Các Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả
Ung thư dạ dày được chia là 5 giai đoạn với các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn đồng thời mức độ nguy hiểm cũng tăng dần. Theo các bác sĩ, càng phát hiện sớm các giai đoạn ung thư dạ dày thì việc điều trị càng càng đạt tiến triển tốt hơn. Tìm hiểu thêm về các giai đoạn của căn bệnh nguy hiểm này tại bài viết dưới đây của Vietmec.
Các giai đoạn ung thư dạ dày và thông tin cần biết
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày được bắt buồn từ chính cuộc sống thiếu lành mạnh hằng ngày mà người bệnh không hề hay biết như thói quen ăn mặn, thích ăn đồ nướng, đồ hun khói, ăn uống mất vệ sinh nên nhiễm khuẩn HP.. Các tế bào ung thư ác tính cứ lớn dần, ăn mòn dạ dày, tấn công sang các cơ quan lân cận khiến sức khỏe suy giảm giảm trầm trọng.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư dạ dày lại rất khó phát hiện sớm bởi các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường. Có những người bệnh đi thăm khám khi khối u đã quá lớn, di căn khắp các cơ quan và chỉ còn có thể sống trong vài tháng, các bác sĩ lúc này cũng chỉ có thể tìm cách giảm cơn đau để người bệnh có thể sống vui vẻ, hạnh phúc hơn trong những ngày tháng cuối đời.
Hiểu về các giai đoạn ung thư dạ dày sẽ giúp bạn nắm bắt được các vấn đề của bệnh tốt hơn, qua đó có thể sớm phát hiện các triệu chứng bất thường của bản thân và những người xung quanh (nếu có) để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ung thư dạ dày giai đoạn 0
Trong các giai đoạn ung thư dạ dày đây là thời điểm có tiên lượng tốt nhất, tuy nhiên chỉ vài % người bệnh có thể phát hiện bản thân bị ung thư dạ dày trong giai đoạn này, thường là thông qua việc kiểm tra tổng quát định kỳ hay vô tình làm kiểm tra nào đó tại bệnh viện và được bác sĩ phát hiện. Bởi lúc này các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 0 rất mơ hồ, không có gì rõ ràng và chỉ giống như các rối loạn tiêu hóa bình thường.
XEM NGAY: Các Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày Chính Xác Giúp Phát Hiện Kịp Thời
Khối u ác tính lúc này mới chỉ nằm ở ngay lớp niêm mạc với kích thước chỉ vài mm nên thậm chí rất ít gây ra cảm giác đau bụng. Người bệnh đôi khi có thể bị rối loạn tiêu hóa nhưng không đáng kể. Hầu như nếu có các triệu chứng người bệnh cũng khá chủ quan vì cho rằng chỉ là do ăn uống, không liên quan đến các loại bệnh. Giai đoạn ung thư dạ dày sớm còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hoặc chứng loạn sản bậc cao.
Bên cạnh đó khối u lúc này cũng chưa có dấu hiệu di căn, các hạch bạch huyết lân cận cũng chưa mang tế bào ung thư nên việc điều trị cũng rất dễ dàng. Hầu hết người bệnh chỉ cần thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u, nếu có phát hiện các hạch bạch huyết mang tế bào ung thư thì có thể kết hợp thêm hóa trị hay xạ trị để loại bỏ tuyệt đối các tế bào này, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Thời gian và khả năng hồi phục của người bệnh cũng rất cao, không để lại di chứng gì. Phẫu thuật nội soi thường cũng không để lại sẹo hoặc nếu có cũng là rất nhỏ. Thời gian sống tối thiểu của bệnh nhân là 5 năm nhưng với giai đoạn sớm này người bệnh hoàn toàn có thể sống như bình thường mà bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên có khoảng 10% bệnh nhân có tâm lý kém, vẫn có đời sống kém lành mạnh thì có thể sống ít hơn 5 năm.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1
Tương tư như giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu lúc này vẫn còn khá mơ hồ. Có thể xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, buồn nôn, gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng vẫn chưa thể đủ yếu tố để một người bình thường khẳng định có là triệu chứng của ung thư. Một số người có thể cho đó là dấu hiệu của đau dạ dày, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh này trước đó và tự mua thuốc về dùng khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
TÌM HIỂU NGAY: Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Qủa Nhất Hiện Nay
Khối u ác tính lúc này có thể phát triển kích cỡ lên vài cm, thường là 2- 3m, và chạm đến dưới lớp niêm mạc. Do đó người bệnh sẽ gặp những cơn đau quặn bụng nhưng tần suất không thường xuyên, ngoài ra các dấu hiệu khác thường cũng chỉ liên quan đến các rối loạn tiêu hóa. Thường tỷ lệ phát hiện bệnh trong giai đoạn này cũng chỉ 1- 2% mà thôi.
Hướng điều trị ở giai đoạn này là phẫu thuật nội soi và có thể cần kết hợp với hóa trị, xạ trị. Kích thước khối u chưa quá to nên có thể giải quyết hoàn toàn bằng phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị sẽ được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào còn sót lại, các hạch bạch huyết mang tế bào ung thư để phòng tránh nguy cơ di căn theo đường máu đến các cơ quan khác.
Tuy nhiên so với giai đoạn sớm, tiên lượng sống của bệnh nhân lúc này đã hạ xuống khá nhiều. Khoảng hơn 70% bệnh nhân giai đoạn 1A có thể sống trên 5 năm nhưng ở giai đoạn 1B chỉ còn khoảng gần 60%. Mặc dù vậy đây vẫn chỉ là co số ước tính, nếu người bệnh thay đổi lối sống khoa học, tinh thần lạc quan tích cực thì hoàn toàn vẫn có thể quay trở lại cuộc sống bình thường, có tuổi thọ cao mà không có quá nhiều di chứng.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2 các triệu chứng lúc này đã rõ ràng hơn nhưng vẫn chỉ có khoảng 6% bệnh nhân được phát hiện bệnh lúc này, thường cũng thông qua việc xét nghiệm tổng quát. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều cơn đau bụng không rõ nguyên nhân, ở cả lúc no và lúc đói do khối u đã chạm sâu tới lớp cơ và làm tổn thương dạ dày nhiều hơn.
Kích thước khối u lúc này có thể gấp đôi giai đoạn 1, nhưng thường không vượt quá 5 – 7cm. Kèm theo đau bụng, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hay nôn ói nhiều hơn, cân nặng bắt đầu giảm nhẹ, thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ăn uống khó tiêu. Mặc dù vậy người bệnh vẫn có thể ăn uống sinh hoạt như bình thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều nên rất ít người nghĩ bản thân mình đang bị ung thư.
Hướng điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 là cần kết hợp cả phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy theo vị trí, kích thước khối u dễ hay khó mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở. Hóa trị và xạ trị cũng được kết hợp nhằm mục đích loại bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại để phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài tháng nên người bệnh cần phải đảm bảo đủ sức khỏe.
DÀNH CHO BẠN: Chi Phí Xạ Trị Ung Thư Dạ Dày Bao Nhiêu Tiền? Điều Trị Trong Bao Lâu?
May mắn là ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư dạ dày vẫn chưa di căn đến các cơ quan khác nên vẫn có thể kiểm soát được. Có các hạch bạch huyết lân cận mang tế bào ung thư như hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua hóa trị hay xạ trị. Mặc dù vậy tiên lượng sống trên 5 năm lúc này cũng khá thấp, khoảng 46% cho giai đoạn 2A và trên 30% cho giai đoạn 2 B.
Ung thư dạ dày giai đoạn 3
Trong các giai đoạn ung thư dạ dày. khi tiến đến giai đoạn 3, triệu chứng lúc này đã bộc lộ khá rõ ràng và người bệnh bắt đầu nhận thấy được sức khỏe đang dần có vấn đề bất ổn. Người bệnh thường xuyên bị đau quặn bụng với mức độ đặc biệt, khiến mặt tái xanh đi, cả người không còn chút năng lượng. Cơn đau bụng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào gây ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của bệnh nhân nên thường người bệnh sẽ nhanh chóng đi khám.
Bên cạnh đau bụng, các triệu chứng khác cũng bắt đầu có mức độ trầm trọng hơn. Người bệnh thường xuyên bị buồn nôn, nôn thậm chí có thể nôn ra máu đồng thời đi ngoài ra phân đen do xuất huyết trong dạ dày. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị thiếu máu dẫn tới da dẻ xanh xao, cơ thể nhanh mệt, không thể tập trung làm được công việc gì. Tình trạng sụt cân cũng nặng nề hơn khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Mặc dù vậy nhưng thống kê cho thấy vẫn chỉ có khoảng 16% bệnh nhân đi khám trong giai đoạn 3. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm vì các tế bào ung thư đã xâm lấn nhiều hạch bach huyết khiến hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh thường xuyên bị cảm sốt hay ốm vặt. Kích thước khối u có thể lên trên 6cm và tiến tới lớp trong quả thanh mạc khiến việc tiêu hóa gặp rất nhiều ảnh hưởng.
Cuối giai đoạn 3 khối u bắt đầu có dấu hiệu di căn sang các cơ quan gần như trực tràng hay ruột, tuyến tụy khiến các chức năng này bị suy giảm. Từ cuối giai đoạn 3 có thể nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 4 nếu người bệnh vẫn chưa có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tương tự như các giai đoạn ung thư dạ dày trên, lúc này cần phải tiến hành thực hiện phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các biện pháp hóa trị, xạ trị có thể thực hiện trước khi phẫu thuật nếu khối u ở vị trí khó, có kích thước quá to nhằm thu nhỏ lại và dễ cắt bỏ hơn. Sau phẫu thuật bệnh nhân cũng có thể tiếp tục thực hiện phương pháp này để loại bỏ tận gốc các khối u, phòng ngừa tối đa nguy cơ các khối u di căn phát triển ở cơ quan khác.
Phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày được đề nghị ở giai đoạn này là cắt bỏ 3/4 hoặc toàn bộ dạ dày nếu tổn thương đã quá trầm trọng. Bệnh nhân sẽ được nối phần dạ dạy còn lại với một phần của ruột non để hỗ trợ quá tình tiêu hóa thức ăn. Thời gian điều trị và phục hồi của bệnh nhân lúc này cũng lâu hơn, có thể kéo dài đến 6 tháng hay 1 năm tùy theo tiến triển bệnh tốt hay xấu. Nếu không có tâm lý vững vàng lúc này sẽ rất dễ rơi vào trạng thái suy kiệt.
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 có tiên lượng rất xấu, chỉ khoảng 20% bệnh nhân ở giai đoạn 3A có thể sống trên 5 năm, giai đoạn 3B là 14% và giai đoạn 3C là 0%. Người bệnh cũng có thể gặp nhiều di chứng và ảnh hưởng trong quá trình điều trị , đặc biệt nếu phải cắt toàn bộ dạ dày. Thể trạng người bệnh khá yếu và có thể giảm đến 15% trọng lượng so với ban đầu.
Ung thư dạ dày giai đoạn 4
Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã vô cùng rõ ràng nhưng lại không phải ai cũng phát hiện sớm. Có những người cuối giai đoạn 4 mới đi điều trị, khi đó các tế bào ác tính đã di căn khắp cơ thể nên hầu như không thể điều trị, người bệnh chỉ còn có thể sống trong vài tháng cuối đời. Những gì mà bác sĩ có thể làm lúc này chỉ là giúp bệnh nhân giảm sự đau đớn khó chịu để sống những ngày tháng cuối vui vẻ hơn.
Khi tiến triển đến giai đoạn 4 các khối u ác tính đã lấn ra ngoài lớp thanh mạc bảo vệ dạ dày khiến dạ dày tổn thương trầm trọng. Tần suất đau bụng của người bệnh trầm trọng hơn và việc dùng thuốc giảm đau cũng không làm hết được cơn đau. Kèm theo đó là tình trạng xuất huyết khiến người bệnh mất máu nặng, thậm chí có thể gây ngất xỉu nếu được can thiệp quá chậm.
Kích thước khối u lúc này có thể gấp đôi hoặc gấp 3 giai đoạn 3, có thể lên tới 12 – 18cm khiến việc tiêu hóa ảnh hưởng trầm trọng. Người bệnh còn có cảm giác nuốt nghẹn, nôn ói do khối u xâm lấn lên trên. Ngoài do do các cơ quan thận, tuyến tụy, đại tràng đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng dần suy kiệt nặng hơn. Ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân có thể giảm đến 60% cân nặng so với ban đầu.
Hầu như đến giai đoạn này người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ dạ dày bằng các phương pháp mổ truyền thống. Ngoài ra bác sĩ cũng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các tế bào ung thư tại các cơ quan lân cận để tránh di căn xa hơn. Hóa trị và xạ trị cũng được phối kết hợp. Ngoài ra tùy từng tình trạng bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp nhắm trúng đích hay liệu pháp miễn dịch để duy trì cuộc sống bệnh nhân lâu nhất có thể. Nói chung quá trình điều trị ở giai đoạn này là vô cùng phức tạp.
Thời gian sống tối đa của bệnh nhân lúc này là 5 năm nhưng chỉ có khoảng 3- 5% bệnh nhân còn hầu hết chỉ có thể sống trong 1- 2 năm, thậm chí là vài tháng. Có những người từ ung thư dạ dày đã di căn dẫn đến ung thư xương, ung thư não và phải chạy đua với thần chết để có thể sống lâu hơn. Cơ thể suy kiệt, những cơn đau hằng ngày, ăn uống không còn ngon miệng khiến nhiều bệnh nhân thường từ chối điều trị.
Bên cạnh những phương pháp điều trị y khoa, ở những bệnh nhân có tiên lượng ổn, các phương pháp điều trị đã ngăn không cho bệnh tiến triển được thì có thể được bác sĩ khuyến khích gặp gỡ bác sĩ tâm lý nếu tinh thần bệnh nhân quá bất ổn để hỗ trợ điều trị.
XEM NGAY: [Bác Sĩ Tư Vấn] Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Nên Ăn Gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa người có tâm lý lạc quan thường giúp kết quả điều trị tốt hơn, thời gian sống lâu tuy nhiên ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường rất bi quan, thậm chí từ chối điều trị vì cho rằng không có kết quả. Do đó nên thực hiện trị liệu để giúp tinh thần thoải mái, lạc quan hơn hoặc ít nhất cũng để những ngày tháng cuối đời tràn ngập hạnh phúc mà không phải sống trong bi thương.
Cách phát hiện các giai đoạn ung thư dạ dày sớm và hướng phòng tránh
Rất khó để phát hiện sớm các giai đoạn ung thư dạ dày, kể cả khi là bác sĩ hay những người có hiểu biết chuyên môn. Do đó các chuyên gia luôn khuyến khích mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày để sớm phát hiện những vấn đề bất thường và can thiệp kịp thời. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao như người trên 50 tuổi, người từng phẫu thuật dạ dày, người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày hay những người từng nhiễm vi khuẩn Hp càng nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày thường xuyên.
Ai cũng có thể là nạn nhân của ung thư dạ dày nên mỗi người cần đề cao ý thức phòng tránh bệnh càng sớm càng tốt. Cụ thể lưu ý những vấn đề sau
- Thay đổi thói quen ăn uống khoa học lành mạnh hơn
- Sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, chất lượng, không bị hư hỏng, không để nơi ô nhiễm
- Mỗi người trong gia đình nên sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn HP từ nhau
- Ưu tiên chế độ ăn thanh đạm, thay đổi thói quen ăn mặn hay thích ăn các đồ nướng, đồ hun khói, thực phẩm muối chua
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây đặc biệt là những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ trong bữa ăn hằng ngày
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể hằng ngày
- Tránh xa bia rượu và các chất kích thích khác
- Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá
- Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp, đồ ăn chiên cào nhiều dầu mỡ
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh và điều trị kịp thời
Các giai đoạn ung thư dạ dày có tiên lượng khác nhau và sẽ kiểm soát được nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn hiểu về ung thư dạ dày cũng như các phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này.
TIN TỨC LIÊN QUAN:
- Ung Thư Dạ Dày Có Điều Trị Được Không? Hiệu Qủa Của Từng Phương Pháp
- Mẹo Dân Gian Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Qủa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!