Sạm Da Khi Mang Thai

Tổng quan

Có đến khoảng 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ gặp phải các vấn đề về da, như nám, sạm, da xỉn màu, lỗ chân lông to… Sạm da tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sắc đẹp và tâm lý của chị em. Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của chị em về sạm da khi mang thai, đừng bỏ lỡ!

Định nghĩa

Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ bầu có rất nhiều sự thay đổi bất thường về nội tiết tố. Điều này có thể làm xuất hiện các đốm hoặc mảng sẫm màu trên da. Tình trạng nám, sạm da khi mang thai này đôi khi còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.

Dấu hiệu của “mặt nạ thai kỳ” thường bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4 trở đi với sự xuất hiện của các chấm, đốm, mảng tăng sắc tố da có màu nâu hoặc xám nâu, nâu đen… Chúng tập trung nhiều tại những vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như:

  • Trên mặt: Gò má, trán, sống mũi, mép, cằm
  • Các bộ phận khác: Tay, cổ, núm vú, vùng kín, nách

Theo nhiều nghiên cứu, sạm da khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường, hoàn toàn vô hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng da này lại gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều bà mẹ tự ti, stress. Nhiều mẹ nóng lòng áp dụng các phương pháp điều trị sạm không phù hợp dẫn tới những hệ lụy cho sức khỏe.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên Nhân

Đại đa số, khi mang thai, làn da của nhiều chị em trở nên sạm đen, xỉn màu, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám, lỗ chân lông to, môi thâm, vùng chữ T bóng nhờn…. Có nhiều trường hợp không cải thiện lại được sau khi sinh, để lại hậu quả lâu dài trên da.

Nhìn chung, có bầu da bị sạm đen liên quan tới:

  • Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi của nội tiết tố nữ trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu gây sạm da khi mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ tăng cao hơn bình thường. Điều này đã kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine (tiền sắc tố melanin) khiến làn da của các mẹ bầu có xu hướng sạm đen, xỉn màu.

  • Sức đề kháng kém

Khi mang bầu và sau khi sinh, sức đề kháng của các mẹ thường rất yếu, làn da cũng vậy. Điều này là cơ hội tốt để các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời tác động, khiến làn da mỏng manh, yếu ớt, rất dễ bị tổn thương và hình thành các vết nám, sạm da.

  • Ảnh hưởng của tâm lý

Yếu tố tâm lý trong giai đoạn mang thai không chỉ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé mà nó còn tác động tiêu cực đến làn da. Căng thẳng quá mức, stress kéo dài hay những áp lực tâm lý… mà mẹ bầu gặp phải khiến nhan sắc bị “xuống cấp”, da bị sạm đen.

  • Tác động của tia cực tím (bao gồm cả ánh nắng mặt trời và các nguồn nhân tạo)

Khi da mẹ bầu thường xuyên phải tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím sẽ làm tăng tốc độ sản xuất sắc tố melanin trên da. Khi melanin tích tụ ở một vùng cụ thể, da sẽ trở nên sẫm màu hơn, hình thành nên những vết sạm, nám da.

  • Thiếu axit folic

Mẹ bầu thiếu axit folic không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn làm tăng sắc tố da, góp phần hình thành sạm, nám da trong thời kỳ mang thai.

  • Không chăm sóc da

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu ngưng thực hiện thói quen chăm sóc da trước đó, ví dụ như ngừng sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm… vì sợ ảnh hưởng tới em bé. Điều này cũng có thể làm phát sinh nám sạm. Thực tế, các mẹ không cần phải loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm chăm sóc da. Điều quan trọng là lựa chọn sản phẩm tốt và phù hợp trong thai kỳ.

Chẩn đoán và điều trị

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bà bầu bị sạm da phải làm sao? Có nên điều trị ngay hay chờ sau sinh mới điều trị?… là thắc mắc của nhiều chị em. Tin vui cho các mẹ bầu là tình trạng da sạm đen khi mang thai thông thường sẽ tự hết sau khi sinh vài tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vùng sạm da mờ đi không đáng kể, thậm chí còn nặng hơn, đổi màu vĩnh viễn và khó điều trị.

Mặc dù sạm da khi mang thai sẽ khiến nhan sắc của chị em sụt giảm, tuy nhiên chị em chỉ nên áp dụng các phương pháp chăm sóc da tự nhiên trong thời kỳ này. Chị em không nên vội vàng áp dụng các loại thuốc đặc trị, peel da, laser, mài da… vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Một số biện pháp tự nhiên dưới đây có thể giúp chị em kiểm soát tốt sạm da khi mang thai và đảm bảo an toàn cho thai kỳ:

Bà bầu bị sạm da cần tránh ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ bị sạm da khi mang thai. Do đó, bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời là một trong những cách khắc phục hiệu quả.

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào khung thời gian từ 10h sáng tới 3 – 4h chiều, vì đây thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất dễ làm cho da bị “tổn thương”.
  • Nếu cần ra ngoài, nên che chắn cẩn thận.
  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng SPF 30 và chỉ số PA+++ trở lên. Ngay cả khi không ra ngoài đường, mẹ bầu cũng nên tạo thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.

Xây dựng quy trình skincare đúng chuẩn và an toàn

Cách mẹ bầu nên xây dựng cho mình quy trình skincare/chăm sóc da an toàn nhưng không kém phần chất lượng với những bước dưới đây:

  • Tẩy trang: Giúp mẹ bầu loại bỏ được bụi bẩn, kiểm soát lượng dầu thừa trên bề mặt da và hỗ trợ giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng. Phụ nữ mang thai nên sử dụng đều đặn bước tẩy trang 1 lần cho một ngày để sở hữu ngay một làn da ẩm mịn, sạch sâu.
  • Sữa rửa mặt: Giúp làm sạch các hoạt chất của tẩy trang còn sót lại trên bề mặt da, loại bỏ tạp chất và hạn chế sự xâm hại của vi khuẩn, nấm cùng các nguy cơ gây mụn, tích tụ hắc tố… Chị em nên sửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để lỗ chân lông luôn được thông thoáng, duy trì làn da mịn màng và tươi sáng hơn.
  • Cân bằng da/toner: Để loại bỏ những bụi bẩn thừa còn sót lại sâu bên trong và cân bằng độ pH cho da. Chị em có thể sử dụng toner 2 lần vào sáng và tối, ngay sau khi rửa mặt.
  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm chuyên sâu cho da, giúp duy trì và củng cố hàng rào bảo vệ da khỏi các tác tác hại từ môi trường bên ngoài, đồng thời giúp duy trì làn da mềm mượt và bóng khỏe.

Lưu ý: Các mẹ bầu nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, lành tính, được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên. Để an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Dda liễu trước khi sử dụng.

Xây dựng chế độ ăn uống, lối sống khoa học, lành mạnh, tích cực

Chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé, mà còn hỗ trợ và phòng ngừa sạm da rất tốt.

Các mẹ bầu cần:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic, như rau lá xanh (bông cải xanh, rau chân vịt…), măng tây, quả bơ, các loại đậu, ngũ cốc…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E và canxi.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: Các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, rượu, bia, thuốc lá…
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
  • Thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp để có một sức khỏe tốt và làn da khỏe mạnh.

Khắc phục sạm da khi mang thai từ nguyên liệu tự nhiên

Những loại mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên sẽ là lựa chọn tối ưu để xử lý sạm da khi mang bầu. Không chỉ tiết kiệm, chủ động, dễ thực hiện tại nhà, mà những phương pháp này còn rất lành tính, an toàn, không lo tác dụng phụ.

1. Mặt nạ chuối và sữa chua

  • Chuẩn bị 1 quả chuối già vừa chín tới và 1/2 hộp sữa chua không đường.
  • Nghiền nát hoặc xay nhuyễn chuối, sau đó trộn đều cùng với sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Rửa mặt sạch với nước ấm, lau khô.
  • Thoa đều hỗn hợp lên trên da và nằm thư giãn.
  • Rửa sạch mặt sau 15 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

2. Mặt nạ cà chua kết hợp sữa tươi

  • Chuẩn bị 1 quả cà chua chín và 2 thìa cà phê sữa tươi không đường.
  • Cà chua rửa sạch, bỏ cuống rồi ép lấy nước cốt.
  • Trộn sữa tươi với nước ép cà chua.
  • Rửa mặt sạch với nước ấm, lau khô sau đó dùng bông gòn thấm và thoa đều hỗn hợp lên da mặt.
  • Thư giãn trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Mặt nạ mật ong kết hợp cùng tinh bột nghệ

  • Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa tinh bột nghệ.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Làm sạch mặt bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông, dễ hấp thu dưỡng chất.
  • Thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ da, để mặt nạ lưu trên da trong 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần, các mẹ bầu sẽ thấy các vết sạm được cải thiện đáng kể.

Ngoài 3 loại mặt nạ gợi ý trên, các mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn khác để chữa sạm da, như:

  • Mặt nạ khoai tây kết hợp sữa tươi không đường
  • Mặt nạ dưa chuột và mướp non
  • Mặt nạ lá tía tô và nước cốt chanh
  • Mặt nạ đu đủ xanh và mật ong nguyên chất
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android