Vảy Nến Hồng

Tổng quan

Vảy nến hồng hay còn được biết đến với tên gọi là vảy phấn hồng, một bệnh da liễu rất phổ biến hiện nay. Thống kê cho thấy tại Việt Nam trong 2% dân số mắc vảy nến có khoảng 60% số người mắc bệnh ở thể phấn hồng. Vậy bệnh vảy nến phấn hồng là gì, cách nhận biết và phương pháp điều trị ra sao? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của VietmecGroup để biết được những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh lý này.

Định nghĩa

Vảy nến hồng một căn bệnh ngoài da với biểu hiện ban đầu là những chấm tròn nhỏ, kích thước từ 2 đến 10cm. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như bụng, lưng, ngực. Sau một thời gian, khi không được điều trị, từ vị trí ban đầu, bệnh sẽ lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể như cổ, đùi, cánh tay.

Ở những người da sẫm màu, ban hồng sẽ có lớp vảy tròn màu xám hoặc nâu đậm. Trong khi đó, ở những người da trắng chúng sẽ có màu hồng tươi khá đặc trưng.

Căn bệnh có thể kéo dài trong thời gian từ 2 - 3 tháng, sau đó các ban đỏ cùng triệu chứng ngứa ngáy sẽ biến mất. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát và tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc ngay sau đó. Thống kê cho thấy độ tuổi thường mắc bệnh là từ 10 tới 35 tuổi. Nữ giới thường là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Á sừng vảy nến hồng khiến người mắc cảm thấy khó chịu khi thường xuyên bị bong tróc, khô và rát ở da. Bệnh tái phát dai dẳng, có thể gây ra viêm nhiễm khiến cuộc sống, tâm lý và sức khỏe bị suy giảm.

Bệnh nhân cảm thấy tự ti, mặc cảm và sợ hãi sự kỳ thị, né tránh của những người xung quanh. Áp lực từ cộng đồng cùng với nỗi lo tái phát khiến nhiều bệnh nhân bị stress, thậm chí là trầm cảm.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Vảy nến hồng hoàn toàn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên, căn bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề ngoài da khác như nổi mề đay, nấm da, viêm da đầu.

Thống kê cũng cho thấy có tới hơn 70% người mắc vảy nến hồng có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi và sốt nhẹ. Ngoài ra có thể nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện trên da như sau:

  • Hình thành các chấm hồng nhỏ trên da, khô và dễ dàng bong tróc. Bên trên các chấm hồng này thường được phủ 1 lớp vảy phấn.
  • Vảy hồng có thể mọc thành cụm với hình tròn hoặc hình bầu dục. Ở giai đoạn đầu nhiều người nhầm tưởng đây là mụn trứng cá hoặc một số loại mụn bọc ngoài da. Sau thời gian từ 1 đến 2 tuần kể từ khi bắt đầu hình thành, vảy hồng sẽ tăng dần kích thước đạt từ 5 - 10 cm. Chúng có thể lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể, trong đó những vùng thường gặp nhất là bụng, lưng, cổ. Đi kèm với việc lan rộng này là biểu hiện đau rát, ngứa ngáy hết sức khó chịu.
  • Khi thường xuyên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh tại vùng bị bệnh các biểu hiện ngứa ngáy có thể tăng lên.
  • Vùng da tổn thương có thể tự lành trong khoảng 2 tháng nhưng sau đó có thể để lại vết thâm, tái phát vào nhiều thời điểm trong năm. Nếu không biết cách vệ sinh và chăm sóc da có thể bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm.

Như vậy có thể nhận thấy mặc dù có nhiều biểu hiện giống bệnh lý ngoài da khác nhưng nếu chú ý, theo dõi và lắng nghe cơ thể thì bạn vẫn sẽ nhanh chóng phát hiện vảy nến hồng.

Nguyên Nhân

Thực tế cho tới nay y học vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây vảy nến phấn hồng. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng căn bệnh không xảy ra do sự tấn công của nấm, vi khuẩn hay virus. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều nghiên cứu lại đặt ra giả thiết chúng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc tấn công.

Nghiên cứu cho thấy vảy nến hồng là bệnh lý thường xảy ra với các đối tượng từng mắc nhiều vết thương ngoài da và không điều trị dứt điểm. Ngoài ra khi môi trường sống xuất hiện các yếu tố gây kích ứng như thời tiết, bụi bẩn thì bệnh có thể xảy ra với nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra những yếu tố khác được cho là đóng góp một phần nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Do suy giảm hệ miễn dịch hoặc do yếu tố di truyền.
  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh.
  • Tình trạng căng thẳng, áp lực, stress kéo dài và thường xuyên trong công việc hoặc cuộc sống.
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và không sử dụng đồ bảo hộ cũng như biện pháp bảo vệ.

Biến chứng

Vảy nến hồng là bệnh lành tính, thường tự khỏi trong vòng 4-8 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Do gãi ngứa, da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Tăng nguy cơ bệnh lý khác: Một số nghiên cứu cho thấy, vảy nến hồng có thể liên quan đến các bệnh lý khác như viêm khớp vảy nến, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Bệnh vảy nến hồng gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể làm giảm tự tin và gây ra căng thẳng, lo lắng.
  • Mất ngủ: Ngứa ngáy và khó chịu về đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Phòng ngừa

Việc chăm sóc da và kiêng cữ trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  • Chú ý sử dụng kem giữ ẩm và làm dịu da thường xuyên để các nốt ban mau lành.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng tắm để tránh sự phát triển và lan rộng của các vảy nến hồng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời đặc biệt là thời điểm từ 9h sáng đến 4h chiều.
  • Luôn luôn đảm bảo vệ sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Vảy nến hồng là một bệnh da liễu phổ biến, thường gây ra các đốm đỏ, vảy mịn trên da. Để chẩn đoán vảy nến hồng, các bác sĩ thường dựa vào các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng trên da, quan sát hình dạng, màu sắc và sự phân bố của các đốm vảy nến. Các đốm này thường xuất hiện đầu tiên trên ngực, bụng hoặc lưng, sau đó lan rộng ra các vùng khác.
  • Xét nghiệm da: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu da để kiểm tra dưới kính hiển vi, loại trừ các bệnh da liễu khác có triệu chứng tương tự như bệnh nấm da, viêm da cơ địa.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng tương tự, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu.

Biện pháp điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp cũng như loại thuốc đặc trị để ngăn chặn căn bệnh. Căn cứ vào tình trạng của từng người bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp kiểm soát triệu chứng hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh lý bằng thuốc Tây theo chỉ định

Thông thường với trường hợp mắc vảy nến hồng giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại kem có hàm lượng nhẹ và trung bình như: Desonide, Betamethason, Hydrocortison,... Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô và bong da.

Trường hợp người bệnh bị tổn thương nặng do vảy nến hồng gây ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm: Tác dụng là ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tiếp tục tiến triển. Các loại thuốc phổ biến như: Chlorpheniramine, Loratadine Fexofenadine và Cetirizine…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp các tổn thương có dấu hiệu bội nhiễm và lan rộng, trong đó có thể kể tới Acyclovir, Erythromycin,...

Để điều trị vảy nến hồng bằng thuốc bôi tại chỗ có thể nhanh chóng giảm các tổn thương đang có trên da, giúp dưỡng ẩm hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt thận trọng bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rạn da, teo da, giãn mạch hoặc tổn thương gan thận.

Thực tế đã có không ít người đã lạm dụng thuốc Tây dẫn tới gia tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến bệnh tái phát nhiều lần, dai dẳng, khó điều trị triệt để.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, phương pháp quang hóa trị liệu đã ra đời mở hướng điều trị mới cho người bệnh. Biện pháp điều trị bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời, ánh sáng của tia UV để chiếu tới vùng da đang bị tổn thương.

Tính hiệu quả của phương pháp này đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra, tuy nhiên với chi phí khá cao và tiềm ẩn một số rủi ro nên không có nhiều người lựa chọn.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà hiệu quả

Để trị vảy nến hồng, bên cạnh thuốc Tây, các mẹo dân gian cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc dân gian thường rất an toàn, lành tính, có thể sử dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ và cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Dưới đây là một số phương pháp chữa vảy nến tại nhà được nhiều người áp dụng:

  • Bài thuốc sử dụng dầu dừa: Thành phần của dầu dừa giúp kháng nấm, giảm khô da và giảm ngứa hiệu quả. Bệnh nhân cần thoa dầu dừa lên trên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần và kéo dài liên tục khoảng 10 ngày để thấy hiệu quả.
  • Mẹo chữa bệnh vẩy nến phấn hồng bằng lô hội: Gel lô hội không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn đặc biệt hiệu quả trong việc dưỡng ẩm da và ngăn ngừa ngứa. Sử dụng bài thuốc đơn giản bằng cách bôi gel lô hội lên vùng da mắc bệnh. Chờ sau khoảng nửa giờ đồng hồ rửa sạch lại da với nước.
  • Chữa bệnh với bột yến mạch: Người bệnh chỉ cần tắm với nước có pha bột yến mạch để giúp kháng viêm và giảm ngứa. Lưu ý là chỉ sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải và không quá nóng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để quá trình điều trị đạt được kết quả cao nhất, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh vảy nến cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng để giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Thực phẩm nên ăn: Các loại thực phẩm giàu Omega 3 như: Cá thu, cá hồi. Những loại đồ ăn này sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm và bong vảy. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm các loại rau quả giàu axit folic như cà rốt, đu đủ, cải xanh, xoài và bơ,...Tăng cường thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt đặc biệt là vừng đen để cung cấp các chất dinh dưỡng cho da.
  • Thực phẩm nên kiêng: Hạn chế việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu protein như hải sản, tôm, cua, mực, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp hoặc thực phẩm cay nóng. Bệnh nhân cũng không nên sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích.

Chuẩn bị khi đi khám

Khi bạn có các triệu chứng nghi ngờ vảy nến hồng và chuẩn bị đi khám, có một số điều bạn nên chuẩn bị:

  • Ghi chú triệu chứng: Ghi lại chi tiết các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm thời gian xuất hiện, mức độ ngứa ngáy, đau rát và các yếu tố có thể làm triệu chứng tồi tệ hơn hoặc giảm nhẹ.
  • Danh sách thuốc: Liệt kê tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, và các thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá liệu có phản ứng phụ nào từ thuốc có thể gây ra triệu chứng của bạn.
  • Tiền sử bệnh lý: Cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm các bệnh da liễu trước đây, các bệnh mãn tính và các dị ứng mà bạn biết.
  • Câu hỏi cho bác sĩ: Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ, như nguyên nhân gây ra bệnh, các phương pháp điều trị có thể, cách chăm sóc da tại nhà và những biện pháp phòng ngừa.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android