Viêm Gan Cấp
Bệnh viêm gan cấp ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì, biểu hiện như thế nào và làm sao để chữa? Để được giải đáp chi tiết những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi.
Định nghĩa
Bệnh viêm gan cấp được hiểu là tình trạng viêm cấp tính của các tế bào trong mô gan và làm gan bị tổn thương. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, dùng thuốc hay uống nhiều rượu bia. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện rất đột ngột, thời gian phát bệnh ngắn, thường chỉ kéo dài dưới 6 tháng.
Thông thường, các trường hợp bị viêm gan cấp tính thường sẽ phục hồi sau chỉ khoảng 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn thì sẽ phát triển thành viêm gan mãn tính, nguy cơ tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Bởi vậy ngay khi có những triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị kịp thời giúp bệnh chóng khỏi.
Hình ảnh
Triệu chứng
Các triệu chứng của viêm gan cấp thường không quá rõ ràng, diễn tiến cũng rất âm thầm và sau đó có thể dẫn đến viêm gan mạn cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bởi vậy ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường dưới đây, bạn cần đi khám ngay để kịp thời chữa trị.
- Bị chán ăn, mất ngủ: Thông thường, nhu cầu ăn uống của con người sẽ suy giảm khi gan bị tổn thương và viêm nhiễm. Đặc biệt là khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu protein, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Đồng thời, việc mất ngủ khiến họ trông rất thiếu sức sống, sức đề kháng suy yếu và giảm cân nhanh chóng.
- Vàng mắt: Khi bị viêm gan cấp tính, các chức năng của gan bị suy yếu khiến cho sắc tố dịch mật không được xử lý triệt. Từ đó dẫn đến bị ứ đọng lại trong máu và gây nên vàng mắt.
- Nước tiểu có màu vàng: Nếu trong nước tiểu của bạn có chứa những chất dịch mật như bilirubin thì sẽ có màu vàng đục như bia. Đây chính là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan cấp tính.
- Cơ thể nổi mẩn ngứa, mề đay: Nhiệm vụ và chức năng quan trọng nhất của gan là chuyển hóa chất và giải độc, để ngăn cơ thể hấp thụ các chất có hại. Tuy nhiên khi bị viêm gan cấp, các tế bào gan tổn thương và chức năng này hoạt động kém đi, từ đó dẫn đến da mẩn ngứa, nổi mề đay - biểu hiện của việc cơ thể đang nhiễm độc.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện như phân bạc màu, ăn uống khó tiêu, suy giảm thị lực hay đau đầu,...
Nguyên Nhân
Để giúp cho việc điều trị của người bệnh dễ dàng hơn, đồng thời những người chưa mắc bệnh có thể phòng ngừa kịp thời, bạn nên tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra viêm gan cấp. Thực tế là có rất nhiều yếu tố khiến gan bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Điển hình trong đó có thể kể đến sự tấn công của các siêu virus vào cơ thể và gây tổn thương đến tế bào gan.
Cụ thể gồm có các nguyên nhân như sau:
- Do siêu virus viêm gan A: Nguyên nhân gây viêm gan A thường là ăn phải những loại thực phẩm bị nhiễm virus. Đây là bệnh có ít nguy cơ mắc nhất, hơn nữa hầu hết người bệnh viêm gan A đều có thể phục hồi.
- Siêu virus viêm gan B: Có rất nhiều lý do làm bạn bị nhiễm bệnh này, đặc biệt là khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm dính máu. Bên cạnh đó, virus này cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm khi sinh ra hoặc trong quá trình bú sữa mẹ sau đó.
- Siêu virus viêm gan C: Tương tự như viêm gan B, bạn sẽ bị lây nhiễm loại virus này nếu tiếp xúc với máu của người bệnh như dùng chung bơm kim tiêm hoặc xăm mình.
- Siêu virus viêm gan D: Bệnh này chỉ xảy ra khi bạn nhiễm viêm gan B và tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng.
- Siêu virus viêm gan E: Bệnh này hiện đang xảy ra chủ yếu ở châu Á, châu Phi và Mexico.
- Do rượu bia: Khi bạn nạp quá nhiều rượu bia vào cơ thể sẽ làm cho gan bị sưng phồng và viêm nhiễm. Hệ quả đầu tiên là có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan cấp và nguy cơ cao hình thành xơ gan, thậm chí ung thư gan.
- Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng các loại kháng sinh, thuốc giảm đau có thể khiến chức năng chuyển hóa và giải độc của gan bị suy yếu. Lâu ngày gây hoại tử tế bào gan và ngăn chặn quá trình bài tiết của mật.
- Do vi khuẩn và ký sinh trùng: Cụ thể ký sinh trùng sốt rét P.Falciparum trong giai đoạn ký sinh có thể làm gan sưng to và tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, một số loại khác như: Giun, sán lá gan, sán chó, các loại xoắn khuẩn,... trong gỏi cá, thịt tái, thịt chó, rau sống, tiết canh... cũng có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra bệnh.
- Thực phẩm bẩn: Các loại thực phẩm bẩn không chỉ chứa những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng mà còn mang rất nhiều chất hóa học độc hại, chất bảo quản hay tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tạo nạc,… Điều này có thể dẫn đến bệnh viêm gan cấp và nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
- Do rối loạn miễn dịch: Khi bị rối loạn, hệ miễn dịch thay vì tấn công tác nhân gây hại cho gan, chúng lại tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh, từ đó gây viêm gan.
Yếu tố nguy cơ
Viêm gan cấp là một bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh này ở nam thường cao hơn nữ. Cụ thể về các nhóm đối tượng có nhiều khả năng mắc bệnh như sau:
- Những người thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh. Ví dụ như: Quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình, truyền máu,...
- Người sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém và còn nhiều hạn chế.
- Những người mắc các bệnh lý về gan như bệnh Wilson, bệnh gan tự nhiễm, gan nhiễm mỡ, thiếu alpha-1 antitrypsin có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan cấp.
- Người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc trong nhiều năm.
- Đối tượng bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị các virus gây bệnh tấn công.
Phòng ngừa
Bệnh viêm gan cấp tính tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm, hơn nữa các dấu hiệu nhận biết cũng không quá rõ ràng làm ảnh hưởng đến việc điều trị. Bởi vậy cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân là thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo đúng hướng dẫn. Cụ thể như sau:
- Tiêm phòng vắc xin bệnh gan theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng,...
- Bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm các chất độc hại. Nếu phải phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,... cần phải đeo găng tay, khẩu trang chuyên dụng và mặc quần áo dài.
- Điều trị và dùng thuốc theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng và tuyệt đối tránh uống thuốc cùng bia rượu hay trong người có bia rượu.
- Hạn chế tiếp xúc với máu hay dịch của người bệnh, đặc biệt là không dùng chung các dụng cụ y tế như kim tiêm để tránh nhiễm bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác. Đồng thời, không quan hệ bừa bãi với nhiều người cũng là cách phòng ngừa căn bệnh này.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về gan.
- Thực hiện lối sống khoa học, tập luyện thể dục và ăn uống đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối. Tránh để béo phì nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ và gây ra các bệnh lý khác là rất cao.
- Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể như rau xanh, trái cây. Lưu ý chọn những thực phẩm tươi ngon, không chứa chất bảo quản và hóa chất độc hại.
- Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Biện pháp chẩn đoán
Để có thể xác định chính xác người bệnh có mắc viêm gan cấp tính hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán. Thông thường sẽ bao gồm thực hiện thăm khám lâm sàng, hỏi về bệnh sử của bạn và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như sau:
- Khám lâm sàng: Trong quá trình khám, bác sĩ ấn nhẹ lên bụng để xem người bệnh có bị đau hay nhạy cảm với bộ phận này không. Đồng thời thực hiện kiểm tra xem gan có to không, hay da và mắt có bị vàng không.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể virus: Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện kháng thể virus viêm gan. Các kháng nguyên trong máu sẽ cho câu trả lời chính xác nhất là loại virus nào gây bệnh.
- Xét nghiệm chức năng gan: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra xem gan còn hoạt động tốt không. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp kiểm tra xem gan đang lọc chất thải, protein và enzyme như thế nào. Nếu men gan tăng cao thì sẽ giúp phát hiện gan đang bị tổn thương.
- Siêu âm: Bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để lấy được hình ảnh các cơ quan bên trong ổ bụng. Từ đó xem trong gan có dịch hay đang bị tổn thương không, đồng thời xác định được kích thước của gan.
- Sinh thiết gan: Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định xem gan có bị nhiễm trùng, viêm hay tổn thương không.
Biện pháp điều trị
Viêm gan cấp tính tiềm tàng nhiều nguy hiểm, bởi vậy ngay khi phát hiện bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa phương án chữa trị thích hợp và hiệu quả nhất. Cụ thể một số cách chữa được áp dụng phổ biến hiện nay như:
Thuốc Tây điều trị viêm gan cấp
Đây là phương pháp điều trị bệnh viêm gan cấp tính được nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị bệnh triệt để. Việc dùng thuốc Tây chủ yếu với mục đích ngăn chặn tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn và giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra.
Thông thường, một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh viêm gan là BEDIPA (thuốc uống) hoặc Methionine. Chúng đem đến tác dụng tăng cường chức năng gan và hỗ trợ giải độc. Ngoài ra, tùy vào loại virus gây ra bệnh và mức độ ảnh hưởng của virus đó sẽ có những loại thuốc và liệu trình điều trị khác nhau như:
- Phosphatidylcholine: Nhằm cách ly tế bào gan bị tổn thương và giảm sự xơ hóa gan.
- Thuốc tiêm Interferon: Có tác dụng hỗ trợ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt virus và phục hồi các tế bào bị virus xâm nhập.
- Adefovir và Tenofovir: Hỗ trợ ức chế sự nhân bản các loại virus.
Người bệnh cần hết sức lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây nào đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn và làm bệnh trở nặng hơn.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính tại nhà
Bệnh viêm gan ở giai đoạn cấp tính chưa gây quá nhiều ảnh hưởng và nguy hiểm cho người bệnh nên hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa nào bạn vẫn nên đi khám và xin hướng dẫn của bác sĩ. Còn dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho người bệnh một số bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên.
Cây cà gai leo
Một trong những mẹo chữa viêm gan được dân gian lưu truyền từ lâu đời và đem lại hiệu quả khá tốt là dùng cây cà gai leo. Do trong cây cà gai leo chứa rất nhiều hoạt chất Glycoalcaloid giúp làm giảm hoạt động của các loại virus gây viêm gan. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng gan hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 30g cà gai leo, 10g diệp hạ châu, 10g dừa cạn.
- Đem tất cả nguyên liệu trên đi sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Kiên trì sử dụng như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Diệp hạ châu
Trong dân gian người ta còn gọi nó với tên là cây chó đẻ răng cưa. Loại cây này mọc ở rất nhiều nơi tại các vùng nông thôn khác nhau. Bởi vậy việc tìm kiếm nguyên liệu không quá khó khăn. Đặc tính của diệp hạ châu là vị ngọt, tính hàn, có công dụng thông huyết, thanh nhiệt và tiêu độc cực kỳ tốt. Hơn nữa trong cây chó đẻ răng cưa còn chứa nhiều hoạt chất giúp chống lại các loại virus viêm gan đã được khoa học chứng minh.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh lấy khoảng 20g cây diệp hạ châu đem rửa nhiều lần cho sạch rồi sao khô.
- Sau đó sắc thật kỹ lấy 3 lần nước và trộn với đường đun sôi uống vào các buổi trong ngày.
Cây mã đề
Cây mã đề là thảo dược quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Rất nhiều vùng quê không chỉ xem mã đề là vị thuốc có nhiều công dụng quý cho sức khỏe mà còn dùng như một loại rau ăn.Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị ngọt và tính hàn. Ngoài tác dụng làm sạch phong nhiệt thì nó còn hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, giúp phục hồi chức năng gan và điều trị các bệnh về gan.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 30g cây mã đề và 30g râu ngô.
- Đem tất cả đi rửa sạch và để cho thật ráo nước.
- Sau đó cho vào nồi, thêm khoảng 500ml nước và đun sôi khoảng 3 - 5 phút.
- Bạn loại bỏ phần bã và chia lượng nước sắc thu được thành 3 phần uống trong ngày.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Để bảo vệ sức khỏe cho gan và hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị bệnh, bạn cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể như sau:
Người bệnh viêm gan cấp ăn gì tốt?
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh viêm gan cấp đã được thẩm định bởi chuyên gia:
- Tăng cường nhiều protein: Thông qua các thực phẩm như thịt, cá, sữa,… Trung bình với những người có sức khỏe bình thường, 1kg thể trọng chỉ cần bổ sung 1g protein. Còn đối với người mắc viêm gan cấp thì 1kg thể trọng cần khoảng 2g protein.
- Bổ sung vừa đủ đường: Với người mắc bệnh viêm gan cấp, mỗi ngày nên bổ sung một lượng đường vừa đủ cho cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng tránh nạp quá nhiều đường, khiến lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ dễ gây béo phì và làm gan nhiễm mỡ.
- Tăng cường bổ sung vitamin: Người mắc bệnh gan nói chung và viêm gan cấp nói riêng nên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả tươi để hỗ trợ hoạt động và phục hồi gan tốt hơn.
- Sữa bột và sữa bò: Ngoài giúp bổ sung protein cho cơ thể, trong thức uống này còn chưa methionin giúp cơ thể tổng hợp choline từ đó giảm nguy cơ gan tích tụ mỡ thừa hiệu quả.
- Các loại đỗ: Trong đó đặc biệt phải kể đến như đỗ xanh, đỗ trắng, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương,... có công dụng giải độc và hỗ trợ làm mát gan. Đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cần thiết giúp cơ thể tái tạo và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
Bệnh viêm gan nên tránh ăn gì?
Khi bị viêm gan, cơ thể người bệnh sẽ yếu đi, nếu nạp quá nhiều những thực phẩm không tốt sẽ khiến gan bị quá tải và các tổn thương sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn. Bởi vậy nội dung sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi người bệnh viêm gan cấp tính nên kiêng ăn gì.
- Nội tạng động vật như lòng, gan, tim: Trong thực phẩm này chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lọc thải độc tố và chuyển hóa chất béo tại gan. Đồng thời cản trở quá trình bài tiết mật nên rất không tốt cho người bệnh viêm gan cả cấp cũng như mãn tính.
- Thịt dê: Chứa một lượng lớn lipid nên tạo gánh nặng rất lớn cho gan. Bên cạnh đó, còn gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và lọc thải độc tố tại gan.
- Tôm: Đây cũng là một trong những thực phẩm người bị bệnh về gan không nên ăn. Bởi nó chứa nhiều cholesterol khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa các chất.
- Măng: Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, gây ra khó tiêu tại dạ dày, từ đó cũng tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa tại gan.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Bạn nên cố gắng hạn chế ăn mỡ động vật, các thức ăn chiên rán, có thể thay thế bằng dầu thực vật có tác dụng lợi mật với một lượng vừa phải.
Câu hỏi thường gặp
- Người mắc bệnh gan nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein, chất béo tốt và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, kiêng rượu bia và giảm lượng muối trong các món ăn.
Thời gian ủ bệnh của viêm gan C có thể dao động từ 2 tuần đến 6 tháng, trung bình là 2 tháng.
- Giai đoạn đầu ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng.
- Giai đoạn sau một số người có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, vàng da, vàng mắt.
- Chuyên gia
- Cơ sở