Vảy Nến Khi Mang Thai
Bị vảy nến khi mang thai khiến nhiều chị em đứng ngồi không yên, lo sợ làm nguy hại đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên, đây lại không phải tình trạng hiếm gặp với tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh là khá lớn và đang có xu hướng tăng cao. Vậy mẹ bầu mắc vảy nến có nguy hiểm không và đâu là cách điều trị chính xác? Hãy cùng Vietmec tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, khởi phát theo chu kỳ, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian dài hoặc thậm chí là cả đời. Trong thực tế, bị vảy nến khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, chị em rất dễ bị rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm từ đó gây nên hiện tượng tăng sinh tế bào quá mức.
Hình ảnh
Triệu chứng
Vảy nến có những đặc trưng khá rõ ràng, người mắc có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện như:
- Vùng da đỏ ửng, có sự phân định rõ ràng giữa vùng da khỏe mạnh và vùng da mắc bệnh.
- Xuất hiện các mảng vảy sừng màu xám, trắng bạc trên da.
- Da bong tróc, có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.
- Bệnh có xu hướng khởi phát chủ yếu tại vùng da có nếp gấp như các khớp, khuỷu tay, đầu gối…
- Một số trường hợp xảy ra tình trạng sưng đau khớp…
Nguyên Nhân
Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, cơ thể nữ giới sẽ có nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, hàm lượng hormone có sự giao động, sức đề kháng dần suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, việc suy giảm hệ thống miễn dịch cũng khiến cơ thể trở nên nhạy cảm quá mức và gây ra sự nhầm lẫn trong việc xác định các tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch coi tế bào da là yếu tố tiêu cực và đào thải một cách mạnh mẽ. Từ đó, chu kỳ sống của tế bào da bị rút ngắn và dẫn đến sự tăng sinh quá mức, tế bào da xếp chồng lên nhau gây viêm nhiễm, sưng tấy, đau rát…
Biến chứng
Về vấn đề bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, vảy nến á sừng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không làm sảy thai cũng như không gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tuy nhiên, Tạp chí Viện da liễu Hoa Kỳ từng đưa ra kết luận, vảy nến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân nếu mẹ mắc bệnh ở giai đoạn nặng.
Do vậy, chị em vẫn cần tiến hành điều trị vảy nến, không nên chủ quan xem nhẹ bệnh. Song song với đó, việc duy trì một trạng thái tâm lý thoải mái cũng là điều cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Phòng ngừa
Phụ nữ trong thai kỳ thường rất nhạy cảm vì vậy hoạt động điều trị, chăm sóc với đối tượng này cũng đòi hỏi nhiều vấn đề. Theo đó khi mắc bệnh, mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm những nội dung sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Mọi hoạt động tự ý mua, uống thuốc, dùng sai liều không những ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh mà còn có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày nhất là vùng da chịu tổn thương.
- Chú ý hoạt động dưỡng ẩm, trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ.
- Tránh mặc quần áo bó sát làm tổn thương trở nặng.
- Tiến hành tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng sinh tế bào quá mức.
- Duy trì cân nặng một cách hợp lý, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chú ý bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu.
- Tránh tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích có hại cho cả mẹ và bé như đồ uống có cồn, thuốc lá, caffein...
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh stress gây ảnh hưởng xấu cho việc điều trị và sức khỏe thai nhi.
- Tiến hành khám thai định kỳ nhằm đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.
Biện pháp điều trị
Chữa vảy nến trong Tây y chủ yếu sử dụng thuốc nhằm kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Với mẹ bầu, mọi hoạt động bôi, uống hay tiêm bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải được kê đơn và hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc trị vảy nến cho bà bầu thường dùng là:
- Các loại kem trị bệnh có chứa thành phần là Corticoid.
- Các loại thuốc, nước sát khuẩn có tác dụng làm sạch.
- Các loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da nhằm đẩy nhanh hiệu quả phục hồi.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ thay vì nhóm thuốc tác dụng toàn thân đường uống và đường tiêm. Chú ý, trong thai kỳ chị em cần tránh việc sử dụng các loại thuốc sau Adalimumab, Infliximab, Etanercept, Methotrexate, Acitretin…
Ngoài ra, ở một số trường hợp, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp chiếu tia cực tím - quang trị liệu nhằm đẩy lùi vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này có mức chi phí cao và người bệnh tuyệt đối không thực hiện nếu không được tư vấn từ phía bác sĩ.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Mẹ bầu bị vẩy nến ở thể nhẹ, mới khởi phát, diện tích tổn thương nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng mẹo dân gian nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một số mẹo trị bệnh vảy nến đem lại hiệu quả cao, không tác dụng phụ mẹ bầu có thể tham khảo là:
- Sử dụng dầu dừa: Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm, lau khô rồi lấy một lượng tinh dầu dừa vừa đủ đem xoa đều lên và kết hợp massage nhẹ. Thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
- Sử dụng dầu oliu: Chuẩn bị một lượng dầu oliu vừa đủ đem cho vào lò vi sóng quay nóng. Tiếp theo, người bệnh thoa đều dầu oliu lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage nhẹ. Thư giãn khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm và thấm khô.
- Sử dụng nha đam: Dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da bị tổn thương và kết hợp massage nhẹ. Thư giãn sau khoảng 15 phút, người bệnh rửa sạch lại da với nước ấm và thấm khô.
Lưu ý, không dùng mẹo trị bệnh dân gian với tình trạng bệnh nặng, có vết thương hở. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Chuyên gia
- Cơ sở