Viêm Điểm Bám Gân Khuỷu Tay
Viêm điểm bám gân khuỷu tay gây đau nhức kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động khuỷu tay. Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây viêm điểm bám gân khuỷu tay cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Viêm điểm bám gân khuỷu tay khởi phát khi điểm bám giữa gân với xương khuỷu tay bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc kích ứng quá mức. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương khuỷu tay, do lạm dụng khớp khuỷu tay quá mức hoặc thường xuyên thực hiện các động tác đối kháng.
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý để đưa ra phương án chăm sóc và điều trị cho phù hợp. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện chỉ sau thời gian ngắn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khi bệnh viêm điểm bám gân khuỷu tay khởi phát, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Khuỷu tay và khu vực xung quanh bị đau nhức khá khó chịu, cường độ đau nhức sẽ tăng lên theo thời gian.
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn nâng vật nặng, thực hiện động tác uốn cong hoặc duỗi thẳng khuỷu tay.
- Khi ấn vào khu vực tổn thương sẽ có cảm giác đau nhói như điện giật.
- Bị cứng khớp khuỷu tay khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng đáng kể.
- Quan sát bên ngoài sẽ thấy khu vực tổn thương bị sưng nhẹ, dùng tay sờ vào thấy hơi mềm.
- Khi bệnh chuyển biến nặng, cơn đau sẽ diễn ra với tính chất đau nhói từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài. Cơn đau có thể lan rộng đến cẳng tay hoặc mu bàn tay.
Bệnh viêm điểm bám gân khuỷu tay đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị bảo tồn. Nhưng nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, tổn thương sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng và có nguy cơ bị đứt gân. Lúc này, bắt buộc bạn phải tiến hành phẫu thuật điều trị. Đồng thời, khi bệnh tiến triển lâu ngày còn gây ra một số bất thường trong sự phát triển mạch máu mới cùng với một số thay đổi có liên quan đến tình trạng thoái hóa gân.
Nguyên Nhân
Tốt nhất, bạn nên nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa sao cho phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Chấn thương: Viêm điểm bám gân khuỷu tay rất dễ khởi phát sau khi khuỷu tay bị chấn thương do chơi thể thao hoặc do lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, tình trạng viêm do chấn thương thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể kiểm soát nhanh chóng bằng các mẹo chăm sóc đơn giản tại nhà. Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay do chấn thương thông qua sự xuất hiện của vết bầm dưới da do tụ máu.
- Lạm dụng khớp: Thực hiện lặp lại một động tác ở khuỷu tay thường xuyên sẽ khiến điểm bám gân ở khu vực này bị căng thẳng quá mức. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ kích thích phản ứng viêm xảy ra và khiến khả năng vận động của khuỷu tay bị suy giảm. Viêm điểm bám gân khuỷu tay do lạm dụng khớp thường xảy ra ở vận động viên, người phải làm việc với máy tính thường xuyên,…
- Thoái hóa: Tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa diễn ra bên trong cơ thể. Khi quá trình thoái hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ khiến gân trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương, điều này kích thích phản ứng viêm xảy ra. Đây là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở người lớn tuổi.
- Tăng áp lực lên khớp: Thói quen tì đè khuỷu tay lên bề mặt cứng trong thời gian dài khi làm việc hay học tập cũng sẽ gây kích thích không tốt đến điểm bám gân và tạo điều kiện cho phản ứng viêm khởi phát.
Phòng ngừa
Viêm điểm bám gân khuỷu tay rất dễ khởi phát khi bạn tham gia các hoạt động sống hàng ngày gây tổn thương đến khu vực này. Để phòng ngừa bệnh lý này thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế thực hiện các động tác gây áp lực quá mức lên khuỷu tay. Khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày, nếu xuất hiện triệu chứng đau nhức tại khuỷu tay thì bạn nên ngừng công việc và tiến hành nghĩ ngơi.
- Nhân viên văn phòng phải làm việc thường xuyên với máy tính nên loại bỏ thói quen tì đè tay lên bề mặt cứng. Cần điều chỉnh lại ghế, bàn phím và màn hình sao cho phù hợp với chiều cao cơ thể và chiều dài của cánh tay để bảo vệ khớp.
- Nên vận động thể chất mỗi ngày giúp tăng cường sức mạnh gân cơ và làm tăng độ linh hoạt của khớp xương. Chú ý, tập luyện và vận động đúng kỹ thuật để tránh bị chấn thương. Nên khởi động kỹ các khớp trước khi chơi thể thao.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp khớp xương và gân cơ có thời gian thư giãn phục hồi. Làm việc hay vận động quá mức sẽ gây kích ứng đến điểm bám gân và tạo điều kiện cho phản ứng viêm khởi phát.
Biện pháp điều trị
Với những trường hợp sưng đau nhiều và không thể cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị y tế đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm đau tại khu vực bị tổn thương. Dựa vào mức độ đau nhức ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ phối hợp điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Thường dùng là:
- Thuốc giảm đau thông thường (Acetaminophen): Thuốc có tác dụng giảm đau ở mức trung bình và nhẹ, ít phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
- Thuốc kháng viêm không steroid (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…): Thuốc có tác dụng giảm viêm sưng và đau nhức ở mức độ vừa. Loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn kê để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
- Thuốc corticoid: Được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch với những trường hợp viêm đau nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, rất thích hợp sử dụng cho những trường hợp không đáp ứng điều trị với hai loại thuốc trên. Tuy nhiên, loại thuốc này không thích hợp sử dụng để điều trị bệnh cho những trường hợp viêm mãn tính.
Khi bị viêm điểm bám gân khuỷu tay, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc Tây y kết hợp với vật lý trị liệu để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Mục đích của việc thực hiện vật lý trị liệu là tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ dẻo dai của gân cơ và hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra. Đồng thời, cách này còn có tác dụng giảm viêm khá hiệu quả. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, vận động trị liệu,…
Với những trường hợp viêm điểm bám gân khuỷu tay gây tổn thương nghiêm trọng tại gân, không đáp ứng điều trị nội khoa và có nguy cơ bị đứt gân thì bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định làm phẫu thuật. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà mục đích của phương pháp phẫu thuật sẽ có sự khác nhau. Điển hình nhất là sửa chữa gân với những trường hợp có nguy cơ đứt gân. Sau phẫu thuật, người bệnh cần làm vật lý trị liệu dưới sự chỉ định của chuyên gia để phục hồi chức năng khuỷu tay.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Viêm điểm bám gân gây ra triệu chứng đau nhức và cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Lúc này, bạn chỉ cần có biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách để cải thiện các triệu chứng trên. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
+ Nghĩ ngơi: Ngừng các hoạt động đang thực hiện và tiến hành nghỉ ngơi. Cách này có tác dụng giảm áp lực lên khớp và giúp quá trình chữa lành tổn thương tại mô diễn ra tốt hơn. Để ngăn ngừa tổn thương tiếp tục tiến triển nặng, bạn cần nghỉ ngơi ngay sau khi cơn đau xuất hiện. Tư thế nghỉ ngơi phù hợp là ngồi, nằm ngửa và để thư giãn cánh tay. Khi nghỉ ngơi, bạn nên nâng cánh tay cao hơn tim để có thể mang lại hiệu quả giảm sưng viêm tốt nhất. Khi cơn đau thuyên giảm hẳn, bạn hãy cử động khuỷu tay nhẹ nhàng để duy trì độ linh hoạt cho khớp xương, tránh tình trạng cứng khớp.
+ Chườm lạnh: Tiến hành chườm lạnh khoảng 15 phút mỗi khi cơn đau xuất hiện giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức tại điểm bám gân. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co mạch và giảm lượng máu lưu thông về vị trí đang bị viêm, từ đó tình trạng viêm sưng sẽ dần thuyên giảm. Đồng thời, chườm lạnh còn làm tê liệt dây thần kinh tạm thời, ngăn chặn dẫn truyền thông tin đau nhức về trung ương thần kinh. Khi chườm lạnh, không dùng đá lạnh áp trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
Băng nén: Khi khuỷu tay bị sưng to, bạn nên tránh cử động khớp bị tổn thương. Lúc này, bạn hãy sử dụng băng chun để băng nén khu vực bị tổn thương cho đến khi hết sưng. Lưu ý, không nên băng quá chật để tránh ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể. Sau khi băng, nếu da tay bị đổi màu hoặc trở nên ấm nóng hơn so với bình thường, bạn cần tháo băng ra ngay lập tức.
- Chuyên gia
- Cơ sở