Trẻ Sơ Sinh Không Đi Ngoài Được Có Nguy Hiểm Không?
- Trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài được trong khoảng 3 ngày nhưng vẫn bú tốt, ngủ ngon, không khó chịu thì bố mẹ không cần lo lắng.
- Nếu trẻ không đi ngoài được kết hợp với các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, tiêu chảy, phân có máu thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được 3 ngày có sao không?
Nếu trẻ không đi ngoài 3 ngày nhưng vẫn bú tốt, ngủ đủ giấc, chơi ngoan và không có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, thì đây có thể là do nhu động ruột của trẻ chậm hơn bình thường. Trường hợp này bố mẹ hoàn toàn không cần lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:
- Đi ngoài ít, có mùi hôi
- Bụng chướng cứng
- Quấy khóc
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Phân có máu
Trẻ sơ sinh đi ngoài với tần suất như thế nào là bình thường?
Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thời gian, tần suất đi ị của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Tần suất đi ngoài của bé sẽ giao động trong khoảng từ 1-7 lần ngày
- Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua
- Hầu hết các bé đều không bị táo bón bởi sữa mẹ đóng vai trò như thuốc nhuận tràng giúp ổn định hệ tiêu hóa của con.
Đối với trẻ uống sữa công thức
- Tần suất đi ị ít hơn so với những bé sử dụng sữa mẹ chỉ khoảng 1 – 4 lần/ngày
- Phân của bé thường sệt, có màu xanh hơi nhạt và có mùi khắm
Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được?
- Do sữa mẹ: Nếu trẻ bú sữa mẹ mà không đi ngoài, có thể do sữa mẹ bị nóng. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện chất lượng sữa.
- Do sữa công thức: Sữa công thức có hàm lượng đạm cao, khó tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Trẻ bú sữa công thức có thể không đi ngoài 2 – 4 ngày hoặc gặp khó khăn khi đi đại tiện.
- Do giãn ruột: Là triệu chứng thường gặp ở các bé sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên. Lúc này ruột thay đổi kích thước lớn hơn nên chất thải ra ngoài sẽ ít hơn. Chính vì vậy, một số bé sẽ thường đi ị khoảng 2 -3 ngày một lần.
- Táo bón: Trẻ không đi ngoài 2 – 4 ngày có thể là dấu hiệu táo bón. Các triệu chứng đi kèm: căng thẳng khi đi đại tiện, phân khô cứng, lười ăn, khóc…
- Bệnh lý tiềm ẩn: Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn hoặc dị tật bẩm sinh như: viêm ruột, lồng ruột, suy giảm chức năng tuyến giáp…
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh không đi nặng được
- Tăng cường bú sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Mẹ đang cho con bú nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Còn với trẻ bú sữa công thức nên chọn sữa phù hợp với độ tuổi và hệ tiêu hóa của trẻ
- Massage bụng: Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ có thể giúp kích thích nhu động ruột của trẻ.
- Tập cho trẻ vận động: Cho trẻ đạp xe, tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể giúp trẻ thư giãn và kích thích nhu động ruột.
- Cho trẻ uống thêm nước: Nếu trẻ bú sữa ngoài, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước lọc hoặc nước oresol để tránh mất nước.