh là các yếu tố từ bên trong, tuy nhiên những tác nhân bên ngoài hoàn toàn có thể tác động vào là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở rất nhiều. Cụ thể, những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp và gout và gout bao gồm
Viêm khớp dạng thấp | Gout |
Các yếu tố hàng đầu gây viêm khớp dạng thấp bao gồm
|
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm
|
Biến chứng
Viêm khớp dạng thấp và gout đều là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi có thể gây ra rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cả hai bệnh lý này đều làm cản trở khả năng hoạt động của khớp, gây biến dạng khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tàn phế cùng rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác tùy theo vị trí các tổn thương.
Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm
Viêm khớp dạng thấp | Bệnh gout |
Những biến chứng nguy hiểm do viêm khớp dạng thấp gây ra gồm
|
Các biến chứng trầm trọng liên quan đến bệnh gout gây ra gồm
|
Biện pháp chẩn đoán
Cả viêm khớp dạng thấp và gout đều có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm giống nhau như chụp Xquang, MRI, nội soi.. Xét nghiệm máu ở viêm khớp dạng thấp sẽ tìm ra các gen di truyền gây bệnh trong khi ở bệnh gout lại nhằm mục đích kiểm tra nồng độ acid uric trong máu.
Bên cạnh đó, siêu âm khớp cũng là một trong những phương pháp để phân biệt hai bệnh lý này từ giai đoạn sớm. Cụ thể việc siêu âm có thể cho thấy hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp và tỷ lệ bào mòn xương là 65 – 82% ở bệnh nhân gout trong khi tỷ lệ bào mòn xương ở viêm khớp dạng thấp là 22,4%. Nói chung người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp, có đầy đủ thiết bị máy móc hỗ trợ để đảm bảo chính xác nhất.
Biện pháp điều trị
Do cơ chế và nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên hướng điều trị của viêm khớp dạng thấp và gout cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt cả hai bệnh lý này hiện nay đều chưa có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Riêng với bệnh nhân gout còn phải duy trì một chế độ ăn đặc biệt, tránh xa một số thực phẩm để phòng tránh nguy cơ những cơn đau tái phát trở lại.
Dù vậy cả viêm khớp dạng thấp và gout cũng đều được chỉ định chung một vài loại thuốc, đa phần là các thuốc giảm đau, giảm sưng viêm để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các thuốc thường được chỉ định phổ biến như ibuprofen và naproxen để giảm đau hay Corticosteroid chẳng hạn như prednisone để giảm sưng viêm. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần đảm bảo có sự chỉ định hoàn toàn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ huy hiểm có thể xuất hiện gây nguy hiểm ngược lại cho người dùng.
Bên cạnh đó, tùy tình trạng bệnh, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định như
Viêm khớp dạng thấp | Bệnh gout |
Một số loại thuốc đặc trị thường được chỉ định bao gồm
|
Các thuốc đặc trị dành cho những bệnh nhân gout bao gồm
|
Cả hai bệnh này, đặc biệt là gout thường rất dễ tái phát nếu chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kém khoa học. Do đó người bệnh cần thực sự cẩn trọng sau khi kết thúc điều trị, có chế độ ăn uống cân bằng và thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.
- Chuyên gia
- Cơ sở