Viêm Bao Hoạt Dịch

Tổng quan

Viêm bao hoạt dịch gây ra triệu chứng đau nhức và sưng tấy tại khớp, điều này đã khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, thường gặp ở vận động viên điền kinh hoặc những người có tính chất công việc nặng nhọc. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị phù hợp.

Định nghĩa

Bao hoạt dịch là các túi chất lỏng nằm bên trong khớp. Chức năng chính của bao hoạt dịch là làm miếng đệm cho xương, hạn chế ma sát giữa các cơ quan tại khớp mỗi khi vận động. Viêm bao hoạt dịch là hiện tượng bao hoạt dịch bị viêm nhiễm. Điều này đã khiến cho bao hoạt dịch mất đi chức năng vốn có, khi vận động sẽ làm gia tăng mức độ cọ xát giữa các mô và gây ra triệu chứng đau nhức, sưng tấy,...

Thông thường, viêm bao hoạt dịch chỉ gây ảnh hưởng tại một khớp trong một thời điểm. Tình trạng này xảy ra khi bao hoạt dịch bị kích thích quá mức do vận động thường xuyên. Tính chất cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng nhưng thường xuất hiện đột ngột và chuyển biến nặng theo thời gian. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến sụn và xương dưới sụn dần bị bào mòn và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến bại liệt.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất kỳ bao hoạt dịch nào trên cơ thể với mức độ đột ngột hoặc liên tục. Dưới đây là các dạng viêm bao hoạt dịch thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối.
  • Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp háng.
  • Viêm bao hoạt dịch bánh chè.
  • Viêm bao hoạt dịch cổ chân.
  • Viêm bao hoạt dịch gân Achilles.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Chuyên gia cho biết, viêm bao hoạt dịch là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Các triệu chứng của bệnh khá giống với các bệnh lý về xương khớp khác, điều này đã gây khó khăn cho việc nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch bạn có thể tham khảo:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh lý này và dễ nhận biết nhất. Khi bị viêm màng bao hoạt dịch, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức ngay tại vị trí bị viêm, sau đó nhanh chóng lan rộng đến các mô mềm lân cận. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động khớp hoặc dùng tay ấn vào vùng khớp bị viêm. Tình trạng này có thể diễn ra kéo dài tới hơn 2 tuần.
  • Phát ra tiếng kêu: Khi người bệnh vận động, vùng khớp bị tổn thương còn phát ra tiếng răng rắc, lục cục hoặc lạo xạo rất khó chịu. Đồng thời, người bệnh còn bị cứng khớp, gây khó khăn khi thực hiện động tác uốn cong hoặc duỗi thẳng khớp.
  • Tiết dịch: Viêm bao hoạt dịch cũng có thể kích thích cơ quan này này tiết dịch nhiều hơn bình thường. Khi dịch tiết ra quá nhiều sẽ gây ứ dịch trong bao hoặc tràn ra ngoài khớp, điều này đã dẫn đến tình trạng sưng khớp và tấy đỏ, khi dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ xảy ra khi bệnh viêm bao hoạt dịch đã chuyển biến nặng.

Nguyên Nhân

Như được nhắc đến ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch là chuyển động hoặc thực hiện một số tư thế lặp đi lại lại quá nhiều lần, điều này đã khiến cho bao hoạt dịch tại khớp bị kích thích và tổn thương. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch bạn cần phải nắm rõ:

  • Chấn thương: Viêm bao hoạt dịch do chấn thương thường xảy ra ở khớp gối và khớp khuỷu tay, vì bao hoạt dịch của hai cơ quan này nằm ngay bên dưới da. Chỉ với một tác động nhẹ vào hai vùng khớp này cũng có thể kích thích đến viêm bao hoạt dịch và gây ra tình trạng viêm.
  • Tính chất công việc: Tính chất công việc phải thường xuyên vận động một khớp trên cơ thể sẽ có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch rất cao. Ví dụ như vận động viên điền kinh, nhân viên văn phòng, người chơi tennis, thợ mộc, thợ sơn,...
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này cũng đã khiến cho hoạt động của bao hoạt dịch cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, người già là đối tượng rất dễ bị chấn thương dẫn đến viêm bao hoạt dịch.
  • Nhiễm khuẩn: Viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn thường xảy ra ở những khớp có túi dịch nằm gần ở bề mặt da. Chỉ với một vết cắt nhỏ ngoài da, vi khuẩn sẽ từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Nhiễm trùng gây viêm bao hoạt dịch này thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như đang hóa trị hoặc xạ trị, nghiện rượu nặng, nhiễm HIV,...
  • Bệnh lý: Viêm bao hoạt dịch cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý xương khớp mãn tính như viêm khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,... Những người bị tiểu đường cũng rất dễ bị viêm bao hoạt dịch.

Biến chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm bao hoạt dịch là bệnh lý không quá nguy hiểm. Bạn có thể cải thiện bằng các mẹo đơn giản như nghỉ ngơi, bảo vệ khớp,... Chỉ sau vài tuần thực hiện, các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Nhưng nếu không giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch, bệnh sẽ nhanh chóng khởi phát trở lại và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.

Đồng thời, bệnh viêm bao hoạt dịch nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời còn có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như hạn chế khả năng vận động, gây phá hủy khớp, khởi phát bệnh u nang bao hoạt dịch,... Vì thế, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bị viêm bao hoạt dịch kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ổ khớp bị sưng, bầm tím, tấy đỏ hoặc phát ban.
  • Đau nhói đột ngột mỗi khi hoạt động, đau nhức tái phát nhiều lần.
  • Cơ thể bị sốt hoặc sốt cao.

Phòng ngừa

Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý rất dễ khởi phát trở lại và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để các triệu chứng của bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế thực hiện các vận động gây kích hoạt không tốt đến bao hoạt dịch như lặp lại một động tác trong thời gian dài, mang vác vật nặng, duy trì một tư thế tĩnh trong thời gian dài,...
  • Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh để trọng lượng cơ thể gây áp lực quá lớn lên xương khớp. Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, cần lên kế hoạch giảm cân hợp lý và khoa học.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh khá tốt. Nên ưu tiên thực hiện các bài tập hoặc các động tác tập luyện nhẹ nhàng.
  • Tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống các loại thực phẩm tốt như cá béo, rau xanh, trái cây tươi, món ăn được chế biến từ xương,... Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng photpho cao, đồ ăn có gia vị cay nóng, đồ uống chứa cồn, nước giải khát nhiều đường,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Mục đích của việc điều trị viêm bao hoạt dịch là cải thiện triệu chứng và giải quyết nguyên nhân. Dựa vào mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch bạn có thể tham khảo:

Cải thiện tại nhà

Khi bệnh viêm bao hoạt dịch chỉ xảy ra với mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản sau đây:

  • Hạn chế cử động tại khu vực bị tổn thương, tránh gây kích thích đến bao hoạt dịch và khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp làm dịu cơn đau và hồi phục tổn thương tại khớp. Khi nằm, bạn nên nâng cao khu vực bị ảnh hưởng để quá trình lưu thông máu về tim diễn ra tốt hơn.
  • Tiến hành chườm lạnh với những trường hợp có dấu hiệu viêm sưng, sau 15 phút thực hiện triệu chứng viêm sưng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Tuyệt đối không thực hiện lặp lại một động tác tại khớp quá nhiều lần khiến bao hoạt dịch bị kích thích và khởi phát phản ứng viêm.

Điều trị y tế

Với những trường hợp bệnh nặng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thì bắt buộc bạn phải điều trị y tế. Điều trị y tế sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng, giải quyết nguyên nhân và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

+ Dùng thuốc Tây y: Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức và viêm sưng tại khớp. Được dùng phổ biến là thuốc giảm đau và thuốc giảm viêm. Người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

+ Tiêm Steroid: Được chỉ định thực hiện với những trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, không đáp ứng điều trị với nhóm thuốc giảm đau ở trên. Thuốc steroid cũng có tác dụng giảm viêm đau nhưng ở mức độ mạnh hơn. Việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các rủi ro không mong muốn.

+ Chọc hút dịch: Trường hợp viêm bao hoạt dịch gây tích dịch quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch để giảm áp lực lên khớp và đẩy lùi triệu chứng viêm. Việc hút dịch được tiến hành bằng cách, dùng kim tiêm đâm xuyên vào bao hoạt dịch rồi hút dịch vào trong ống xi lanh.

+ Phẫu thuật: Đây là phương pháp trị bệnh rất ít khi được thực hiện. Nhưng nếu viêm bao hoạt dịch đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, gây nhiễm trùng chảy mủ hoặc tổn thương nghiêm trọng đến khớp thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện.

+ Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp điều trị ở trên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ linh hoạt của xương khớp. Đồng thời, vật lý trị liệu còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa tái phát bệnh. Các liệu pháp được áp dụng phổ biến là laser, sóng ngắn, nhiệt trị liệu,...

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android