Vảy Nến Da Đầu
Vảy nến da đầu là tình trạng rối loạn cơ địa khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra do sự tăng sinh bất thường của tế bào thượng bì ở da đầu. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là bong tróc, ngứa ngáy kèm theo nhiều mảng trắng. Để hiểu rõ về bệnh từ đó hạn chế biến chứng bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Vietmec.
Định nghĩa
Vảy nến da đầu là bệnh lý ngoài da rất phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở bất cứ điểm nào trên cơ thể. Trong đó vùng da đầu có nguy cơ mắc cao nhất với tỷ lệ chiếm hơn 50%. Vị trí này cũng đặc biệt nhạy cảm, dễ dàng tiến triển nặng và lan rộng, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bị vảy nến ở đầu xuất hiện do tăng sinh tế bào thượng bì bất thường. Điều này dẫn tới việc hình thành các mảng viêm màu đỏ, vảy trắng và hơi bạc. Bệnh có biểu hiện ban đầu là xuất hiện từng nốt nhỏ, thời gian sau đó sẽ lan dần sang hết vùng da đầu, cổ, gáy, trán và vành tai.
Khi không được điều trị kịp thời, vùng viêm sẽ lan rộng từ da đầu tới toàn thân. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, bệnh được chia thành hai mức độ tiến triển như sau:
- Vảy nến da đầu nhẹ: Thời điểm này bệnh gây ra diện tích viêm nhiễm và thương tổn không quá 5%. Các chấm đỏ thường được chia thành mảng với đường kính không quá 2cm. Bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm các vảy màu trắng bạc trên da và xếp chồng lên nhau theo nhiều lớp. Bệnh nhân cũng xuất hiện tình trạng rụng tóc kèm theo ngứa ngáy da đầu.
- Vảy nến da đầu cấp độ nặng: Khi này phần diện tích bị viêm nhiễm tăng lên tới hơn 10%, kèm theo biểu hiện là vùng da bị vảy đỏ, rụng tóc và có thể tóc không mọc lại tại khu vực bị viêm.
Bị vảy nến á sừng ở đầu là tình trạng viêm nhiễm lành tính. Căn bệnh thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe, tuy nhiên chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh
Triệu chứng
Để quá trình điều trị bệnh vảy nến da đầu đạt hiệu quả nhất, việc nhận biết sớm các dấu hiệu là cực kỳ cần thiết. Dưới đây là tổng hợp các dấu hiệu thường gặp nhất ở căn bệnh này theo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa:
- Tổn thương trên da: Xuất hiện nhiều mảng đỏ với hình dạng và kích thước không đồng nhất. Kèm theo đó là cảm giác nổi cộm khi dùng tay chạm nhẹ vào các vết đỏ.
- Mảng trắng: Nhiều vảy trắng được hình thành và xếp chồng lên nhau, có màu bạc giống sáp nến, bong tróc thành nhiều mảng lớn hoặc nhỏ.
- Dấu hiệu ngứa ngáy: Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị ngứa ngáy trên da đầu do tình trình viêm nhiễm gây ra. Thậm chí nếu chà xát quá nhiều, vùng tổn thương có thể lan rộng, chảy máu và nhiễm trùng.
- Rụng tóc bất thường: Đây cũng là một trong số những dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân bị vảy nến da đầu. Thậm chí nhiều trường hợp tóc không thể mọc lại sau khi mắc bệnh.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân vảy nến da đầu hiện tại vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên tình trạng được nhận định là xuất phát từ những rối loạn trong hệ miễn dịch, khiến các tế bào tăng sinh, phát triển với tốc độ bất thường, gây bong tróc trên da.
Thông thường thời gian để chu chuyển tế bào thượng bì sẽ kéo dài từ 22 tới 27 ngày. Tuy nhiên ở bệnh nhân bị vảy nến da đầu quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng từ 2 tới 4 ngày. Vì thế các tế bào tăng sinh có thể chất chồng lên tế bào cũ, từ đó gây ra hiện tượng đóng vảy trắng trên da.
Bên cạnh đó bệnh vảy nến trên đầu cũng được gây ra bởi một số nguyên nhân khác như sau:
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người từng mắc các bệnh lý như chàm, nấm, vảy nến thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Stress kéo dài: Tình trạng căng thẳng thần kinh cũng là một trong số những lý do dẫn tới rối loạn hệ miễn dịch, tăng nguy cơ gây bệnh.
- Rối loạn chuyển hóa da: Nếu mức độ oxy hóa da tăng cao, quá trình tổng hợp ADN sẽ được kích thích khiến tăng sinh tế bào sừng bất thường.
- Do rối loạn chuyển hóa đạm: Một trong những nguyên nhân chính gây vảy nến da đầu chính là do rối loạn chuyển hóa đạm. Đây cũng là lý do khiến các triệu chứng viêm nhiễm tiến triển nhanh chóng hơn.
- Do nhiễm trùng: Bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến da đầu.
- Tác động ngoài da: Một số thói quen hay chà xát, cào, gãi hoặc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Yếu tố khác: Tình trạng rối loạn nội tiết tố, dị ứng hoặc kích ứng da do tiếp xúc với thuốc, ánh sáng cũng có thể gây ra bệnh vảy nến ở đầu.
Phòng ngừa
Bệnh vảy nến da đầu không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng của người mắc. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của bệnh nhân. Việc chăm sóc, vệ sinh da đầu sạch sẽ là hết sức cần thiết, bạn hãy lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Luôn luôn giữ vệ sinh cơ thể, da đầu sạch sẽ. Thường xuyên gội đầu bằng sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên.
- Không sử dụng tay để gãi hay chà xát da đầu vì sẽ khiến gia tăng các tổn thương trên da.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo âu và căng thẳng để tránh rối loạn trong cơ thể.
- Không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc, ép, uốn hoặc các hoạt động liên quan tới hóa chất trên da đầu khi đang mắc bệnh.
- Không sử dụng mũ nón hoặc các loại mũ bảo hiểm trong thời gian quá dài, nhất là vào những ngày nắng nóng khi da đầu đổ nhiều mồ hôi.
- Vảy nến da đầu kiêng ăn gì? Theo đó người bệnh không nên sử dụng thực phẩm cay nóng, các loại đồ ăn đóng hộp và chiên rán. Thay vào đó bệnh nhân nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả vào các bữa ăn hàng ngày.
Biện pháp chẩn đoán
Để điều trị vảy nến da đầu triệt để đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát, việc phát hiện bệnh sớm là điều cực kỳ cần thiết. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, hãy tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.
- Thăm khám lâm sàng, kiểm tra tiền sử bệnh lý: Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và quan sát các dấu hiệu bên ngoài như vảy trắng, viêm đỏ hoặc rụng tóc của người bệnh.
- Tiến hành sinh thiết da: Bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy một mẫu da nhỏ của bệnh nhân, tiến hành quan sát, phân tích để xác định và phân biệt với các bệnh lý liên quan.
- Xét nghiệm mô bệnh học: Một vài trường hợp bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm mô bệnh học để xác định chính xác nhất tình trạng hiện tại.
Biện pháp điều trị
Sử dụng thuốc Tây để trị bệnh vảy nến da đầu là phương pháp được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc uống và dầu gội đặc biệt để làm sạch da đầu. Cụ thể như sau:
- Thuốc Acid Salicylic: Bào chế dạng dung dịch có tác dụng làm bong vảy, khử trùng đồng thời ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Corticoid dạng bôi: Sử dụng với các bệnh nhân mắc vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng, tác dụng là làm chậm quá trình tăng sinh tế bào, giảm ngứa đồng thời ức chế hệ miễn dịch. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý là khi lạm dụng thuốc có thể làm mỏng da rất nguy hiểm.
- Thuốc Anthralin: Sử dụng với tác dụng là khôi phục ADN, đồng thời loại bỏ các mô, tế bào bất thường, làm mềm da.
- Retinoids, Methotrexate hoặc Cyclosporine: Đây là những loại thuốc uống có tác dụng hạn chế quá trình sản xuất tế bào da từ bên trong, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm cũng như hạn chế nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó bệnh nhân bị vảy nến da đầu cũng có thể sử dụng thêm các loại dầu gội chứa Acid Salicylic, Coal Tar để làm sạch hoàn toàn da đầu và ngăn chặn tình trạng vảy nến lan rộng.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh nhân bị vảy nến da đầu giai đoạn nhẹ với diện tích thương tổn nhỏ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ngay tại nhà. Phương pháp này rất đơn giản và còn tiết kiệm chi phí.
- Bài thuốc từ giấm táo: Chỉ cần sử dụng khoảng 2 muỗng giấm táo, đem pha loãng với nước sạch. Sau đó bệnh nhân sử dụng bông gòn thấm dung dịch đã pha thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Sau khoảng thời gian 20 phút thì gội đầu lại với nước sạch để loại bỏ nấm da đầu.
- Bài thuốc từ dầu dừa: Sử dụng từ 2 - 3 muỗng dầu dừa nguyên chất để thoa lên các vùng da mẩn đỏ, massage nhẹ nhàng da dầu sau đó gội lại với nước sạch.
- Bài thuốc từ quả bồ kết: Đem nướng quả bồ kết cho đến khi vàng và có mùi thơm, sau đó đun chung với khoảng 2 lít nước. Gội đầu bằng nước bồ kết để trị bệnh.
Trị bệnh vảy nến da đầu bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn. Tuy nhiên hiệu quả của bài thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Chuyên gia
- Cơ sở