Vảy Nến Á Sừng

Tổng quan

Vẩy nến á sừng là một trong những căn bệnh về da liễu khá phổ biến và gặp ở nhiều người trong xã hội. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình và cản trở đến hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Những người đang gặp tình trạng này cần phải hiểu đúng và hiểu rõ về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị phù hợp từ sớm để dứt điểm tránh để bệnh lan rộng hơn. Và bài viết dưới đây Vietmec sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin hữu ích, cần thiết nhất.

Định nghĩa

Vẩy nến á sừng là tên gọi chung của 2 loại bệnh là vảy nến và á sừng. Trên thực tế đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng lại dễ bị mắc chung trên cùng một người bệnh. Đồng thời nguồn gốc gây bệnh cũng như những triệu chứng điển hình thường khá giống nhau và đều gây nên những tổn thương nghiêm trọng, sâu rộng trên da. Cụ thể để hai bệnh vẩy nến và á sừng như sau:

  • Vẩy nến:

Đây là một trong những tình trạng viêm da cơ địa mãn tính, do sự tăng sinh các tế bào biểu bì quá mức, nhanh hơn gấp rất nhiều lần so với người bình thường. Khi đó những tế bào cũ chưa kịp mất đi thì lại có những tế bào da mới đã hình thành. Chúng “chồng chất” lên nhau, tích tụ thành từng mảng trắng, đóng vảy nên gọi là vảy nến.

Các mảng vảy này đặc biệt rất dễ bong tróc ra bên ngoài, có thể nứt nẻ và còn gây chảy máu. Người bệnh vẩy nến vừa phải gánh chịu những cơn đau đơn từ vị trí bị bệnh vừa phải đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào. Vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Cánh tay, cẳng chân, da đầu, trên cổ,...

  • Á sừng:

Tình trạng á sừng là căn bệnh da liễu xếp vào loại viêm da mãn tính, tuy nhiên tình trạng này nhẹ hơn vảy nến khi các lớp tế bào vẫn còn nguyên sinh chưa chuyên hóa hết thành sừng. Lớp này còn gọi là sừng bon, sừng bở, chúng sẽ bong tróc trên vùng da bị thương, gây hiện tượng thô ráp, nứt nẻ và người bệnh cũng phải chịu những cơn đau đớn nhất định. Vị trí thường xuất hiện á sừng nhất là các ngón tay, ngón chân, gót chân.Vậy bệnh vẩy nến á sừng có dễ lây trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong việc giao tiếp sinh hoạt hay không? Đây hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Những báo cáo nghiên cứu khoa học đã chứng minh rất rõ ràng vảy nến hay á sừng là căn bệnh ngoài da, nguyên nhân gây bệnh không phải do virus hay vi khuẩn.

Cho nên bệnh không có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua những hoạt động giao tiếp bình thường trong cuộc sống. Chúng ta hoàn toàn có thể sinh hoạt, nắm tay, nói chuyện với những người bị bệnh một cách an toàn và bình thường nhất. Tuy nhiên, bệnh không lây nhưng lại có tính di truyền rất cao đến 72%. Đây là chứng minh của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh.Nếu trong gia đình bạn có một thành viên là bố hoặc mẹ bị mắc bệnh vảy nến hay á sừng. rất có thể con cái được sinh ra cũng sẽ mắc bệnh này bẩm sinh, Tuy nhiên thời gian phát bệnh và tình trạng nặng hay nhẹ lại phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh vẩy nến, á sừng được thể hiện qua những dấu hiệu đặc trưng ngay dưới đây:Biểu hiện của bệnh vẩy nến được thể hiện rõ ràng nhất qua những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Trên da xuất hiện rất nhiều những mảng da dày và đỏ hơi tấy lên, bên trên bao phủ bởi những vảy trắng hoặc bạc màu.
  • Kích thước của những mảng này to, nhỏ khác nhau, xếp chồng thành từng lớp, nhưng lại dễ bong tróc ra ngoài và rỉ máu.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy bị ngứa dữ dội và đưa tay lên gãi khiến da bị tróc da
  • Khi bị vảy nến ở móng tay, móng chân thì trên móng xuất hiện những lỗ nhỏ, vảy nến mảng bám lại hình thành nên những mảng da đỏ ở khuỷu tay, dưới lưng, hai đầu gối. Ngoài ra còn có vảy nến da đầu, vảy nến thể giọt (những vùng da bị bệnh điểm chấm ở nhiều nơi),....
  • Bệnh khi xuất hiện thường chỉ ở một chỗ, nhưng do quá trình sinh hoạt không kiêng kị nên rất dễ lan ra khắp cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau.

Biểu hiện của bệnh á sừng Cũng tương tự như vảy nến, bệnh á sừng cũng có những đặc điểm chung và khác như sau:

  • Lớp sừng trên da dày, thô ráp, bong tróc trên các mảng da. Khi sờ vào, người bệnh sẽ thấy sần sùi, hơi cứng, da xù xì thành từng mảng lớn trắng bạc hoặc hồng nhạt.
  • Những vùng da bị bệnh sẽ bị ngứa, dẫn đến hành động gãi, vô tình khiến bệnh trở nặng và dễ lan rộng đến những vùng da khác hơn.
  • Khi gãi quá nhiều còn có thể gây tình trạng da khô và chảy máu, nhiễm trùng lan rộng ở những vùng da xung quanh. Một vài trường hợp còn xuất hiện những mụn nước li ti rất dễ vỡ ra.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân gây bệnh cũng như những biểu hiện của bệnh vẩy nến, á sừng thường khá đa dạng, có nhiều yếu tố gây ra khó kiểm soát. Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này vừa là để phòng tránh vừa để sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời thăm khám, điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Dựa trên nghiên cứu của hàng ngàn bệnh nhân trên khắp thế giới, những bác sĩ đã tổng kết ra những nguyên nhân có thể gây nên bệnh vảy nến và á sừng như sau:

  • Do di truyền: Nguyên nhân đầu tiên và cũng là chủ yếu nhất chính là do di truyền từ bố mẹ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh, tỷ lệ di truyền sẽ thấp hơn chỉ khoảng 10% con cái sinh ra bị bệnh. Nhưng nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh, con cái sinh ra sẽ mắc bệnh đạt tỷ lệ là 50%.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến á sừng thường gặp hiện nay trong cuộc sống. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin A, D, E, C,... dễ khiến con người mắc bệnh cao hơn. Bởi đây đều là những chất rất cần thiết cho quá trình tái tạo và nuôi dưỡng làn da. Khi cơ thể không đủ những dưỡng chất này khiến chức năng của da giảm đi, hoạt động kém, dễ tăng sinh sản xuất và sừng hóa bất thường.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Những chị em chuẩn bị bước vào thời kỳ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hay bị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ có khả năng cao mắc bệnh về viêm da cao hơn người bình thường. Bởi lúc này nội tiết tố nữ, hormon có sự thay đổi bất thường, cơ thể không kịp thích nghi dễ sinh ra những biến chứng trên da.
  • Do dị ứng: Một nguyên nhân quan trọng nữa khi nhắc đến bệnh vảy nến á sừng chính là do dị ứng. Nguyên nhân dị ứng thì do nhiều yếu tố khác nhau, như dị ứng thức ăn, dị ứng nguồn nước, hóa chất mỹ phẩm, các loại chất tẩy rửa, chất hóa học,...
  • Nhiễm trùng da, bệnh lý: Những tổn thương trên da như ngã, trầy xước, các bệnh lý về da sẵn có hoặc HIV cũng là nguyên nhân sẽ khiến phát bệnh vảy nến á sừng.
  • Nguyên nhân bên ngoài: Ngoài những lý do trên có thể gây bệnh thì cuộc sống sinh hoạt hằng ngày những thói quen ăn uống, sử dụng rượu bia, chất kích thích, thời tiết thay đổi cũng sẽ là nguy cơ gây bệnh ở mọi đối tượng hiện nay.

Biến chứng

Người bệnh bị vảy nến và á sừng có gây nguy hiểm không, có chữa được không và có biến chứng gì hay không? Trên thực tế, bệnh vảy nến á sừng khi ở thể nhẹ sẽ không gây nguy hiểm gì quá lớn. Đồng thời bạn vẫn có thể chữa khỏi nếu có hình thức phù hợp và bạn kiên trì áp dụng trong thời gian dài kiên trì và đều đặn.Nhưng nếu không có phương án điều trị sớm và kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến nặng hơn và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nhất là khi bệnh hình thành mãn tính, có thể lan rộng đến những vùng da khác và lúc này việc chữa khỏi là rất khó khăn. Một vài trường hợp nặng các hình thức chữa bệnh chỉ có tác dụng tạm thời thuyên giảm bệnh mà không giúp khỏi hẳn.Trong đó những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như sau:

  • Nhiễm trùng da: Khi bị á sừng, vẩy nến, những vùng da bị bong tróc sưng tấy lên tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Từ đó, khiến bệnh nhân thường có hành động gãi để làm dịu cơn ngứa. Điều này vô tình khiến vùng da bị bệnh trở nên trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trú lại tại đây gây nhiễm trùng da. Nguy hiểm nhất là khi vi khuan này tấn công vào đường máu có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Những vùng da bị thương thường sẽ xuất hiện ở những vị trí dễ thấy như tay, chân, sau đầu và trên cổ. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý ngoại hình, người bệnh sẽ ngại khi phải giao tiếp hay tiếp xúc với người khác. Vô tình khiến sinh ra tâm lý mặc cảm và tự ti ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày và mất đi những cơ hội thắng tiến trong công việc.
  • Gây suy giảm sức khỏe: Bệnh vẩy nến á sừng kéo dài, những cơn ngứa lại thường xuất hiện nhiều vào ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ,. Kèm theo đau, cảm giác nhức nhối, đau rát, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trạng thái, bị stress, căng thẳng và lo âu.

Phòng ngừa

Bệnh vảy nến á sừng có thể không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế mỗi chúng ta nên có ý thức tự phòng tránh bệnh bệnh bằng những biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nước là một trong những nguồn năng lượng rất cần thiết cho cơ thể, đủ nước sẽ phòng tránh được nhiều căn bệnh khác nhau. Đủ nước còn cấp ẩm cho da, giảm bớt sự thô ráp, nứt nẻ và giúp da luôn mịn màng, trắng sáng.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung các loại vitamin C, A, E, chất xơ và dưỡng chất cần thiết từ nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây,.... Những loại này không chỉ giúp phòng tránh bệnh vảy nến á sừng vô cùng tốt mà ngay khi đang điều trị cũng sẽ hỗ trợ thuyên giảm và tránh để bệnh nặng nề hơn.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm không tốt: Những loại đồ ăn dễ gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, các loại thịt đỏ, đồ lên men, đồ muối chua hay đồ ăn quá nhiều dầu mỡ đều được các chuyên gia da liễu khuyến cáo không sử dụng. Những thực phẩm sẽ tăng sinh tế bào sừng hóa, gây ngứa ngáy thậm chí là khiến bệnh phát triển và lan rộng ra nhiều vùng khác.
  • Không sử dụng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Trong quá trình sử dụng những loại mỹ phẩm để chăm sóc làn da, hạn chế sử dụng những loại có quá nhiều chất hóa học, chất tẩy trắng,... có thể gây kích ứng và ngứa ngáy đều là nguyên nhân gây bệnh. Thay vào đó, bạn nên tin dùng những loại có nguồn gốc từ thiên nhiên, vừa an toàn và không gây kích ứng.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: Mỗi người chúng ta nên có một lối sống, chế độ sinh hoạt thật sự khoa học, Từ việc cân bằng ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt đến làm việc. Bên cạnh đó, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Bệnh nhân nay khi phát hiện những biểu hiện của bệnh hoặc những thay đổi bất thường trên da cần sớm đến bệnh viện. tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe của bạn, có bị bệnh hay không, đã phát triển đến mức độ nào cũng như đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Chẩn đoán lâm sàng: Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán lâm sàng thông qua những biểu hiện đang gặp trong thời gian trở lại đây. Cộng với đó là quan sát của bác sĩ những vùng da đang có sự thay đổi.Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân và những người trong gia đình, bố mẹ, vợ chồng có từng bị mắc bệnh về da liễu hay không. hay gần đây bệnh nhân có bị dị ứng với thức ăn, mỹ phẩm, hay hóa chất nào,... Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ bước đầu đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Làm một số những xét nghiệm: Sau khi qua bước đầu tiên, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số những xét nghiệm để xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như đưa ra mức độ tình trạng hiện tại một cách đúng nhất. Cụ thể những xét nghiệm phải kể đến như sau:

  • Sinh thiết trên da: Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy đi một ít da tại vùng da bị bệnh để kiểm tra. Hình thức này sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách đúng nhất.
  • Soi da: Một vài trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện soi da. Đây cũng là cách để xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng hơn, cũng như biết được tình hình mắc bệnh đang ở giai đoạn nào.
  • Xét nghiệm máu: Ngoài hai cách trên thì bệnh nhân thường được chỉ định thêm làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ biết người bệnh có bị nhiễm trùng máu hay không, hoặc những nguyên nhân gây bệnh là từ bên ngoài hay từ bên trong cơ thể phát ra ngoài.

Kết quả của tất cả những hình thức kiểm tra, xét nghiệm trên đây là căn cứ để đưa ra kết luận bệnh nhân có bị vẩy nến á sừng hay không. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định ứng dụng Tây y, Đông y, các loại thuốc bôi tại nhà hay ứng dụng công nghệ hiện đại để điều trị.

Biện pháp điều trị

Vảy nến á sừng có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau. Và dù là bằng phương pháp nào thì điều chú ý nhất chính là phải kiên trì và tuyệt đối tuân theo những nguyên tắc mà bác sĩ đã đưa ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được bệnh nhân áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng bằng Tây y

Tây y vốn đã có ưu điểm là hiệu quả nhanh, dễ dùng và tiện dụng nhất không mất quá nhiều thời gian sắc thuốc như Đông y. Thêm vào đó, thuốc Tây có hai dạng là thuốc bôi và thuốc uống vừa tác dụng bên trong, lại vừa tác động từ bên ngoài khiến bệnh sẽ nhanh thuyên giảm hơn.Tuy nhiên, một lưu ý khi sử dụng Tây y chính là tuyệt đối tuân thủ yêu chỉ đinh của bác sĩ từ liều lượng, cách dùng, thời điểm uống. Không tự ý tăng liều lượng hay mau về uống vì điều này có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.Những loại thuốc Tây chữa bệnh á sừng, vẩy nến thường được chỉ định kê đơn nhiều nhất phải kể đến như sau:

  • Thuốc bôi Salicylic: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chính là làm giảm sừng hóa trên da, lớp vảy trắng được bong da, đồng thời hỗ trợ cơ thể tái tạo lại những tế bào da mới, giúp da dần hồi phục, mềm da và mịn màng như ban đầu.
  • Thuốc Corticoid dạng bôi: Một nhóm thuốc dạng bôi nữa chính là Corticoid chuyên dùng để điều trị vảy nến, á sừng hay các bệnh về da khác, chàm, tổ đỉa,... Thuốc có tác dụng giảm ngứa vô cùng nhanh, lại kháng viêm, ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển ở những vùng da khác. Tuy nhiên cũng chính vì tác dụng mạnh này mà thuốc chỉ được bác sĩ kê trong một thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Ngoài Corticoid dạng bôi thì còn có Corticoid dạng uống cũng được kê cho bệnh nhân. Thuốc uống tác động từ bên trong, cải thiện chất lượng da và điều hòa cơ thể tốt nhất.
  • Thuốc kháng sinh: Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh như viêm da bội nhiễm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,...
  • Retinoid: Đây là thuốc dùng để dẫn xuất vitamin A, giúp cơ thể hấp thụ chất này tốt hơn, giảm nhanh những thương tổn trên da, ổn định những lớp sừng hóa, mềm da và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc Tây chủ yếu kể trên thì tùy vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bệnh nhân sẽ còn được chỉ định sử dụng thêm những loại thuốc khác như: Thuốc chống nấm, thuốc giảm đau, các loại vitamin C, D3, E,... kem bôi mềm da,..

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì những biện pháp trị liệu ứng dụng từ công nghệ hiện đại cũng được áp dụng. Điển hình như quang hóa trị liệu, liệu pháp laser hoặc ứng dụng thuốc sinh học cũng khá phổ biến trong việc điều trị hiện nay.

Điều trị bằng thuốc Đông Y

Vảy nến á sừng là một bệnh lý ngoài da mãn tính gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, việc sử dụng thuốc Đông y cũng là một lựa chọn được nhiều người quan tâm. Với nguồn gốc từ thiên nhiên, các bài thuốc Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da mà còn tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh, điều hòa cơ thể và nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

1. Bài thuốc 1

Bài thuốc này tập trung vào việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đồng thời làm mát và lưu thông máu huyết, những yếu tố then chốt trong việc giảm viêm nhiễm, bong tróc da và ngứa ngáy do vảy nến á sừng.

  • Tác động:

    • Kim ngân hoa (Lonicera japonica): Chứa chlorogenic acid và luteolin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm dị ứng.

    • Kinh giới (Elsholtzia ciliata): Chứa tinh dầu có tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.

    • Thổ phục linh (Smilax glabra): Chứa saponin và flavonoid, giúp lợi tiểu, giải độc và chống viêm.

    • Đơn đỏ (Flos Carthami): Chứa carthamin, có tác dụng hoạt huyết, thông kinh và giảm đau.

  • Định lượng: Kim ngân hoa 16g, Kinh giới 12g, Thổ phục linh 16g, Đơn đỏ 12g.

2. Bài thuốc 2

Bài thuốc này nhằm mục đích khu phong, trừ thấp, đồng thời hoạt huyết và dưỡng huyết, từ đó cải thiện tình trạng da khô, bong tróc và giảm viêm nhiễm.

  • Tác động:

    • Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis): Chứa darutoside, có tác dụng kháng viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của tế bào da bất thường.

    • Khổ sâm (Sophora flavescens): Chứa matrine và oxymatrine, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.

    • Đương quy (Angelica sinensis): Chứa vitamin B12 và acid folic, giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng da.

    • Thục địa (Rehmannia glutinosa preparata): Chứa rehmannioside, giúp dưỡng âm, bổ huyết và làm mềm da.

  • Định lượng: Hy thiêm 12g, Khổ sâm 12g, Đương quy 12g, Thục địa 16g.

3. Bài thuốc 3

Bài thuốc này giúp bổ huyết, dưỡng âm, làm mềm da và giảm ngứa, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp vảy nến á sừng có biểu hiện da khô, nứt nẻ.

  • Tác động:

    • Sinh địa (Rehmannia glutinosa): Chứa rehmannioside, giúp dưỡng âm, bổ huyết và làm mềm da.

    • Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis): Chứa saponin, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát máu.

    • Mạch môn (Ophiopogon japonicus): Chứa ophiopogonin, giúp dưỡng âm, nhuận phế và giảm ho.

    • Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum): Chứa lecithin và anthraquinone, giúp bổ máu, đen tóc và làm chậm quá trình lão hóa.

  • Định lượng: Sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Hà thủ ô đỏ 12g.

4. Bài thuốc 4

Bài thuốc này giúp điều hòa chức năng gan, tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm căng thẳng, stress, những yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng vảy nến á sừng.

  • Tác động:

    • Sài hồ (Bupleurum chinense): Chứa saikosaponin, giúp giải uất, giảm căng thẳng và điều hòa chức năng gan.

    • Bạch truật (Atractylodes macrocephala): Chứa atractylon, giúp kiện tỳ, tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm đầy bụng.

    • Đẳng sâm (Codonopsis pilosula): Chứa lobetyolin và tangshenoside, giúp bổ khí, tăng cường sức đề kháng và giảm mệt mỏi.

    • Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis): Chứa glycyrrhizin, có tác dụng giải độc, chống viêm và làm dịu da.

  • Định lượng: Sài hồ 10g, Bạch truật 12g, Đẳng sâm 16g, Cam thảo 6g.

5. Bài thuốc 5

Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm phù nề và giải độc, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp vảy nến á sừng có biểu hiện phù nề, ngứa ngáy và viêm nhiễm nặng.

  • Tác động:

    • Thương truật (Atractylodes lancea): Chứa atractylon, giúp lợi thấp, kiện tỳ và giảm đầy bụng.

    • Hoàng bá (Phellodendron amurense): Chứa berberine, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.

    • Phục linh (Poria cocos): Chứa pachymaran, giúp lợi tiểu, giảm phù nề và an thần.

    • Trạch tả (Alisma plantago-aquatica): Chứa alisol B, có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề và thanh nhiệt.

  • Định lượng: Thương truật 12g, Hoàng bá 10g, Phục linh 16g, Trạch tả 12g.

Quy trình sắc thuốc

Rửa sạch dược liệu: Trước khi sắc, bạn nên rửa qua dược liệu bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Lưu ý không rửa quá kỹ hoặc ngâm lâu trong nước, đặc biệt là các loại thảo dược có tinh dầu dễ bay hơi.

Sơ chế dược liệu (nếu cần): Một số loại dược liệu cần được sơ chế trước khi sắc, ví dụ như:

  • Cắt nhỏ các loại thảo dược có kích thước lớn để tăng diện tích tiếp xúc với nước, giúp các hoạt chất dễ dàng được chiết xuất.

  • Nghiền nhỏ các loại hạt cứng hoặc vỏ quả để tăng khả năng giải phóng hoạt chất.

  • Sao vàng hạ thổ một số loại thảo dược để giảm tính hàn hoặc tăng tác dụng của thuốc.

Ngâm dược liệu: Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc, đổ nước lạnh ngập thuốc khoảng 3-5cm. Ngâm trong khoảng 30 phút để dược liệu mềm và nở ra, giúp quá trình chiết xuất diễn ra hiệu quả hơn.

Sắc thuốc: Đặt ấm sắc lên bếp, đun lửa to cho đến khi nước sôi. Sau đó, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc trong khoảng 45-60 phút đối với thuốc bổ hoặc 30-45 phút đối với thuốc thông thường. Lưu ý trong quá trình sắc, không nên mở nắp ấm quá nhiều lần để tránh làm mất tinh dầu của thuốc.

Lọc và chia thuốc: Sau khi sắc xong, tắt bếp và để thuốc nguội bớt. Dùng vải lọc sạch để loại bỏ bã thuốc. Chia nước thuốc thành 2-3 phần để uống trong ngày.

Lưu ý quan trọng

  • Việc sử dụng bài thuốc nào và liều lượng cụ thể cần được tư vấn và kê đơn bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn.

  • Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Việc chữa bệnh vẩy nến, á sừng cần trong một thời gian dài, kiên trì sử dụng các loại thuốc cũng như chăm sóc tại nhà thật cẩn thận và chu đáo. Trong đó bản thân người bệnh cũng như người nhà cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề như sau:

  • Luôn dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng khô tróc, nứt nẻ, khó chịu.
  • Hạn chế tối đa việc gãi để tránh những mụn nước có thể bị vỡ da.
  • Không sử dụng các loại hóa mỹ phẩm nước ở vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nên tránh sử dụng những loại thực phẩm khiến bệnh trở nên nặng hơn như đồ ăn cay nóng, chất kích thích, đồ lên men,... Đồng thời tăng cường những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E,...

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng những mẹo dân gian chữa vảy nến, án sừng dưới đây để điều trị bệnh tại nhà khá an toàn, hiệu quả, các nguyên liệu lại dễ tìm trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như sau:

  • Dùng nha đam trị vảy nến, á sừng

Nha đam là một loại thảo dược đã quá quen thuộc với tất cả các chị em phụ nữ, những công dụng trong việc làm đẹp da, sáng da, dưỡng ẩm thì không thể chối cãi được. Nhưng không phải ai cũng biết một tác dụng khác nữa của nha đam chính là có thể chữa bệnh á sừng, vảy nến tại nhà khá hiệu quả.Hàm lượng vitamin A, C và E trong nha đam sẽ nhanh chóng cấp ẩm và làm mềm da, hỗ trợ quá trình tái tạo lại những tế bào da mới. Hằng ngày bạn chỉ cần đắp những miếng nha đam tươi lên vùng da bị bệnh khoảng 15 - 20 phút là đã mang lại hiệu quả vô cùng tốt rồi.

  • Sử dụng dầu dừa

Một cách điều trị tại nhà khác chính là sử dụng đầu dừa. Mỗi ngày 1 - 2 lần, cho một ít đầu dừa vào lòng bàn tay và matxa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Những tinh chất của dầu dừa nhanh chóng cấp ẩm cho da, dưỡng da và hạn chế những tổn thương trên da có thể xuất hiện một cách tốt nhất.

  • Lá trầu không có thể chữa vẩy nến, á sừng

Trong lá trầu không có một lượng lớn các flavonoid - một loại kháng sinh tự nhiên có thể kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa bệnh lây lan ra những vùng da khỏe mạnh khác. Chính nhờ thế mà trong dân gian thường áp dụng cách dùng lá trầu không để chữa vẩy nến, á sừng cũng như những bệnh lý về viêm da nói chung khác.Người bệnh chỉ cần đun nước từ lá trầu không để tắm hằng ngày. Hoặc giã nát lá trầu không ra đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh hằng ngày 1 - 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android