Lồi Đĩa Đệm L4 L5
Lồi đĩa đệm L4 L5 thuộc vào nhóm bệnh xương khớp gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Việc phát hiện bệnh sớm và có các biện pháp chữa trị thích hợp sẽ giúp chúng ta hồi phục sức khỏe xương khớp hiệu quả, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Định nghĩa
Phồng lồi đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý thường gặp tại khu vực đốt sống. Đây là vị trí đốt sống thấp nhất của cột sống thắt lưng. L4 L5 có nhiệm vụ đảm nhiệm chức năng chính là hỗ trợ nâng đỡ cho phần trên của cơ thể. Nơi này chịu lực tải trọng lớn khi có các lực tác động mạnh lên cột sống.
Bệnh lồi đĩa đệm L4 L5 được coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm cột sống. Bởi tác động từ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan gây nên khiến đốt sống bị hư hại. Phần vòng sợi bị rạn nứt, các nhân nhầy dễ dàng chui vào khe rách và gây biến dạng đĩa đệm (lồi phồng) chèn lên các rễ thần kinh, hình thành nên cơn đau.
Hình ảnh
Triệu chứng
Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh lồi đĩa đệm L4 L5 thường sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Có dấu hiệu đau mỏi ở vùng thắt lưng, đau nhức sẽ gia tăng vào chiều tối và sáng sớm.
- Thời kỳ đầu bệnh nhân có thể không nhận biết rõ cơn đau nhưng về lâu dài sẽ là những cơn đau âm ỉ dai dẳng và theo đà tăng dần.
- Không chỉ bị đau tại thắt lưng, người bệnh còn thấy cơn đau kéo chạy dọc xuống chân, gây ra nhiều hạn chế trong quá trình di chuyển.
Hiện nay, bệnh lý phồng lồi đĩa đệm L4 L5 đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và có xu hướng trẻ hóa đáng lo ngại. Do đó, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có hướng điều trị, khắc phục là rất cần thiết.
Nguyên Nhân
Lồi đĩa đệm L4 L5 có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nắm rõ các yếu tố này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị thật hiệu quả.
- Lão hóa tự nhiên: Tuổi già là vấn đề không ai có khả năng tránh khỏi, khi tuổi càng cao, cơ thể càng lão hóa và xảy ra nhiều trục trặc tại xương khớp. Khi đó, cột sống cũng sẽ là nơi chịu những ảnh hưởng đầu tiên nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách. Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống, bệnh sẽ dễ dàng dẫn tới phồng đĩa đệm L4 L5.
- Do các chấn thương: Những tai nạn ngã, va đập trong quá trình lao động, vui chơi, tai nạn giao thông,... nếu làm cột sống bị thương, đĩa đệm bị ảnh hưởng đều có nguy cơ hình thành lồi đĩa đệm.
- Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Việc bạn ngồi sai tư thế, tập thể dục quá sức, sai cách đều dễ dàng khiến cột sống bị cong vẹo, gai đốt sống. Hoặc những người thường khuân vác nặng không đúng cách cũng là nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
- Yếu tố di truyền: Dựa theo các nghiên cứu thu được, trong gia đình có bố hoặc mẹ bị lồi đĩa đệm L4 L5, con cái khi sinh ra cũng sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường từ 3 - 5 lần.
Biến chứng
Cùng với thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh, nhiều người cũng rất quan tâm tới vấn đề đây có phải bệnh lý nguy hiểm không. Thực tế, lồi đĩa đệm L4 L5 hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như sau:
- Bị thoát vị đĩa đệm: Bệnh lý lồi đĩa đệm L4 L5 chính là một trong những cảnh báo đầu tiên của chứng thoát vị. Khi lớp vỏ bao xơ bị rách sẽ làm nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, khởi phát thoát vị đĩa đệm. Những dây chằng xung quanh cũng bị phình đại và kết hợp với khối thoát vị sẽ chèn ép mạnh lên tủy sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân lúc này còn bị thêm hẹp ống sống đau đớn vô cùng, khả năng hoạt động của cơ thể bị sụt giảm một cách rõ rệt.
- Bại liệt, teo cơ: Khi mắc lồi đĩa đệm L4 L5, bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời sẽ rất dễ xuất hiện cảm giác tê mỏi kéo dài, bệnh nhân giảm khả năng vận động. Khi đó, các bó cơ sẽ dần teo lại, nguy hiểm nhất chính là bị bại liệt, mất hẳn khả năng vận động. Tình trạng này sẽ có tác động rất tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong mọi hoạt động.
Phòng ngừa
Phồng đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý có thể phòng ngừa được nếu chúng ta áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tạo thời gian cho xương khớp được thư giãn tốt hơn.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, nên bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp và tránh các thức ăn gây hại.
- Tập luyện thể thao, thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và cột sống được vững chắc.
- Khi ngồi học hay là việc cần ngồi đúng tư thế, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới cột sống thắt lưng.
- Khi xảy ra các chấn thương ở cột sống cần điều trị sớm và triệt để, tránh để tổn thương diễn ra lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho đốt sống.
Biện pháp điều trị
Tây y là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng hiện nay vì cho hiệu quả cao, nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình trạng lồi đĩa đệm thực tế cũng như sức khỏe của người mắc, các bác sĩ sẽ đưa ra những đơn thuốc điều trị thích hợp.
Thực tế, thuốc Tây y khi được dùng đều là những loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau không chứa thành phần Steroid. Những thuốc này mang tới khả năng giảm đau nhanh chóng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Một số thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân như: Capsaicin, Acetaminophen, Indomethacin, Diclofenac, Coxib,...
Tuy vậy, các loại thuốc kháng sinh khi chữa bệnh xương khớp thường có chứa thành phần Corticoid cùng một số yếu tố gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều hoặc tự kê đơn chữa trị tại nhà để tránh làm ảnh hưởng tới thận, gan, hệ tiêu hóa,...
Thực hiện phẫu thuật:
Phẫu thuật chính là biện pháp được sử dụng khi bệnh nhân không có khả năng đáp ứng các loại thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ cho những người bị bệnh nặng, đã xuất hiện các biến chứng dù đã chữa trị một thời gian dài.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật đó chính là cắt nhanh các triệu chứng của bệnh lồi đĩa đệm L4 L5. Nhưng vẫn có những trường hợp bị tái phát trở lại sau khi mổ.
Sử dụng thực phẩm bổ sung
Bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc, bạn đọc có thể tham khảo kết hợp sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp có thành phần glucosamine, chondroitin,... nhằm ức chế các phản ứng gây viêm nhiễm, chặn đứng cơn đau hiệu quả.
Việc xây dựng thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung trong quá trình điều trị bệnh giúp rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, bảo vệ cơ thể khỏi các tác dụng phụ không mong muốn, tăng sức đề kháng tổng thể. Đây cũng chính là phương pháp được nhiều chuyên gia y tế khuyến khích, đồng thời cũng là xu hướng được nhiều người tiêu dùng phương Tây theo đuổi. Bạn đọc có thể tham khảo top 3 sản phẩm dưới đây để hỗ trợ suốt quá trình giải quyết bệnh lồi đĩa đệm.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Dân gian có nhiều bài thuốc được sử dụng từ lâu đời với các nguồn thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Đặc biệt các công thức này đều được thực hiện dễ dàng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả thu về khá tốt. Một số cách chữa lồi đĩa đệm L4 L5 của dân gian gồm:
Lá lốt và dền gai:
- Mỗi loại chuẩn bị 1 nắm, đem rửa sạch và phơi khô dưới nắng.
- Vị thuốc thu được sẽ cho vào ấm sắc với khoảng 0,5l nước cho tới khi thuốc cạn còn 1 nửa.
- Bạn chắt lấy phần nước thuốc, chia thành 3 bữa và uống hết trong ngày. Cần duy trì trong khoảng 1 tháng để bệnh được cải thiện một cách rõ rệt.
Rễ cỏ xước:
- Rửa sạch một nắm cỏ xước, để cho ráo nước.
- Bạn cho vào ấm sắc với 6 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn khoảng 2 chén.
- Phần thuốc chia thành 2 và cần uống hết trong ngày. Bạn nên kiên trì sử dụng rễ cỏ xước để đạt được kết quả tốt nhất.
Các mẹo dân gian này tuy cho hiệu quả tốt nhưng cần phải kiên trì sử dụng. Đồng thời, với những người bị lồi đĩa đệm nặng và đã có các biến chứng khi dùng sẽ không có tác dụng. Do đó, bệnh nhân cần căn cứ vào tình hình bệnh thực tế để có hướng điều trị sao cho phù hợp.
- Chuyên gia
- Cơ sở