Vảy Nến Thể Giọt
Vảy nến thể giọt là bệnh lý như thế nào? Vì sao khởi phát và cần làm gì để đẩy lùi bệnh nhanh chóng? Thuộc vào nhóm bệnh da liễu rất thường gặp, đây cũng chính là nỗi lo lắng của rất nhiều người vì bệnh có những tác động vô cùng tiêu cực tới hoạt động sinh hoạt đời thường cũng như công việc của bệnh nhân. Để có kiến thức chi tiết nhất, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bài viết của Vietmec Group dưới đây.
Định nghĩa
Vảy nến thể giọt về cơ bản có tính chất giống với chứng bệnh vảy nến nói chung, điểm khác biệt ở đây là chúng xuất hiện theo thể giọt nước với các đặc trưng khá thường của chứng vảy nến. Loại bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già, nhưng dựa vào thống kê bệnh nhân thu được trong những năm gần đây, vảy nến giọt sẽ gặp nhiều nhất ở những người trong độ tuổi từ 15 tới 35.
Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện nổi vết sần đỏ, da bị tróc vảy và kèm theo cảm giác ngứa rát tùy từng mức độ. Vì đây là bệnh da liễu nên nhiều người cũng có thắc mắc bệnh vảy nến có lây không hay di truyền không. Đối với câu hỏi này, các chuyên gia hàng đầu về da liễu cho biết, bệnh mặc dù có các biểu hiện bộc phát trực tiếp trên da nhưng sẽ không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc, chung sống cùng. Trong khi đó, đây lại là chứng bệnh có nguy cơ di truyền từ cha mẹ sang con cái, đặc biệt, cơ thể người bệnh có thể bị vảy nến toàn phần khi không áp dụng chữa trị hiệu quả, các vết vảy nến giọt từ một vị trí nhỏ sẽ nhanh chóng lan đi khắp cơ thể.
Vảy nến thể giọt sẽ có tiến trình phát triển theo thời gian, phân thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh chỉ thấy làn da xuất hiện những nốt sần nhỏ, bị bong tróc sừng và có biểu hiện ngứa. Chưa đến 5% diện tích trên cơ thể mắc bệnh.
- Giai đoạn thứ 2: Lúc này, vảy nến sẽ bắt đầu có dấu hiệu lan ra các khu vực da rộng hơn, thường sẽ chiếm 1/10 cơ thể bệnh nhân.
- Giai đoạn 3: Những triệu chứng của vảy nến thể giọt sẽ lan rộng khắp cơ thể, các biểu hiện cũng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Có không ít bệnh nhân bị vảy nến toàn thân.
Dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì vảy nến thể giọt đều gây ra những tác động không tốt tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc khách hàng, ra ngoài gặp đối tác thì các bệnh về da liễu nói chung, vảy nến nói riêng sẽ là nỗi tự ti của mọi người. Trước tiên, để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất, chúng ta cần biết được đâu là nguyên nhân gây khởi phát bệnh. Dưới đây sẽ là những thông tin giải đáp cho bạn đọc tham khảo.
Hình ảnh
Triệu chứng
Vảy nến thể giọt rất dễ nhận biết, chúng có các biểu hiện khá rõ rệt trên da, mặc dù thường khởi phát khá bất ngờ nhưng sẽ không khó khăn để phân biệt bệnh với các chứng bệnh về da liễu khác. Cụ thể những triệu chứng người bệnh cần quan tâm gồm:
- Bệnh nhân sẽ có biểu hiện là làn da nổi lên những nốt nhỏ màu đỏ, chúng có dạng giống giọt nước, cũng bởi vậy nên được gọi là vảy nến thể giọt.
- Phần viền của các nốt đỏ sẽ phân chia rất rõ so với vùng da khỏe mạnh xung quanh, mọc rải rác ở các vị trí trên cơ thể.
- Nốt vảy nến sẽ có lớp sừng bong tróc trên da khá rõ rệt, da kèm theo triệu chứng ngứa rát, khô da, lớp sừng sau một thời gian sẽ bị bong tróc khỏi bề mặt và lộ ra lớp da non ở bên dưới.
- Những nơi thường bị nổi vảy nến thể giọt nhất chính là khu vực chân, cánh tay, vùng ngực, khá ít gặp trường hợp bệnh nhân bị vảy nến giọt ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hay viền móng.
Nguyên Nhân
Mặc dù đã được nghiên cứu nhiều và trong thời gian dài nhưng cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể đưa ra được chính xác nguyên nhân của bệnh vảy nến thể giọt. Nhưng chúng ta cũng biết được rằng, bệnh lý này có liên quan mật thiết tới quá trình tự miễn của cơ thể. Tức là hệ miễn dịch bị tác động bởi một nguyên nhân nào đó dẫn tới trục trặc trong hoạt động điều khiển, nhận biết nhầm các tác nhân gây hại và làm tổn hại các tế bào khỏe mạnh. Từ đây, các tế bào da bị tác động và bộc phát bằng các triệu chứng bệnh da liễu vảy nến, chàm, viêm da,….
Theo đó, có một số yếu tố có khả năng tác động tới miễn dịch, khiến chức năng này xảy ra rối loạn, gây khởi phát vảy nến giọt gồm:
- Làn da xảy ra những tổn thương do tác động vật lý, các vết thương hở bị nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập, tấn công.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp trên, ví dụ viêm amidan hoặc viêm họng thể liên cầu khuẩn.
- Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng có thể chịu sự tác động từ một số loại thuốc trị bệnh, thuốc thuộc vào nhóm Beta và thuốc chống sốt rét.
- Các bác sĩ cũng cho biết, bệnh vảy nến thể giọt có thể xảy ra khi tinh thần bệnh nhân luôn căng thẳng, miễn dịch và đề kháng theo đó suy giảm và dẫn tới các tổn thương trực tiếp trên làn da.
Phòng ngừa
Trong suốt thời gian chữa trị bệnh vảy nến, ngoài các vấn đề về ăn uống, cách dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý tới những yếu tố quan trọng sau:
- Không tắm nước có nhiệt độ quá nóng vì dễ làm khô da, da mất nước, khô ráp và sẽ bị ngứa, bong tróc vảy sừng nhiều hơn bình thường.
- Bệnh nhân nên dùng các loại kem dưỡng chuyên dụng cho bệnh về da liễu để cấp ẩm cho da mà không gây thêm kích ứng.
- Không cào gãi, chà xát da quá mạnh vì có thể gây ra bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn ngoài môi trường.
- Người bệnh khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng đầy đủ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất tẩy rửa độc hại, nguồn nước ô nhiễm hay các khí thải nguy hiểm.
Biện pháp chẩn đoán
Để có thể đưa ra được phác đồ chữa trị bệnh vảy nến thể giọt một cách tối ưu nhất, hiệu quả cao nhất, các bệnh nhân cần phải được chẩn đoán tại các bệnh viện, cơ sở y tế về da liễu.
Hiện nay, các bác sĩ có thể đưa ra các cách chẩn đoán dựa theo những cách sau đây:
- Chẩn đoán bệnh dựa vào tổn thương trên da: Đánh giá bằng mắt thường các triệu chứng da nổi vết đỏ hình giọt, bệnh nhân có cảm giác ngứa, rát da, các vết đỏ có dấu hiệu bong tróc lớp vảy trắng và phân chia với vùng da khỏe mạnh một cách rõ ràng.
- Thực hiện nghiệm pháp Brocq: Bác sĩ sẽ cạo nhẹ vùng da bị vảy nến theo số lần nhất định, Brocq được cho là dương tính khi có những dấu hiệu là dấu vảy hành, giọt sương máu và phết đèn cầy.
- Chẩn đoán thông qua mô bệnh học: Cách chẩn đoán này sẽ được thực hiện khi các tổn thương ở trên da bệnh nhân không quá rõ ràng. Kết quả xét nghiệm sẽ là hình ảnh của các tế bào bị mất lớp hạt, còn nhân và lớp gai thâm, quá sản.
Biện pháp điều trị
Có vô số cách thức để chúng ta chữa trị vảy nến thể giọt, trong đó, phân chia thành 3 hướng cụ thể gồm: Tây y, mẹo dân gian, Đông y. Mỗi phương pháp sẽ tùy thuộc tình trạng bệnh mỗi người cũng như khả năng đáp ứng để cho hiệu quả cao hay thấp.
Thuốc Tây trị vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến giọt sẽ không thể tự hết khi bệnh nhân không có những biện pháp điều trị tích cực. Để chữa bệnh theo hướng y học hiện đại, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc uống cũng như thuốc bôi, kết hợp với các kỹ thuật công nghệ hiện đại để nhanh chóng phục hồi làn da.
Bệnh nhân khi sử dụng các loại thuốc cần chú ý chỉ dùng thuốc được bác sĩ chỉ định và dùng đúng liều lượng, đúng liệu trình. Việc tự thay đổi thuốc, lạm dụng hoặc dùng thuốc ngắt quãng đều khiến quá trình điều trị không được như mong muốn, bệnh khó để đẩy lùi. Một số thuốc cho công dụng trị vảy nến giọt khá tốt gồm:
- Thuốc Methotrexate: Có công dụng ức chế hoạt động quá mẫn ở hệ miễn dịch. Nhóm thuốc này chỉ được phép dùng cho các ca bệnh vảy nến giọt ở mức độ nặng, nếu người bệnh đã dùng nhiều thuốc Tây khác nhưng không có hiệu quả sẽ cần chuyển sang Methotrexate.
- Thuốc Corticosteroid: Đối với các chứng bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, chàm, tổ đỉa, vảy nến, Corticosteroid là thuốc không thể thiếu để phòng ngừa viêm nhiễm, giảm các biểu hiện bội nhiễm da. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng đẩy lùi những cơn ngứa rát và ửng đỏ da do vảy nến.
- Cyclosporine: Ở một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thêm thuốc Cyclosporine để khắc phục các vấn đề tại hệ miễn dịch.
Thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài hoặc quá liều lượng trong mỗi lần đều tiềm ẩn không ít tác dụng phụ. Thậm chí lúc này người bệnh còn bị kích ứng da bởi các loại thuốc, khiến vảy nến càng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Cùng với việc sử dụng thuốc, hiện nay cũng có khá nhiều bệnh nhân lựa chọn thêm cách điều trị kết hợp với công nghệ cao. Quang trị liệu là kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến với khả năng giảm nhanh các vết bong tróc và ửng đỏ trên da thông qua cơ chế hoạt động của tia cực tím. Khi làn da được các tia sáng tác động, tế bào da bị tổn thương sẽ nhanh chóng tái tạo lại, tình trạng đỏ, ngứa, tróc vảy, khô sần da thuyên giảm rõ rệt, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp được đánh giá tốn kém khá nhiều chi phí.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Cũng như Tây y có nhiều phương thuốc trị bệnh, dân gian có khá nhiều mẹo chữa bệnh vảy nếnvà các bệnh da liễu khác với những nguyên liệu tận dụng từ thiên nhiên. Các mẹo này đều tận dụng những thành phần quen thuộc có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, tái tạo da, làm dịu làn da đang viêm nhiễm cũng như phòng ngừa bệnh lây lan rộng. Theo đó, một số cách bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà gồm:
- Lá lốt: Nên chọn loại lá bánh tẻ, lấy khoảng 15 lá rồi rửa sạch, ngâm thêm với nước muối loãng trong 10 phút và vớt ra. Bạn giã nát lá lốt, vệ sinh da rồi đắp phần lá này lên da. Sau 20 phút, bệnh nhân dùng nước mát để làm sạch da như bình thường.
- Lá trầu: Cách tốt nhất là dùng trầu không đã rửa sạch, cho vào nồi nấu với một lượng nước vừa đủ. Phần nước trầu sẽ dùng để ngâm rửa hàng ngày. Đồng thời, phần bã bạn nên vò nát và chà nhẹ nhàng lên da để hấp thu được hết các dược chất trong trầu không.
- Dầu dừa: Nếu có sẵn nguồn dầu dừa nguyên chất, người bị vảy nến thể giọt hãy dùng dầu bôi một lớp mỏng lên da sau khi tắm rửa. Để dầu trên da 30 phút rồi dùng nước để rửa sạch, sử dụng đều đặn hàng ngày sẽ cho kết quả tốt nhất.
Theo các ghi nhận trong y học, những nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ phục hồi da, làm mềm và duy trì độ ẩm hiệu quả trên da. Nhưng dược tính của chúng chưa thật sự đủ lớn để có thể dứt điểm đẩy lùi bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng với mục đích bổ trợ cho các cách điều trị khác, phụ thuộc hoàn toàn vào các công thức này sẽ không giúp bệnh nhân đạt kết quả dứt điểm chữa bệnh như mong muốn.
- Chuyên gia
- Cơ sở