Viêm Gan Tự Miễn
Viêm gan tự miễn là một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy chúng ta nên chủ động tìm hiểu các thông tin về bệnh, đồng thời quan tâm điều trị đúng cách nếu không may mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ kiến thức cần thiết về căn bệnh này.
Định nghĩa
Theo cơ chế bình thường, hệ thống miễn dịch của con người sẽ tấn công các sinh vật gây bệnh cho cơ thể như vi khuẩn, virus và những mầm bệnh khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị viêm gan tự miễn (Trong tiếng Anh gọi là Autoimmune Hepatitis) thì hệ thống miễn dịch lại tấn công trực tiếp vào các tế bào gan. Từ đó làm tổn thương nghiêm trọng đến các tế bào gan và gây viêm mãn tính.
Hiện nay, các bác sĩ cũng chưa tìm được lý do tại sao cơ thể lại tự chống lại chính nó. Mặc dù cũng có một số nghiên cứu của chuyên gia cho rằng viêm gan tự miễn xảy ra do sự tương tác ở các gen kiểm soát chức năng hệ thống miễn dịch, cơ thể phơi nhiễm với các loại virus và một số loại thuốc, tuy nhiên vấn đề này khoa học vẫn được tiếp tục chứng minh.
Về phân loại, các bác sĩ đã thống nhất và chia bệnh gan tự miễn thành 2 loại chính là:
- Viêm gan tự miễn loại 1: Đây là bệnh phổ biến hơn, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ từ 15 - 40 tuổi nhiều hơn. Trong đó, khoảng một nửa số người bị viêm gan tự miễn loại 1 có kèm theo các rối loạn tự miễn khác như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac hoặc viêm loét đại tràng.
- Viêm gan tự miễn loại 2: Thường ít gặp hơn so với loại 1, phổ biến nhất ở các bé gái trong độ tuổi từ 2 - 14 tuổi, tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc phải. Bên cạnh đó cũng có một số bệnh tự miễn khác đi kèm với viêm gan tự miễn loại 2.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh lý này ở giai đoạn đầu rất khó để có thể phát hiện vì các triệu chứng của nó rất mơ hồ và khó nhận biết. Bởi vậy, người bệnh cần hết sức chú ý quan sát những thay đổi trên cơ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để đi khám và điều trị sớm.
Một số biểu hiện của bệnh gan tự miễn bạn có thể gặp phải như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, đồng thời có thể xuất hiện thêm dấu hiệu vàng da nhưng không quá rõ ràng. Tình trạng này diễn ra liên tục trong một thời gian dài và thường đến khi triệu chứng vàng da rõ nét hơn, người bệnh mới có thể phát hiện ra sự bất thường của cơ thể.
Bên cạnh đó, xuất huyết dưới da và tình trạng chảy máu chân răng cũng là một trong những biểu hiện đáng chú ý của bệnh. Ở giai đoạn sớm, gan có xu hướng phình to hơn, nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì gan lại càng teo nhỏ lại. Đồng thời với các bệnh nhân nữ có thể gặp phải tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đi kèm với hiện tượng vàng da nặng nề.
Ngoài những triệu chứng bệnh kể trên, bạn cũng nên chú ý đến biểu hiện sau của cơ thể. Đây cũng là các dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm hơn:
- Da xuất hiện các thay đổi, đặc biệt là nổi nhiều mụn trứng cá hoặc những nốt ban đỏ rải rác khắp cơ thể.
- Có các hạch to và lá lách cũng to hơn.
- Viêm tuyến giáp tự miễn, viêm loét đại tràng cũng có thể xảy ra khi người bệnh nhân mắc viêm gan tự miễn.
- Người bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như bị nhiễm khuẩn, dấu hiệu thiếu máu, mắc viêm cầu thận, xơ hóa phế nang,…
Nguyên Nhân
Như đã nói, loại viêm gan này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể không tiêu diệt vi khuẩn, virus và các mầm bệnh gây hại khác mà thay vào đó nhắm vào những tế bào gan. Cụ thể là do bạch cầu, chủ yếu liên quan đến lympho tấn công gây viêm và tổn thương.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên có một số nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố sau đây có thể dẫn đến viêm gan tự miễn:
- Một số loại thuốc như hydralazine và statin được sử dụng trong điều trị bệnh tim. Hoặc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh minocycline và nitrofurantoin cũng có thể là nguyên.
- Căng thẳng, mệt mỏi quá độ trong một thời gian dài làm cơ thể suy nhược.
- Tình trạng nhiễm trùng như: Viêm gan virus, virus epstein barr, virus herpes và virus sởi.
Yếu tố nguy cơ
Mặc dù loại viêm gan này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, tuy nhiên các nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể:
- Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh có xu hướng di truyền theo gia đình. Bởi vậy, nếu bố mẹ hoặc ông bà từng mắc căn bệnh này, bạn cũng có nhiều khả năng bị viêm gan tự miễn.
- Tiền sử mắc các loại nhiễm trùng: Viêm gan tự miễn dễ phát triển ở những người mắc các bệnh liên quan đến nhiễm virus viêm gan A, B và C. Bên cạnh đó ngừng từng bị bệnh sởi, nhiễm herpes simplex hoặc virus epstein barr cũng có nguy cơ cao hơn.
- Mắc các loại tự miễn khác: Những người mắc các bệnh tự miễn dịch, ví dụ như cường giáp, bệnh celiac hay viêm khớp dạng thấp dễ bị viêm gan tự miễn, viêm gan gây ngứa.
- Nữ giới: Mặc dù cả nam và nữ giới đều có thể bị viêm gan tự miễn nhưng căn bệnh này hiện nay vẫn phổ biến hơn ở nữ.
Biến chứng
Bệnh gan tự miễn cần điều trị trong một thời gian dài, trung bình khoảng 3 năm và số ca bệnh kiểm soát được hoàn toàn các triệu chứng chiếm là hơn 80%. Sau đó người bệnh có thể không cần sử dụng thuốc và chỉ cần tái khám đúng định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát lại, bởi vậy người bệnh cần phải chú ý chăm sóc bản thân thật tốt.
Còn trong trường hợp căn bệnh này không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây ra sẹo vĩnh viễn tại mô gan (Xơ gan) và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Với các tĩnh mạch ở vị trí thấp của thực quản có nguy cơ cao bị giãn khi các mô gan bị xơ và lượng máu đổ về gan suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng máu bị tích tụ lại các mạch máu gần đó và cả mạch máu ở phần dưới của thực quản. Càng tích tụ nhiều mạch máu càng bị giãn, mỏng đi và dễ bị vỡ. Tỉ lệ tử vong trong trường hợp tĩnh mạch thực quản bị vỡ kèm theo xơ gan trung bình khoảng 40 - 70%, tùy vào mức độ suy gan của người bệnh.
- Cổ trướng: Bệnh viêm gan có thể dẫn đến tích tụ một lượng lớn chất lỏng trong bụng gây khó chịu, khó thở. Đây thường là triệu chứng cảnh báo giai đoạn cuối của xơ gan.
- Suy gan: Tình trạng này xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương nặng khiến gan không thể hoạt động đầy đủ chức năng. Trong trường hợp này chỉ có một cách điều trị duy nhất là người bệnh được ghép gan, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
- Ung thư gan: Những bệnh nhân bị xơ gan có nguy cơ phát triển thành ung thư gan rất cao.
Phòng ngừa
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh viêm gan tự miễn có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào việc lối sống và chế độ sinh hoạt của mỗi người. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt sự phát triển của căn bệnh này nếu thực hiện đầy đủ các thói quen sau:
- Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi diễn tiến của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không được chỉ định hoặc ngưng sử dụng thuốc trong toa được kê.
- Người bệnh nên tránh xa rượu bia vì thức uống có cồn có thể khiến bệnh ngày càng diễn biến trầm trọng hơn.
- Ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng giờ sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Duy trì cân nặng ổn định để cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng tăng cân, béo phì gây áp lực lên gan.
- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bản thân và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng mới hoặc các triệu chứng không được cải thiện trong quá trình điều trị.
- Ngoài ra, bạn nên tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng.
Biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán được chính xác bệnh gan tự miễn cần thực hiện rất nhiều phương pháp và vô cùng phức tạp. Bởi vậy, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao thăm khám và hướng dẫn cụ thể.
Thông thường sẽ gồm các bước dưới đây:
- Thăm khám: Bác sĩ sẽ khám tổng quát về thể chất của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh tật và xem xét các triệu chứng hiện tại.
- Xét nghiệm máu: Việc kiểm tra mẫu máu của người bệnh nhằm tìm ra kháng thể để phân biệt viêm gan tự miễn với viêm gan do nhiễm virus hay các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Xét nghiệm này cũng giúp xác định chính xác loại viêm gan tự miễn mà người bệnh đang gặp phải.
- Sinh thiết gan: Các bác sĩ tiến hành lấy sinh thiết để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh cùng loại tổn thương gan. Cụ thể trong quá trình này, một lượng nhỏ mô gan sẽ được lấy đi bằng cách sử dụng cây kim mỏng đưa vào gan thông qua thực hiện một vết mổ nhỏ trên da. Sau đó, mẫu bệnh phẩm này được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích cụ thể.
Biện pháp điều trị
Bệnh gan tự miễn tiềm tàng nhiều nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên cần được chẩn đoán và chữa trị sớm. Mục tiêu trong điều trị tình trạng bệnh hiện nay là làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan. Điều này sẽ giúp làm chậm sự phát triển của bệnh, từ đó sớm lấy lại sức khỏe cho bệnh nhân.
Một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay gồm có:
Điều trị viêm gan tự miễn theo phương pháp Tây y
Theo Tây y có 2 phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh viêm gan tự miễn là dùng thuốc và ghép gan. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc, chỉ trong trường hợp dùng thuốc không còn tác dụng hoặc bệnh đã biến chứng thì sẽ cần can thiệp ngoại khoa.
Thuốc Tây
Người mắc bệnh gan tự miễn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây với mục đích giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch. Nhờ đó cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.
Một số loại thuốc dùng để kiểm soát hệ thống miễn dịch thường được kê đơn như:
- Prednisone: Bác sĩ thường đề nghị cho người bệnh dùng một liều cao của thuốc Corticosteroid Prednisone. Sau đó, khi các triệu chứng đã dần cải thiện, liều lượng sẽ giảm dần xuống để kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân đều cần tiếp tục dùng Prednisone trong một thời gian dài. Điều này có thể gây ra một loạt tác dụng phụ nghiêm trọng như: Loãng xương, bệnh tiểu đường, tăng cân, huyết áp cao hay bệnh tăng nhãn áp,...
- Azathioprine (Imuran): Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, thường được sử dụng cùng với Prednisone. Mục đích của việc dùng đồng thời cả 2 thuốc nhằm giảm liều lượng của Prednisone và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
- Thuốc khác: Nếu cơ thể người bệnh không đáp ứng với thuốc Azathioprine và Prednisone, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc ức chế miễn dịch mạnh hơn như Tacrolimus (Prograf) hoặc Cyclosporin (Sandimmune).
Mặc dù dùng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ gây ra các tác dụng phụ. Bởi vậy, trong suốt quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
Ghép gan
Khi bệnh đã phát triển mạnh và để lại sẹo (xơ gan) hoặc biến chứng thành suy gan, người bệnh bắt buộc phải được tiến hành ghép gan để bảo toàn tính mạng. Trong quá trình cấy ghép gan, bác sĩ sẽ loại bỏ lá gan bị hỏng và thay thế một lá gan hoặc một phần của lá gan mới khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Thuốc Đông y điều trị viêm gan
Y học cổ truyền gọi chung chứng bệnh viêm gan là hoàng đản, nguyên nhân do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng tới tân dịch hoặc âm huyết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sự suy giảm chức năng và thoái hóa tế bào gan dẫn tới những rối loạn về tiêu hóa, vàng da, các cơn đau vùng gan hay chán ăn, tiêu chảy, táo bón.
Đối với căn bệnh này, Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa trị hiệu quả theo cơ chế tăng cường chức năng gan và đưa gan trở về trạng thái bình thường. Trong đó đặc biệt phải kể đến bài thuốc Bảo Nam Ích Can Thang do các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế.
Bài thuốc gồm có 4 chế phẩm nhỏ, mỗi chế phẩm mang lại một công dụng riêng và kết hợp với nhau theo một liệu trình phù hợp nhằm cải thiện tình trạng bệnh của mỗi người.
Bảo Nam Ích Can Hoàn
- Thành phần: Rễ cây bò khai, rễ cây mật gấu, cây bàn tay ma, cà gai leo, linh chi, diệp hạ châu,...
- Công dụng: Mát gan, đặc trị các loại viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ.
Bảo Nam Ích Can
- Thành phần: Cây nghĩa gió, giây tham tráng khuôn, cây thắt bút, xích đăng nam, atiso, cà gai leo, linh chi, …
- Công dụng: Đặc trị viêm gan và u gan lành tính.
Giải Độc Hoàn
- Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, ké đầu ngựa,...
- Công dụng: Mát gan, thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng và tăng cường chức năng gan.
Detox Orgreen
- Thành phần: Linh chi, cối xay, diệp hạ châu, ngải tiên, cát căn, cỏ chỉ thiên, rau má, atiso,...
- Công dụng: Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố. Đồng thời tăng cường chức năng gan, làm đẹp và sáng da.
Mẹo dân gian hỗ trợ chữa bệnh gan tự miễn
Trong quá trình điều trị bệnh và sau khi phục hồi, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để sử dụng kết hợp các bài thuốc dân gian nhằm cải thiện các triệu chứng và tăng cường chức năng gan. Một số cách chữa đang được áp dụng phổ biến như sau:
Bồ công anh
Nếu đang bị bệnh viêm gan ở giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cây bồ công anh để hỗ trợ điều trị. Được biết đây là loại thảo dược mát gan đang được dùng rất phổ biến trong dân gian.
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị ngọt và tính bình, đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và tán ung rất tốt. Bên cạnh đó, các phân tích y học hiện đại cũng cho thấy trong loại thảo dược này chứa nhiều thành phần hoạt chất với dược tính cao, gồm có: Pectin, inulin, taraxasterol, choline,… Nhờ đó bồ công anh mang đến tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm, cải thiện chức năng gan và ngừa nóng gan hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng như sau:
- Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 20 - 40g cây bồ công anh tươi, hoặc có thể thay thế bằng 10 - 15g dược liệu khô.
- Đem rửa sạch dược liệu nhiều lần với nước rồi cho vào ấm và thêm vào khoảng 1.5 lít nước.
- Đun sắc trên lửa nhỏ trong khoảng 7 - 10 phút thì tắt bếp.
- Lọc bỏ phần bã đi, rồi chia lượng nước sắc được làm nhiều lần uống hết trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm với cây chè dây, khổ sâm và lá khôi để nâng cao hiệu quả điều trị.
Cây atiso
Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể mà từ xưa hoa atiso đã là loại thảo dược quen thuộc người xưa sử dụng để pha trà và nấu canh. Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng để hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan đến gan, trong đó đặc biệt phải kể đến là các loại viêm gan.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong hoa atiso chứa các thành phần hoạt chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của gan như cynarin và silymarin. Cụ thể là các chất này giúp thanh thải độc tố, thúc đẩy tiết dịch mật và tăng cường chức năng gan. Bên cạnh đó, các thành phần cynaopicrin, flavonoid hay các acid hữu cơ trong loại thảo dược này còn hỗ trợ cho chuyển hóa chất béo. Nhờ đó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa tình trạng viêm gan nhiễm mỡ.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc này theo 2 cách như sau:
- Cách 1: Người bệnh chuẩn bị 10g hoa atiso ở dạng khô, rồi cho vào nồi đun cùng 1 lít nước. Lưu ý để lửa nhỏ, sau khi sôi thì đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và chia đều uống trong ngày.
- Cách 2: Bạn chuẩn bị khoảng 300g hoa atiso tươi và 300g gan lợn. Sau đó đem các nguyên liệu đi sơ chế sạch sẽ và cắt miếng nhỏ vừa ăn. Phi hành thơm lên và cho gan lợn vào xào, rồi bỏ thêm 500ml nước cùng hoa atiso vào nấu đến khi chín. Cuối cùng bạn nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể dùng.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Trong quá trình điều trị cũng như sau khi đã phục hồi, người bệnh cần tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống để có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tốt nhất. Cụ thể là ăn đúng giờ, đủ bữa với hàm lượng calo phù hợp và hạn chế những thực phẩm không tốt cho cơ thể, đặc biệt là gan.
Thực phẩm tốt cho người bệnh gan tự miễn
Một số thực phẩm người mắc bệnh viêm gan tự miễn, gan bị nhiễm độc nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh như sau:
- Chất đạm: Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như cá, thịt gà, các loại hạt,… sẽ rất tốt cho quá trình phục hồi và tăng trưởng các tế bào gan.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là những thực phẩm giúp tăng cường chức năng gan. Đồng thời bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
- Tăng cường các loại rau củ và trái cây: Các thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất vừa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch lại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy chúng giúp giảm áp lực và ngăn ngừa việc gan phải làm việc quá tải.
- Chất béo không bão hòa: Người bệnh nên sử dụng nhiều các loại dầu oliu, dầu đậu nành,... vì chúng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị căn bệnh này.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước để tăng cường quá trình đào thải các độc tố của gan ra khỏi cơ thể.
Người bệnh gan nên kiêng gì?
Bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh và tránh các thực phẩm không tốt cho gan dưới đây:
- Rượu bia: Những thức uống có chứa cồn hoặc chứa chất kích thích, đặc biệt là rượu bia là “kẻ thù” của tất cả các trường hợp mắc bệnh liên quan đến gan nói chung, trong đó đặc biệt là viêm gan tự miễn. Các chất có hại trong rượu bia sẽ làm những tổn thương gan của người bệnh ngày càng trầm trọng hơn, nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Bởi vậy, người bệnh nên tuyệt đối tránh xa đồ uống gây hại này.
- Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Các loại thực phẩm như nội tạng động vật gồm có lòng, dạ dày, tim, gan,… sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Muối: Thực phẩm có chứa nhiều muối cũng là một trong những loại mà người bệnh viêm gan tự miễn nên hạn chế. Bởi khi tiêu thụ một hàm lượng muối quá cao, gan của bạn sẽ dễ bị tổn thương.
- Đường: Nếu ăn quá nhiều đường, gan của người bệnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và chuyển hóa. Chính vì thế, bạn cũng cần hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm có chứa đường.
- Đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ: Thực phẩm chế biến nhiều gia vị như ớt, tỏi, hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chua,… hay chiên xào nhiều dầu mỡ có thể khiến cho bạn cảm thấy kích thích vị giác và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên chúng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế quá trình bài tiết và gây tổn thương đến gan.
- Thực phẩm ôi thiu: Ngoài ra, bạn tuyệt đối không ăn những thực ôi thiu, mốc hỏng hay hết hạn sử dụng vì các chất dinh dưỡng đã bị chuyển hóa. Lúc này nếu nạp vào cơ thể gan sẽ phải tăng cường hoạt động để đào thải độc tố và dẫn đến suy yếu nghiêm trọng hơn.
- Chuyên gia
- Cơ sở