Vảy Nến Ở Chân
Vảy nến ở chân là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại hàng ngày của người bệnh.
Định nghĩa
Vảy nến là một bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể chúng ta. Trong đó vảy nến ở chân là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại hàng ngày của người bệnh. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Hình ảnh
Triệu chứng
Các tế bào trong cơ thể người cần 28-30 ngày để sản sinh, chết đi, xuất hiện trên bề mặt da và biến mất khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi chân bị vảy nến, hệ miễn dịch bị rối loạn, quá trình này bị đẩy nhanh chỉ còn 3-4 ngày. Các tế bào da sẽ hình thành liên tục rồi chết đi nhưng không thể thoát ra ngoài cơ thể nên tích tụ, gây sưng viêm và những tổn thương trên vùng da chân. Người bệnh có thể gặp triệu chứng từ đùi xuống bàn chân, cụ thể như sau:
- Vảy nến thể mảng: Tình trạng này xuất hiện nhiều ở vùng đầu gối với biểu hiện là da bị sưng đỏ, sưng viêm, vảy trắng, bong tróc. Nếu không kiểm soát bệnh sẽ lan rộng và gây ảnh hưởng đến vùng da bắp chân, mu bàn chân hoặc da đùi.
- Vảy nến ở chân thể mủ: Thường xuất hiện mủ trắng ở lòng bàn chân gây đau đớn, hạn chế khả năng đi lại, vận động. Thậm chí nếu nặng, bệnh còn ảnh hưởng đến toàn bộ chân người bệnh.
- Vảy nến đảo ngược: Ở sau đầu gối xuất hiện những mảng đỏ tươi, mịn và không xuất hiện vảy.
- Vảy nến ở móng chân: Móng chân chuyển thành màu vàng hoặc đục, ở móng có chấm rỗ nhỏ, móng sần sùi và biến dạng.
- Viêm khớp vảy nến: Bệnh ảnh hưởng đến khớp gối, khớp ngón chân, mắt cá chân và làm những khớp này bị sưng, tấy đỏ, đi lại khó khăn và gây tàn tật nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên Nhân
Vảy nến ở chân tay hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, vảy nến có liên quan mật thiết đến yếu tố miễn dịch và được hình thành từ những yếu tố nguy cơ từ bên ngoài môi trường.
Ở cơ thể người bình thường, hệ miễn dịch có thể giúp nhận diện và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, tế bào bị lỗi, hỏng giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xấu gây bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn hoạt động này và khiến cơ thể nhận nhầm, tấn công đến các tế bào lành trong cơ thể.
Hậu quả của quá trình này là những tế bào lành bị chết đi nhanh chóng, không kịp bong ra mà tích tụ lại trên bề mặt, gây các tổn thương đỏ, những đám vảy trắng và đôi khi ngứa ngáy, nứt nẻ chảy máu. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng vảy nến ở chân.
Bên cạnh yếu tố miễn dịch kể trên thì bệnh vảy nến ở chân tay còn xuất hiện do các yếu tố nguy cơ sau:
- Trên da chân có xuất hiện vết thương hở.
- Bị nhiễm trùng da.
- Uống bia, hút thuốc quá nhiều.
- Thường xuyên stress, căng thẳng, tình trạng này kéo dài nhiều ngày.
- Thời tiết khô hanh mà da không đủ ẩm.
- Thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tiếp xúc với hóa chất cùng các dị nguyên.
- Do di truyền: Nếu bố mẹ cùng bị vảy nến thì con sinh ra có 60% nguy cơ mắc bệnh.
Biến chứng
Theo chuyên gia của Vietmec Group, bệnh vảy nến ở chân có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh không có phương pháp chữa trị kịp thời.
- Biến chứng về xương khớp: Các khớp bị sưng đỏ, đau cứng, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy. Cơn đau nhiều ở gót chân, mặt trong của bàn chân và những nơi có gân, gây giảm khả năng vận động và khiến người bệnh mệt mỏi.
- Biến chứng ở hệ tim mạch: Tưởng như không liên quan nhưng vảy nến ở chân có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp và bị đau tim gấp 3 lần người bình thường.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Những mảng da bị bong tróc, sưng đỏ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Người bệnh sẽ ngại ngùng và trở nên tự ti.
- Ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc: Người bệnh vảy nến thường tự ti vì những tổn thương trên cơ thể, mặc cảm về bản thân, trở nên suy nghĩ nhiều hơn, mệt mỏi và có thể bị trầm cảm.
Phòng ngừa
Vảy nến ở chân được đánh giá là khó điều trị hơn vùng da khác do bộ phận này thường di chuyển nhiều. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cũng như phòng tránh bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm giặt mỗi ngày, nên hạn chế dùng nước nóng vì nước nóng dễ làm da bị khô hơn.
- Uống nhiều nước và dùng kem dưỡng ẩm để giúp da luôn khỏe mạnh, ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Áp dụng cách chữa nào bạn cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ y bác sĩ.
- Không nên ăn đồ cay nóng, đồ có nguy cơ dị ứng và không hút thuốc, uống rượu bia.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên thức quá khuya vì không tốt cho sức khỏe, đồng thời tăng nguy cơ bị vảy nến.
- Khi có những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám ngay để được tư vấn giải pháp chữa trị phù hợp nhất.
Biện pháp điều trị
Tây y có nhiều cách giúp xử lý ở chân, trong đó có dùng thuốc và áp dụng liệu pháp ánh sáng. Dùng liệu pháp ánh sáng cho trường hợp bệnh nặng và việc dùng thuốc không đáp ứng.
Các thuốc Tây y chữa bệnh:
- Sử dụng dẫn xuất của vitamin D giúp làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào da và ngăn tạo sừng trên da.
- Thuốc acid salicylic giúp bong sừng, bạt vảy.
- Thuốc corticoid giúp giảm ngứa, điều trị các triệu chứng của bệnh.
- Retinoid dùng tại chỗ hoặc đường uống để ngăn tế bào da sản sinh quá nhanh.
- Thuốc Methotrexate giúp ức chế vùng da bị viêm nhiễm, hạn chế tế bào da sản xuất.
- Thuốc anthralin loại bỏ những vùng da chết, làm mềm da, giữ da khỏe mạnh.
Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp dùng tia sáng chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh để giúp ức chế các tế bào. Bác sĩ có thể chỉ định dùng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV nhân tạo.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Trong dân gian có nhiều mẹo giúp đẩy lùi bệnh vảy nến khá nhanh chóng, đơn giản, cực kỳ tiết kiệm. Cách này dùng những nguyên liệu tự nhiên quanh nhà và chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát.
- Sử dụng lô hội: Gel lô hội có thể giúp làm mềm da, kháng viêm cho da và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Bạn có thể dùng gel nha đam tươi giã nát rồi dùng thoa lên vùng da chân bị bệnh.
- Sử dụng giấm táo: Giấm táo cũng là một nguyên liệu tự nhiên cực kỳ tốt cho những bệnh nhân vảy nến, tuy nhiên không nên dùng cho những vết thương hở. Bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị vảy nến rồi thoa giấm táo lên là được.
- Sử dụng cây lược vàng: Dùng lá cây lược vàng ép lấy nước rồi thoa lên vùng da cần điều trị, phần bã có thể dùng đắp lên da cũng rất tốt. Mỗi tuần này dùng cách này 3 - 4 lần để nhanh chóng cải thiện bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở