Viêm Da Tiếp Xúc

Tổng quan

Hiện nay, chúng ta đang gặp phải rất bệnh về da liễu, gây ảnh hưởng xấu đến làn da cũng như sức khỏe nói chung. Có thể kể tới nhiều bệnh như chàm, tổ đỉa, vảy nến, á sừng, đặc biệt viêm da tiếp xúc cũng là chứng bệnh dẫn tới nhiều tổn thương. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để có những cách chăm sóc, bảo vệ làn da thật hiệu quả.

Định nghĩa

Bệnh viêm da tiếp xúc là một hiện tượng da xảy ra viêm nhiễm, kích ứng vì các tác nhân trong môi trường, những yếu tố dễ kích thích hệ miễn dịch rối loạn dẫn tới dị ứng. Da sẽ nhanh chóng biểu hiện bằng các cơn ngứa, bị nổi vết mẩn đỏ và nặng hơn chính là biểu hiện viêm. Những người mắc viêm da tiếp xúc thường bị mặc cảm, lo lắng khi giao tiếp ở những nơi đông người vì lúc này da bị mất thẩm mỹ rất nhiều.

Các bác sĩ cho biết, việc chữa trị viêm da tiếp xúc thực tế không gặp nhiều khó khăn nếu chúng ta áp dụng các biện pháp chữa và phục hồi da từ đầu, làn da có thể tái tạo lại nhanh chóng chỉ sau khoảng 1 tháng.

Bệnh cũng được phân chia thành các dạng nhỏ như sau:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Trong số các dạng viêm da tiếp xúc, kích ứng là tình trạng phổ biến nhất, có số bệnh nhân mắc khá cao. Thông thường, bệnh thường xảy ra khi làn da của các bạn tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại.
  • Tiếp xúc ánh sáng: Đây là dạng viêm da tiếp xúc ít xảy ra hơn. Thông thường, người bệnh khi có làn da nhạy cảm cao đối với tia cực tím và tiếp xúc trực tiếp với nguồn ánh nắng mặt trời, ánh sáng sẽ nhanh chóng bị khởi phát bệnh. Làn da vừa tổn thương và xuất hiện mẩn đỏ như bị dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc thể dị ứng: Khi cơ thể bị mẫn cảm với những dị nguyên, hệ thống miễn dịch rối loạn sẽ xảy ra các phản ứng cụ thể. Lượng Histamin giải phóng nhiều hơn, kích thích miễn dịch và da hình thành các vùng mẩn đỏ, da bị kích ứng kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khá khó chịu.
  • Tiếp xúc bội nhiễm: Khi bệnh có những dấu hiệu tiến triển mạnh, không có biện pháp xử lý sẽ chuyển sang dạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là bởi bệnh nhân bị ngứa ngáy, cào gãi da khiến bong tróc, trầy xước, những vi khuẩn từ môi trường ngoài nhanh chóng xâm nhập vào, sinh sôi và phát triển dẫn tới viêm, loét da.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Mỗi bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu bị viêm da tiếp xúc với những mức độ khác nhau. Bệnh sẽ không quá khó để nhận biết, bạn hãy dựa vào một số đặc điểm phổ biến nhất dưới đây:

  • Da sẽ có biểu hiện đầu tiên đó là nổi những đốm hoặc có thể là các vệt mẩn phát ban khá dài ngay khi vừa tiếp xúc với các dị nguyên. Tình trạng này xảy ra ở cả người lớn cũng như trẻ nhỏ mắc viêm da tiếp xúc.
  • Kích thước của vết ban sẽ to nhỏ khác nhau, có thể chỉ khoảng 2 - 3mm nhưng cũng có trường hợp khá lớn, thường vài cm. Vùng da bị phát ban sẽ nhô cao so với các khu vực da khỏe mạnh khác.
  • Sau đó, mụn nước sẽ xuất hiện tại chính khu vực phát ban, ở một số người còn kèm theo dịch mủ ở trong mụn.
  • Bệnh nhân bị nóng da, có cảm giác ngứa ngáy.
  • Ở trạng thái bình thường, phát ban sẽ thuyên giảm, da phục hồi lại bình thường sau khoảng 5 ngày. Nhưng các trường hợp bệnh nặng sẽ kéo dài dai dẳng, da bị viêm nhiễm và tổn thương nặng nề, phát ban lan khắp cơ thể, da còn bị ứ mủ, loét, hoại tử rất đau đớn.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều yếu tố dẫn tới bệnh viêm da tiếp xúc, bao gồm các chất hóa học, các loại kim loại, một số loại côn trùng,.... Để có thể đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả, phục hồi làn da một cách tốt nhất, các bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Đối với vấn đề này, các chuyên gia cho biết những yếu tố gây khởi phát bệnh viêm da tiếp xúc gồm:

  • Khi làn da tiếp xúc với những loại hóa chất, nước tẩy rửa, dụng môi có tính kiềm cao, các loại kim loại dạng lỏng, dầu hỏa, cao su hoặc một số chất tạo mùi, tạo màu, các hương liệu dùng trong một số sản phẩm mỹ phẩm, lúc này thường sẽ là viêm da tiếp xúc ở tay, mặt. Ngoài ra còn có một số chất liệu vải, len, da hay nọc độc từ muỗi, ong, kiến ba khoang cũng có thể gây bệnh.
  • Do tiếp xúc với nguồn ánh sáng từ các thiết bị điện tử, ánh nắng mặt trời hoặc do vi khuẩn từ môi trường sống.

Đồng thời, khi cơ thể người bệnh gặp phải những yếu tố dưới đây càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bệnh bùng phát mạnh và dễ dàng tái phát:

  • Di truyền: Cũng tương tự như một số chứng bệnh khác, viêm da tiếp xúc có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Trẻ sau khi chào đời có nguy cơ bị bệnh cao hơn nhiều lần so với những đứa trẻ khác.
  • Cơ địa dễ mẫn cảm: Khi cơ thể của các bạn thường bị dị ứng, nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh sẽ rất dễ bị tổn thương làn da. Hàng rào bảo vệ da không có khả năng chống đỡ làm các loại khuẩn nấm dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh khác nhau, bao gồm cả viêm da tiếp xúc.
  • Miễn dịch, đề kháng kém: Khi 2 yếu tố này không được đảm bảo duy trì ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân kích thích cơ thể, gây suy giảm sức khỏe và dễ mắc bệnh.

Biến chứng

Thực tế là hiện nay có không ít người đang xem nhẹ bệnh viêm da tiếp xúc cũng như nhiều bệnh về da liễu khác. Nhưng các chuyên gia của Vietmec Group cho biết, bệnh viêm da tiếp xúc tuy không gây nguy hại cho tính mạng nhưng lại dễ kéo theo nhiều biến chứng khác khá gây hại cho cơ thể. Người bệnh cụ thể có nguy cơ đối mặt với những vấn đề sau đây:

  • Bị viêm da thần kinh: Đây là biến chứng xảy ra sau khi người bệnh liên tục cào gãi da khiến da bị viêm nhiễm, sừng hóa và càng làm các cơn ngứa trở nên nặng hơn, bệnh nhân lúc này sẽ vô cùng khó chịu và làn da cũng mất thẩm mỹ.
  • Để lại các vết sẹo vĩnh viễn: Bất cứ tổn thương nào gây phá hủy tế bào da đều có khả năng để lại sẹo rất cao. Đặc biệt khi các tổn thương đã ăn sâu vào tầng biểu bì, da không còn khả năng phục hồi. Bệnh nhân sẽ thấy các vết sẹo thâm dần xuất hiện, dù sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng không thể làm sẹo biến mất.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng da: Khi bệnh nhân thường xuyên vệ sinh da không cẩn thận, hay cào gãi da sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng. Vì lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập lên da, chúng ăn sâu vào biểu bì, xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khớp, xương và mô mềm, tuần hoàn máu vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài những tác động trực tiếp tới cơ thể, tinh thần của bệnh nhân cũng chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực. Viêm da tiếp xúc làm làn da mất thẩm mỹ, da thường nổi sần, phát ban mẩn ngứa, xuất hiện nhiều sẹo làm người bệnh mặc cảm khi ở những nơi đông người. Bên cạnh đó, các cơn ngứa ngáy còn gây mất ngủ vào ban đêm, sức khỏe sụt giảm khiến tinh thần luôn uể oải, mệt mỏi.

Phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc được các bác sĩ xếp vào nhóm dễ mắc cũng như có khả năng tái phát khá cao. Do vậy, cùng với việc quan tâm áp dụng các phương pháp chữa trị, bệnh nhân cũng chú ý chăm sóc bản thân để ngăn ngừa bệnh quay trở lại, dưới đây là một số gợi ý cho người bệnh tham khảo:

  • Luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi bạn vận động ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với những nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
  • Nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, các dung dịch công nghiệp, bệnh nhân hãy đeo đầy đủ ủng và găng tay.
  • Cần lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da có chứa các thành phần tự nhiên, tránh dùng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Khi bị côn trùng cắn, hãy nhanh chóng rửa sạch tay với xà phòng phù hợp để ngăn chặn độc tố từ nọc côn trùng.
  • Giữ cho không gian sống sạch sẽ, không chứa nấm mốc, bụi bẩn, cần tiêu diệt muỗi và kiến ba khoang thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dưỡng chất để luôn khỏe mạnh, hệ miễn dịch và đề kháng hoạt động tốt.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp sau:

  • Lịch sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, thời điểm bắt đầu, và các chất có khả năng gây kích ứng hoặc dị ứng.
  • Kiểm tra da: Bác sĩ sẽ kiểm tra da để xác định vị trí, mức độ viêm, và các dấu hiệu khác.
  • Xét nghiệm dị ứng da (Patch Test): Patch test là một xét nghiệm thông dụng được sử dụng để xác định chính xác tác nhân gây dị ứng. Trong quy trình này, một miếng dán chứa các chất nghi ngờ sẽ được đặt lên da trong khoảng 48 giờ, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của da tại vị trí dán để xác định xem có dị ứng với chất nào không. Kết quả của xét nghiệm này giúp định hướng cách điều trị và phòng ngừa tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Biện pháp điều trị

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm da thể tiếp xúc có thể chữa trị bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Tùy theo tình trạng của mỗi người sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp, giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh. Sau đây là cách thông tin cụ thể về việc chữa viêm da tiếp xúc.

Phác đồ chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc trong Tây y

Khi mắc viêm da tiếp xúc, nhiều người lựa chọn dùng các phương thuốc của Tây y, kết hợp thuốc uống, thuốc bôi để nhanh chóng kiểm soát bệnh, nhờ đó người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn, da có thể phục hồi một cách tốt nhất.

Những thuốc được dùng nhiều nhất gồm:

  • Thuốc corticoid dạng bôi: Nhóm thuốc này có thể thấy trong mọi đơn thuốc chữa bệnh về da liễu nói chung, viêm da tiếp xúc nói riêng. Thuốc dùng cho những trường hợp mụn nước đã đóng vảy sừng cũng như giúp bệnh nhân giảm cơn ngứa. Làn da bớt sưng tấy và còn được ngăn ngừa tình trạng dị ứng. Thuốc cần dùng theo đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Cùng với thuốc bôi, nhóm corticoid đường uống cũng được chỉ định, những bệnh nhân đã có các dấu hiệu chuyển nặng hơn, có nguy cơ bị bội nhiễm sẽ cần phải sử dụng.
  • Kháng sinh tại chỗ: Bệnh có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, do đó các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng kháng sinh để chữa trị tốt nhất.
  • Hồ nước: Đây là loại thuốc có công dụng phục hồi những vùng da đang bị tổn thương, đồng thời tăng cường tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp làm dịu tình trạng kích ứng cũng như hạn chế tình trạng bệnh lan ra khắp cơ thể.
  • Thuốc có công dụng kháng Histamin: Được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng cơ thể tăng cường sản sinh ra thêm các histamin - yếu tố khiến cơ thể bị kích ứng. Thuốc vừa làm giảm sần ngứa, vừa hạn chế dị ứng cũng như giúp đẩy lùi các biểu hiện viêm nhiễm trên da.
  • Dung dịch Jarish: Loại dung dịch này cũng dùng nhiều trong việc chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc, giúp bệnh nhân khử trùng, làm sạch khu vực da bị bệnh. Các dấu hiệu viêm, sưng đỏ hay nổi mẩn được cải thiện một cách đáng kể.

Các loại thuốc trên đều cần có sự kê đơn từ các bác sĩ, người bệnh không tự ý mua thuốc về chữa tại nhà hoặc lạm dụng thuốc. Dù thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da nếu sử dụng sai cách đều khiến tăng nguy cơ bị kích ứng da, viêm da khó khỏi thậm chí còn tiến triển xấu hơn.

Mẹo phục hồi da tại nhà đơn giản

Khá nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thêm các mẹo chữa từ dân gian kết hợp với việc dùng thuốc để tăng cường hiệu quả, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Trên các diễn đàn, blog chăm sóc sức khỏe, có khá nhiều người chia sẻ các công thức nổi bật như sau:

  • Tắm nước mát: Mẹo này rất đơn giản nhưng hiệu quả thu được khá tốt, người bệnh chỉ cần hòa nước mát để tắm sau khi tiếp xúc với dị nguyên, da sẽ giảm kích ứng rõ rệt và các dị nguyên trên cơ thể cũng được loại bỏ tốt hơn.
  • Tắm lá đơn đỏ: Đơn đỏ là một vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm các cơn đau và đánh bật độc tố ra khỏi làn da, giúp cải thiện viêm sưng rõ rệt nhờ các hoạt chất như: Coumarin, flavonoid, tanin, saponin,.. Bệnh nhân dùng lá đơn đỏ bằng cách rửa sạch một nắm lá, ngâm nước muối rồi cho vào nồi nấu với nước vừa đủ. Nước thu được đem hòa với nước sạch để tắm hàng ngày.
  • Tắm yến mạch: Bột yến mạch được dùng nhiều trong việc chăm sóc da, giảm ngứa ngáy, kích ứng, làm dịu da và giúp da mềm hơn. Sử dụng 5 thìa bột yến mạch và cho vào bồn nước ấm để hòa cho đều. Bạn ngâm mình trong bồn 15 phút, sau đó tắm sạch lại như bình thường.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh viêm da tiếp xúc cần phải kiêng gì để nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng? Người bệnh lúc này nên chú ý tới những điều sau:

Không tiếp xúc với các loại hóa chất

Là da khi đang mắc viêm da tiếp xúc sẽ rất nhạy cảm với các dị nguyên, đặc biệt là hóa chất. Dù ở dạng khí hay dạng lỏng đều sẽ có tác động tiêu cực tới làn da, khiến bệnh ngày càng nặng, khó chữa trị khỏi. Do vậy, để tránh làm da tổn thương hơn nhiều, người bệnh không nên tiếp xúc với nước giặt, bột giặt, nước lau nhà, nước rửa chén, các loại sơn, gôm xịt, nước hoa, dầu, xăng,...

Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc để cơ thể quá lạnh, khô

Các tia cực tím từ ánh nắng và thiết bị điện tử sẽ dễ làm da hình thành các vết sẹo, tổn thương cũng khó lành lạnh hơn. Cùng với đó, thời tiết khô và lạnh cũng không có lợi cho bệnh nhân, vào thời điểm này, bạn nên hạn chế ra ngoài, nếu cần thiết hãy mặc thật ấm, bảo vệ cơ thể tốt trước điều kiện thời tiết thất thường. Da càng mất độ ẩm, càng bị lạnh sẽ khiến cho viêm tiếp xúc trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiêng sử dụng thực phẩm gây hại

Để chăm sóc làn da một cách tốt nhất, người bệnh nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Một số thực phẩm chứa nhiều gia vị nóng, cay, dầu, mỡ.
  • Các món ăn muối chua như: Củ cải muối, cà muối, dưa, kim chi.
  • Các thức uống kích thích.
  • Những thực phẩm có lượng đạm cao: Thịt bò, thịt gà,...
  • Hải sản và đồ ăn đóng hộp.

Những thực phẩm này đều chứa các thành phần kích thích các phản ứng trong cơ thể, gây rối loạn hệ miễn dịch của bệnh nhân. Người bệnh khi sử dụng sẽ thấy da ngứa hơn, các vết mẩn nổi rõ rệt, những triệu chứng của bệnh khó thuyên giảm và việc dùng thuốc không cho công dụng như mong muốn.

Bệnh nhân lúc này nên bổ sung nhiều loại rau củ quả, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin cần thiết như vitamin C, vitamin E, các loại khoáng chất, chất xơ và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, giúp tạo độ ẩm cho da, giảm tình trạng da khô ráp mất nước.

Viêm da tiếp xúc khiến bệnh nhân nhạy cảm với rất nhiều yếu tố trong đời sống hàng ngày, do đó chúng ta cần chú ý bảo vệ cơ thể, sử dụng các phác đồ chữa trị phù hợp. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu chuyển nặng cần nhanh chóng thông báo tới bác sĩ để kịp thời các cách khắc phục.

Chuẩn bị khi đi khám

Để chuẩn bị cho cuộc khám, bạn nên:

  • Ghi lại các triệu chứng: Ghi lại chi tiết các triệu chứng, thời điểm bắt đầu, và các yếu tố có thể liên quan.
  • Mang theo các sản phẩm tiếp xúc: Nếu bạn nghi ngờ một sản phẩm cụ thể gây kích ứng, hãy mang theo nó đến khám.
  • Thực hiện các biện pháp tự chăm sóc: Trước khi khám, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc, như tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng, sử dụng kem dưỡng ẩm, và tránh gãi.

Lưu ý: Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nghi ngờ dị ứng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý da liễu phổ biến nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả nếu bạn biết cách phòng ngừa và điều trị đúng đắn. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa tái phát. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm da tiếp xúc, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị một cách chính xác và an toàn nhất.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android