U Bao Hoạt Dịch

Triệu chứng và nguyên nhân

U bao hoạt dịch là sự xuất hiện của khối u bên trong bao dịch khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng dưới của cột sống. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức khá khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần điều trị đúng cách để tránh các rủi ro không mong muốn.

Định nghĩa

Bao hoạt dịch là các túi chứa chất lỏng nằm bên trong khớp. Chức năng chính của cơ quan này là sản sinh dịch nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn khớp giúp các vận động tại khớp trở nên trơn tru hơn. Khi bao hoạt dịch hoạt động bất thường sẽ gây ra hàng loạt vấn đề tại khớp và khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng. Ví dụ như viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch, u bao hoạt dịch,...

U bao hoạt dịch là hiện tượng dịch nhờn không thể thoát ra khỏi bao hoạt dịch, tích tụ lại bên trong và hình thành nên khối u nang. U bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là xương cột sống. Thống kê y khoa cho thấy, có hơn 90% ca bệnh khởi phát ở vị trí này, thường gặp nhất là vùng cột sống thắt lưng.

Hình ảnh

Triệu chứng

Dựa vào kích thước của khối u bên trong bao hoạt dịch mà triệu chứng của bệnh ở mỗi đối tượng sẽ có sự khác nhau. Với những trường hợp nhẹ, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Nhưng khi bệnh đã chuyển biến nặng thì triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Một số triệu chứng của bệnh u bao hoạt dịch có thể kể đến là:

  • Xuất hiện khối u: Ngay tại vùng khớp bị ảnh hưởng có sự xuất hiện của khối u, khi sờ vào thấy khá chắc và chúng có thể di động. Kích thước của khối u sẽ tăng dần khi về gần vị trí khớp.
  • Đau nhức: Đây là triệu chứng mà bất kỳ người bệnh nào cũng gặp phải. Mức độ đau nhức sẽ còn phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của khối u. Nếu khối u này phát triển ở cột sống với kích thước lớn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội nhất. Cơn đau thường diễn ra kéo dài trong nhiều ngày liền khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
  • Khó vận động: Sự xuất hiện của khối u bên trong bao hoạt dịch sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện một số vận động như đi bộ, đứng thẳng người,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khối u chèn ép vào rễ thần kinh khiến chân bị tê yếu và mất sức.
  • Tê ngứa: Người bệnh thường sẽ có cảm giác tê ngứa khi có sự xuất hiện của khối u bên trong bao hoạt dịch. Nếu khối u hình thành ở xương cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ có cảm giác tê ngứa rất rõ ràng ở vùng hông đùi và chi dưới.
  • Sốt: Ở một vài trường hợp sẽ có thêm triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng ở trên thì bạn cần phải hết sức lưu ý.

Nguyên Nhân

Hiện nay y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u bao hoạt dịch. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến các vấn đề về xương khớp sau đây:

  • Tính chất công việc: Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở những người có tính chất công việc phải thực hiện lặp lại một vận động tại khớp thường xuyên và kéo dài như nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao,...
  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp khiến cấu trúc khớp bị thay đổi và gây ảnh hưởng đến hoạt động của hàng loạt các cơ quan có liên quan, trong đó có bao hoạt dịch. Lúc này, bao hoạt dịch sẽ hoạt động bất thường, gây tích tụ dịch tại khớp và hình thành nên các khối u nang.
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp sẽ khiến tốc độ thoái hóa tại khớp diễn ra nhanh hơn bình thường. Điều này cũng đã tạo cơ hội cho khối u nang bên trong bao hoạt dịch hình thành.
  • Rối loạn chức năng bao hoạt dịch: Khi hoạt động của trung khu thần kinh hoặc hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ gây kích thích không tốt đến bao hoạt dịch và khiến cơ quan này mất đi chức năng vốn có. Lúc này, chúng sẽ sản xuất dịch nhờn liên tục và hình thành nên khối u.
  • Chấn thương: Gặp một số chấn thương nhẹ hoặc nghiêm trọng tại khớp đều tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh u bao hoạt dịch khởi phát. Chấn thương thường xảy ra khi bạn bị trượt ngã, chơi thể thao hoặc bị tai nạn giao thông,...

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là:

  • Người ngoài 68 tuổi.
  • Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Bị tiểu đường hoặc các bệnh xương khớp khác.
  • Bong gân hoặc chấn thương tại khớp.

Biến chứng

Chuyên gia cho biết, u hoạt dịch là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị khỏi. Nhưng nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng không mong muốn. Lúc này, khối u sẽ phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép lên rễ thần kinh và thu hẹp ống sống. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp và phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Ví dụ như:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa gây tê ngứa và đau nhức kéo dài ở vùng lưng dưới. Với trường hợp nghiêm trọng sẽ gây mất kiểm soát ruột và bàng quang, nguy cơ bại liệt cao.
  • Khối u bị biến chứng sang ác tính và phát triển thành ung thư. Lúc này, chúng có thể di căn sang ung thư xương gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đây là biến chứng rất hiếm gặp.

+ Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức kéo dài hơn 1 tuần.
  • Sưng, tấy đỏ và bầm tím ở khớp bị ảnh hưởng.
  • Đau nhức đột ngột khi tập thể dục.
  • Bị sốt hoặc sốt cao.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

U bao hoạt dịch là bệnh lý lành tính nhưng bạn cũng không được chủ quan trong việc điều trị. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh và giảm nhẹ tổn thương tại khớp. Một số phương pháp điều trị u bao hoạt dịch được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

1. Dùng thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh sử dụng, giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng đau nhức khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Với trường hợp nhẹ thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc tiêm steroids theo đúng liều lượng.

2. Chọc hút dịch: Bác sĩ sẽ sử dụng kim chọc vào bao hoạt dịch để hút bớt dịch khớp ra rồi tiến hành tiêm thuốc kháng viêm corticoid vào khớp để kiểm soát triệu chứng viêm đau. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mang nẹp bất động khớp trong 6 giờ sau khi chọc hút dịch. Việc hút dịch cần được thực hiện kết hợp với siêu âm để đảm bảo độ chính xác. Đây là thủ thuật điều trị đơn giản, mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không có tác dụng điều trị dứt điểm.

3. Vật lý trị liệu: Cần bất động khớp khi triệu chứng đau nhức đang xảy ra để tránh làm tăng kích thước của khối u. Sau khi tình trạng đau nhức đã được cải thiện, người bệnh sẽ được sắp xếp thực hiện vật lý trị liệu tại trung tâm dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Mục đích của việc thực hiện vật lý trị liệu là cải thiện khả năng vận động, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.

4. Phẫu thuật: Với những trường hợp không đáp ứng điều trị với phương pháp nội khoa sau 2 - 3 tuần hoặc khối u gây chèn ép lên thần kinh và tủy sống, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u, phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Phẫu thuật cần được tiến hành tại cơ sở y tế uy tin và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để tránh các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu sau mổ, tụ máu,...

Sau khi bệnh đã được kiểm soát tốt, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh trở lại như hạn chế vận động khớp quá mức hoặc lặp lại một vận động tại khớp quá nhiều lần. Đồng thời, bạn cũng không được tự ý điều trị tại nhà khi có dấu hiệu của bệnh để tránh bị nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

U bao hoạt dịch là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không được chủ quan trong việc điều trị. Nếu gặp phải điều kiện thuận lợi, khối u sẽ nhanh chóng phát triển lớn và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android