Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Sơ
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của trẻ. Bệnh có biểu hiện tương tự như rôm sảy, viêm da tiết bã… khiến nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong hoạt động nhận biết và tạo tâm lý chủ quan, xem nhẹ bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh là gì?
Định nghĩa
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, hình thành do các tế bào da sinh trưởng quá mức và chồng chất lên nhau. Lúc này, những tế bào da chết sẽ tạo thành mảng, khô ráp, có màu đỏ hoặc trắng gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá hiếm gặp, không có khả năng lây nhiễm, dạng thường thấy nhất là vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh.
Hình ảnh
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh vảy nến á sừng ở trẻ sơ sinh khá tương đồng với chứng hăm tã, rôm sảy, viêm da tiết bã… Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi những biến đổi lạ trên cơ thể trẻ nhằm phát hiện bệnh chính xác và kịp thời.
Một số biểu hiện đặc trưng nhất của vảy nến ở trẻ sơ sinh như sau:
- Xuất hiện các mảng đỏ kèm vảy trắng trên da.
- Vùng da mắc bệnh có ranh giới rõ ràng với vùng da khỏe mạnh.
- Bé có cảm giác ngứa ngáy, thường gãi liên tục lên vùng da bị vảy nến.
- Da khô, bong tróc, có vảy sừng và xuất hiện nhiều mụn đỏ.
- Trẻ quấy khóc, bỏ bú hoặc sốt.
- Móng tay, móng chân của trẻ có thể bị dày lên.
Nguyên Nhân
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thông qua nhiều công trình nghiên cứu, yếu tố di truyền và các tác nhân cộng hưởng khác được cho là có liên quan đến bệnh lý này.
Cụ thể, một số vấn đề được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vảy nến ở trẻ sơ sinh như sau:
- Di truyền: Nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh tự miễn thì tỷ lệ trẻ sau sinh mắc vảy nến khoảng 10%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 40% nếu trẻ có cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn da: Da trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển toàn diện, dễ chịu tổn thương. Điều này làm tăng tỷ lệ phát sinh các hiện tượng như Koebner, kích thích hệ miễn dịch, tấn công tế bào da từ đó hình thành vảy nến.
- Viêm họng: Bệnh vảy nến ở trẻ cũng có thể bùng phát sau khi trẻ mắc viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
Biến chứng
Tương tự như bệnh vảy nến á sừng xuất hiện ở các đối tượng khác, vảy nến trẻ sơ sinh cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là:
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú mẹ…
- Làm khởi phát các biến chứng về tim mạch, xương khớp, bệnh thận.
- Làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ gây tiểu đường type 2.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ, bé chậm lớn, sức đề kháng kém.
Phòng ngừa
Không giống như những bệnh ngoài da khác, vảy nến ở trẻ sơ sinh để lại nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe của trẻ. Để giảm thiểu tối đa các vấn đề này, trong quá trình trị bệnh cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm những nội dung sau:
- Nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhằm nhận được sự tư vấn từ phía bác sĩ, chuyên gia.
- Nghiêm cấm tình trạng tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng, kết hợp các vị thuốc với nhau.
- Thận trọng trong hoạt động vệ sinh cơ thể nhất là vùng da mắc bệnh cho trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Mẹ sau sinh chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày, nên căn chỉnh tùy theo tháng tuổi của trẻ.
- Mẹ sau sinh cần giữ trạng thái tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc, có thể kết hợp luyện tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo chất lượng nguồn sữa.
- Cho trẻ tái khám theo chỉ định của bác sĩ giúp xác định mức độ hồi phục theo từng giai đoạn.
Biện pháp điều trị
Trong Tây y, trẻ sẽ được tiến hành thăm khám lâm sàng, xác định triệu chứng cũng như tìm hiểu về tiển sử mắc bệnh của gia đình. Thông qua các kết quả này, bác sĩ da liễu sẽ đưa ra các chuẩn đoán về bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường được dùng bao gồm:
- Nhóm thuốc bôi ngoài da như thuốc Corticoid, thuốc Salicylic Axit, kẽm oxy…
- Nhóm dầu gội có tính bạt sừng hoặc chứa Tar (dùng cho các trường hợp mắc vảy nến ở da đầu).
- Các loại kem dưỡng ẩm giúp hạn chế tình trạng bong tróc vảy da và ngứa ngáy.
Lưu ý, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt vì vậy tỷ lệ phát sinh tác dụng phụ sẽ cao hơn so với người lớn. Cha mẹ cần đảm bảo chỉ dùng thuốc cho trẻ khi đã được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và kê đơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Theo Vietmec, mẹo trị bệnh dân gian được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế, được kiểm chứng tính an toàn qua hàng nghìn đời. Đặc biệt, liệu pháp này sử dụng nguyên liệu chính là các thảo dược quen thuộc trong tự nhiên nhờ vậy đảm bảo được tính an toàn, tiết kiệm. Với bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:
- Tắm lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, cha mẹ thực hiện nấu lá trầu không với nước và dùng để tắm cho bé.
- Sử dụng bột yến mạch: Pha bột yến mạch với nước rồi cho bé ngâm mình trong đó khoảng 10 phút. Tiếp theo, cha mẹ tắm lại cho bé một lần nữa với nước sạch.
- Sử dụng gel nha đam: Dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da chịu tổn thương, sau khoảng 10 - 15 phút thì rửa lại với nước sạch. (Nha đam có thể gây kích ứng vì vậy cha mẹ nên cho trẻ thử với hàm lượng nhỏ trước rồi mới thực hiện).
Lưu ý, mẹo trị bệnh dân gian chỉ làm dịu triệu chứng chứ không có khả năng trị bệnh. Cha mẹ không dùng mẹo dân gian với vết thương hở và tốt nhất cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Chuyên gia
- Cơ sở