Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Bệnh cũng dễ gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người mắc. Để có cách chữa trị tốt nhất, bạn đọc hãy theo dõi thông tin trong bài viết sau của Vietmec.
Định nghĩa
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu qua về cấu trúc của cột sống cổ. Phần cột sống này có 7 đốt sống và y học đánh số là C1 đến C7. Ở giữa các đốt sống sẽ là một lớp đĩa đệm với vai trò giữ cho đốt sống hoạt động được linh hoạt, thực hiện những thao tác xoay tròn đầu, cúi đầu, nghiêng đầu qua hai bên dễ dàng hơn.
Theo đó, vị trí đốt sống cổ C3 C4 sẽ có chức năng kết nối phần dây chằng cổ, đảm bảo cho cổ và vai liên kết với nhau, tạo ra các hoạt động nhuần nhuyễn với phần dưới cột sống. Tuy nhiên, khu vực đốt sống này có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm khá cao bởi chúng là khớp cử động chính của đầu và cổ. Cũng là nơi có phạm vi hoạt động tương đối rộng.
Kết luận lại rằng, bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là hiện tượng phần đĩa đệm nằm giữa đốt sống C3 và C4 bị nứt, rạn. Điều đó gây ra ảnh hưởng lớn tới dịch nhầy, dịch bị tràn ra ngoài và gây chèn ép lên ống sống cùng các rễ thần kinh. Bệnh sẽ khiến cho vùng vai gáy và cổ chịu khá nhiều cơn đau dai dẳng rất khó chịu.
Hình ảnh
Triệu chứng
Các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 thường diễn ra theo từng giai đoạn. Điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc người bệnh nhận biết bệnh lý và dễ nhầm sang các chứng bệnh khác.
Những triệu chứng cho thấy đĩa đệm tại khu vực đốt sống này đang tổn thương gồm:
- Giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân có triệu chứng bị tê cứng ở cổ, cảm thấy khá khó khăn khi quay đầu sang hai bên. Nếu bạn cố gắng quay đầu sẽ thấy đau vai gáy. Bên cạnh đó, cơn đau còn xuất hiện khi thực hiện ngửa, cúi đầu ra sau. Đau nhức sẽ bắt đầu từ những cơn đau tập trung tại cổ và về sau lan rộng xuống dưới vai gáy.
- Giai đoạn tiến triển: Các cơn đau nhức sẽ không còn xuất hiện đột ngột mà thay vào đó là kéo dài âm ỉ. Cơn đau có lúc trở nặng hơn và lan rộng ra khắp phía sau đầu. Bệnh nhân sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc cử động cổ.
- Giai đoạn chuyển nặng: Khi bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 đã chuyển nặng hơn, người mắc sẽ thấy đau nhức ở mọi vị trí trên đầu, đặc biệt là khu vực chẩm và trán. Cơn đau ở thời điểm này cũng diễn ra mạnh hơn, đau tràn sang vai cùng với hai cánh tay. Ở một số trường hợp khác còn có biểu hiện bị ngứa, tê cứng tay, không có sức lực để dơ tay lên cao hay cầm nắm đồ vật.
Nguyên Nhân
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ C3 C4 có thể khởi phát bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, cũng do một số nguyên nhân dưới đây:
Bị mất nước đĩa đệm:
Ở trong đĩa đệm của chúng ta luôn chứa một lượng lớn nước cùng các mô sợi xốp. Theo thời gian, những đốt sống cổ bị tổn thương từ cả trong lẫn ngoài sẽ dẫn tới lão hóa và dần mất nước đĩa đệm.
Khi xảy ra hiện tượng này, chức năng của đĩa đệm sẽ bị suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là khả năng đàn hồi cũng như nâng đỡ. Đĩa đệm nằm giữa hai khớp xương lúc này có dấu hiệu bị phồng lồi ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm C3 C4.
Đốt sống cổ C3 C4 bị thoái hóa:
Có thể bạn chưa biết, bệnh thoái hóa cột sống C3 C4 có khả năng kéo theo chứng thoát vị đĩa đệm. Bởi thoái hóa chính là quy luật tự nhiên của xương khớp, khi các phần sụn khớp bị suy yếu sẽ có dấu hiệu gồ ghề, cọ xát vào nhau dẫn tới mài mòn xương và hình thành các vết nứt. Lúc này sẽ khó tránh khỏi thoát vị, đặc biệt những người không chú ý chăm sóc sức khỏe xương khớp sẽ càng mắc bệnh sớm hơn.
Dây chằng tổn thương:
Dây chằng là bộ phận có vai trò kết nối các xương với nhau nhằm tạo ra những điều khiển cho cử động của cơ thể nói chung và phần cổ nói riêng. Dây chằng cũng bị thoái hóa theo thời gian, do vậy chúng dần mất độ co giãn và biểu hiện dễ gặp nhất chính là cứng dây chằng. Đó là nguyên do lý giải vì sao những người mắc thoát vị đĩa đệm cổ thường hay bị cứng cổ, khớp cổ khó xoay trở.
Mắc bệnh do di truyền:
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hay chứng thoát vị nói chung đều đã được y học chứng minh là có khả năng di truyền. Vì vậy, trong gia đình nếu có bố mẹ mắc bệnh, khả năng con cái khi sinh ra cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường. Tỉ lệ xấp xỉ chiếm khoảng 10%.
Tính chất công việc và các thói quen sinh hoạt mỗi ngày:
Có rất nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đang vô hình gây ra những tổn thương tại đốt sống cổ. Có thể là cúi nghịch điện thoại liên tục trong vài giờ đồng hồ, nằm ngủ sai tư thế khiến gia tăng áp lực lên cột sống. Những người làm việc trước máy tính nhiều và ít vận động cổ, tính chất công việc khiến bạn thường cúi đầu hay vác vật nặng trên vai đều sẽ dễ làm khởi phát bệnh.
Cổ bị chấn thương:
Vùng cổ của bệnh nhân là nơi cũng khá dễ xảy ra các chấn thương trong quá trình lao động, vui chơi, tai nạn giao thông. Những yếu tố này dễ làm cho khớp xương bị tổn thương, sụn khớp ảnh hưởng nhưng không được phục hồi kịp thời. Hậu quả chính là dẫn tới thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 cùng nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống khác.
Biến chứng
Đốt sống cổ C3 C4 chính là nơi chịu trách nhiệm chính đối với khả năng vận động của cổ. Do đó, khi bị thoát vị, bệnh sẽ ít nhiều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Bị chèn ép dây thần kinh cổ
Đĩa đệm khi lồi ra khỏi ổ khớp sẽ gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Các áp lực này tạo ra những cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, làm cản trở nhiều hoạt động vận động cổ, xảy ra đau cứng khớp cổ và cơn đau cũng có thể lan xuống cả vùng cánh tay cùng với bàn tay, cổ tay, bả vai,... Cũng bởi dây thần kinh cổ là nơi tập trung rất nhiều mạch máu, do đó khi bị chèn ép sẽ làm chúng ta bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn chính là những biến chứng có thể xảy ra:
- Huyết áp có tình trạng lên xuống thất thường.
- Bệnh nhân thường hay bị mờ mắt, ù tai.
- Tuần hoàn máu xảy ra rối loạn vì một số vị trí máu lúc này không thể lưu thông như bình thường.
- Bị đau nhức răng.
- Rối loạn tiền đình đồng thời suy giảm trí nhớ.
- Bệnh nhân mất cảm giác ở tay, thậm chí là liệt.
Gặp phải hội chứng rối loạn cảm giác
Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4, biến chứng khá thường gặp đó là rối loạn cảm giác xảy ra ở cổ và tay. Y học giải thích cho tình trạng này đó là bởi các dây thần kinh bị tổn thương sẽ khiến cho vùng da tương ứng bị cảm giác nóng ran, tê bì, ngứa, nóng lạnh khá thất thường.
Bị teo cơ
Biến chứng tiếp theo người bệnh cần đặc biệt chú ý đó là tình trạng teo cơ. Không chỉ với thoát vị đĩa đệm ở khu vực đốt sống cổ C3 C4, các vị trí đốt sống khác cũng hoàn toàn có khả năng gây ra tình trạng này. Bởi đĩa đệm chèn ép lên mạch máu khiến máu không thể đến khắp các vùng cơ thể và nuôi dưỡng cơ. Lâu dần cơ bị thiếu chất và dần teo lại. Khi cánh tay bị teo cơ, bệnh nhân sẽ sinh hoạt vô cùng khó khăn, thậm chí tay mất sức hoàn toàn, không còn khả năng vận động.
Hội chứng rễ thần kinh
Rễ thần kinh chính là gốc của các dây thần kinh, tính từ vị trí tiếp giáp với hệ thần kinh trung ương ở tủy sống. Hội chứng rễ thần kinh là cụm từ nhằm chỉ các rối loạn và tổn thương tại rễ thần kinh. Với trường hợp rễ thần kinh C3, C4 bị tổn thương sẽ làm bệnh nhân phải chịu các cơn đau bất thường ở xương chẩm, đau tức ngực kèm theo ho, khó thở,....
Biện pháp chẩn đoán
Khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4, bệnh nhân cần sớm tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm hỏi cụ thể như sau:
- Khám lâm sàng: Mục đích chính của phương pháp này chính là kiểm tra những dấu hiệu bên ngoài da, chức năng vận động cơ bản của phần khớp cổ cùng khớp cánh tay. Lúc này, bác sĩ sẽ ấn lên vị trí bạn đang bị đau, yêu cầu thực hiện động tác xoay nhẹ cổ cùng và cánh tay. Bệnh nhân đồng thời vận động thêm các thao tác cúi đầu, ngẩng đầu, co duỗi tay để bác sĩ đánh giá sơ bộ khả năng phản xạ cũng như mức độ bệnh.
- Khám cận lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định cho thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Chụp MRI, chụp CT, X-quang để nhận định rõ mức độ thoát vị cũng như tình trạng của dây thần kinh và các đốt sống.
Biện pháp điều trị
Cũng tương tự như các bệnh lý xương khớp khác, chứng thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ sẽ có phác đồ điều trị với từng bệnh nhân cụ thể. Theo đó, chúng ta có những hướng chữa bệnh như sau:
Tây y chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4
Hiện nay, hầu hết bệnh nhân đều chọn lựa cách điều trị trong Tây y vì có hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt, bệnh nhân sớm dứt các cơn đau và phục hồi xương khớp. Theo đó, sau khi đã được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thuốc làm giãn cơ: Mydocalm hoặc là Myonal,..
- Thuốc chống viêm NSAID: Meloxicam, Diclofenac,...
- Thuốc giảm đau: Aspirin hay Paracetamol và một số thuốc khác.
- Thuốc bổ trợ cho hệ thần kinh: Neurontin,...
Bệnh nhân lưu ý thêm rằng, thuốc Tây không thể tùy tiện tự kê đơn chữa trị tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Đồng thời việc tự thay đổi, kết hợp các loại thuốc hay tăng giảm liều, uống ngắt quãng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và quá trình điều trị. Bệnh sẽ khó khỏi và kéo dài khiến người bệnh tốn nhiều thời gian, công sức và cả chi phí.
Trong trường hợp bệnh nhân đã dùng các loại thuốc nhưng sau một thời gian vẫn không thấy có hiệu quả, bệnh chuyển nặng hơn và có nguy cơ biến chứng sẽ cần phẫu thuật. Tuy vậy, tỷ lệ phải mổ để chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 hiện nay không cao, đa số bệnh nhân đều khỏi sau khi dùng thuốc.
Nếu phải phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định mổ hở hoặc nội soi kết hợp với việc chiếu tia laser để thực hiện đạt kết quả cao.
Thực phẩm hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Giải pháp đi kèm để nâng cao hiệu quả điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm sống cổ C3 C4 đang được các chuyên gia y tế khuyên dùng chính là kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là xu hướng được người dân các nước phương Tây tích cực thực hiện, nhằm giảm bớt cơn đau từ sâu bên trong, bảo vệ cơ thể khỏi các tác dụng phụ của các loại thuốc. Hiện nay, người Việt không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và đặt mua các sản phẩm này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, các sản phẩm sau đây đang được quan tâm và săn đón tại nhiều trang thương mại điện tử trên cả nước.
Kirkland Glucosamine HCL 1500mg
Viên uống Glucosamine HCL 1500mg là sản phẩm dành cho xương khớp tiêu biểu của thương hiệu đình đám Kirkland. Được bào chế từ các nguyên liệu từ thiên nhiên an toàn, sản phẩm góp phần tăng cường khả năng vận động của xương khớp và mang lại sức khỏe cho các tế bào liên quan.
Thành phần: Glucosamine HCL và MSM
Công dụng:
- Hỗ trợ tái tạo các sụn khớp, phục hồi thương tổn nhanh chóng, giảm đau nhức hiệu quả
- Giảm tình trạng khô khớp, cứng khớp, ngăn cọ xát gây nên những triệu chứng
- Làm chậm quá trình phát triển của các bệnh lý xương khớp mãn tính.
Cách sử dụng:
- Uống 2 viên/ ngày, nên chia thành 2 lần uống
- Nên uống sau khi ăn no
Giá bán: 599.000 VNĐ.
Viên uống bổ xương khớp ZS Chondroitin
ZS Chondroitin được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu Nhật Bản, với công nghệ bào chế thành phần tự nhiên tiên tiến. Sản phẩm hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia, giúp hàng triệu người sử dụng thoát khỏi những cơn đau xương khớp dai dẳng, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Thành phần: 1560mg Chondroitin Sulfate, Natri Saccharin, Magie Stearate, Nhôm Silicat, Carboxymethylcellulose Canxi.
Công dụng:
- Giảm đau, hỗ trợ điều trị dứt điểm thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm
- Tăng khả năng hấp thụ canxi
- Phòng ngừa gout, loãng xương và các bệnh lý khác
Cách sử dụng: Uống 6 viên/ ngày, nên uống sau mỗi bữa ăn
Giá bán tham khảo: 1.600.000 VNĐ.
Ứng dụng các biện pháp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh
Để tăng cường hiệu quả phục hồi cột sống, các chuyên gia xương khớp thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu. Cách làm này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh, giảm đau nhức cột sống và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Cụ thể gồm các phương pháp:
- Kéo giãn cột sống.
- Chiếu hồng ngoại.
- Các bài tập cho cổ.
Tuy nhiên khi thực hiện cần tuân theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ để thực hiện đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân đạt kết quả tốt cũng như tránh xảy ra các chấn thương.
Các mẹo dân gian cải thiện bệnh tại nhà an toàn
Có thể nói rằng, dân gian ta có rất nhiều mẹo chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhiều chi phí. Những nguyên liệu được sử dụng đều từ thiên nhiên, khá dễ kiếm. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể tham khảo những cách sau:
- Lá mật gấu: Bạn rửa sạch lá mật gấu rồi đem đi xay nhuyễn với một chút nước lọc. Tiếp đó loại bỏ đi phần bã rồi chắt lấy nước, uống sau bữa ăn.
- Rễ cây đinh lăng: Lấy phần rễ đem rửa sạch rồi thái thành các miếng mỏng. Cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ, phần nước thu được bệnh nhân dùng để uống hàng ngày thay cho nước lọc.
- Lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt rồi để cho ráo nước. Sau đó bạn cho vào sao nóng với muối trắng, khi lá đã ngả màu sẽ dùng khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên cho tới khi lá nguội hoàn toàn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 gây ra những tổn thương lớn tới khả năng vận động và sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài việc quan tâm tới các cách chữa trị, chúng ta cũng cần lưu ý thêm những điều quan trọng dưới đây:
- Cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng bác sĩ kê đơn, uống hết liệu trình để có thể thấy được những thay đổi cụ thể.
- Không tự ý kết hợp thuốc với các thực phẩm chức năng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh gây ra những phản ứng chéo giữa các sản phẩm.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống thích hợp để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Bổ sung nhiều kali, canxi, vitamin D, magie,... Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hay thịt đỏ chứa nhiều đạm,...
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đúng tư thế và hạn chế mang vác vật nặng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có những triệu chứng hay cách chữa thế nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết bên trên. Bạn đọc hãy tham khảo kỹ để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp thật hiệu quả.
- Chuyên gia
- Cơ sở