Mụn Nhọt

Tổng quan

Mụn nhọt là vấn đề da liễu mà rất nhiều người mắc phải và có thể cải thiện dễ dàng thông qua việc chăm sóc da đúng cách. Ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc xử lý sẽ khiến mụn nhọt bị viêm nhiễm nặng và phát sinh biến chứng không mong muốn. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành nên mụn nhọt cũng như cách xử lý thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Mụn nhọt là các nốt mụn có kích thước lớn trên da gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Nhọt được hình thành khi nang lông bị tắc nghẽn, gây nhiễm trùng và tổn thương lan rộng ra vùng da xung quanh. Lúc này, tế bào bạch cầu sẽ tập trung di chuyển đến vùng da bị nhiễm trùng để chống lại tác nhân gây hại, điều này đã khiến cho nốt mụn bị sưng viêm và hình thành mủ bên trong. Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng da có nhiều lông tóc hoặc dễ bị tích tụ mồ hôi như nách, đùi, bẹn, cổ, khu vực sinh dục,...

Khi mới xuất hiện, nhọt chỉ là nốt mụn nhỏ trên da trông như vết muỗi đốt. Theo thời gian, chúng sẽ phát triển lớn dần gây viêm sưng lan rộng. Chuyên gia cho biết, vi khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân gây ra mụn nhọt thường gặp nhất. Ngoài ra, nhọt cũng có thể hình thành nếu da bị tổn thương hoặc xuất hiện vết thương hở. Hầu hết các nốt mụn nhọt đều khá lành tính và có thể tự hết sau 1 - 2 tuần khi mà nốt mụn đã vỡ ra. Nhưng nếu là nhọt độc thì bạn không được chủ quan trong việc điều trị để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vi khuẩn là tác nhân chính hình thành nên mụn nhọt, vì thế mụn nhọt vẫn có thể lây lan sang vùng lành xung quanh hoặc lây sang người khác nếu có tiếp xúc trực tiếp. Khi bị mụn nhọt, bạn cần có biện pháp chăm sóc da đúng cách để giảm nhẹ tổn thương trên da và ngăn ngừa lây lan mụn.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Mụn nhọt gồm có nhiều loại khác nhau với biểu hiện trên da của từng loại cũng sẽ khác nhau. Thông thường, mụn nhọt sẽ là khối viêm cấp tính trên da và chứa đầy mủ bên trong. Nhọt rất dễ hình thành ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng suy yếu. Về cơ bản, mụn nhọt sẽ có hai loại là nhọt lành và nhọt độc. Bạn có thể phân biệt hai loại nhọt này thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

+ Nhọt lành:

  • Nhọt lành tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là những vị trí dễ đổ mồ hôi và nhiều lông.
  • Vùng da hình thành nhọt sẽ bị sưng đỏ và đau nhức, quan sát bạn sẽ thấy chúng có hình dạng tương tự như mụn trứng cá.
  • Theo thời gian các nốt mụn này sẽ phát triển lớn dần với đường kính khoảng 5cm, vùng da xung quanh cũng bắt đầu sưng đỏ. Đồng thời, dịch mủ trong nốt mụn cũng ngày càng nhiều hơn.
  • Khi nhọt chín, nhân mụn sẽ chứa đầy mủ trắng vàng và tập trung ở giữa nốt nhọt. Chúng rất dễ bị vỡ ra khi gặp phải áp lực từ bên ngoài.
  • Khi vỡ ra, mủ sẽ chảy ra bên ngoài và nốt mụn sẽ xẹp dần. Đồng thời, triệu chứng đau nhức cũng thuyên giảm đáng kể. Lúc này, người bệnh chỉ cần chăm sóc da đúng cách để phục hồi tổn thương do nhọt để lại.

+ Nhọt độc:

  • Nhọt độc thường hình thành theo từng nhóm gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Các nốt nhọt này thường kết hợp với nhau để tạo thành ổ áp xe lớn bên dưới da.
  • Nhọt độc có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da đổ nhiều mồ hôi, đùi, háng, nách,...
  • Điểm đặc biệt của nhọt độc là gây nhiễm trùng lan rộng trên da và ăn sâu vào bên trong biểu bì da. Sau khi điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Khi nhọt độc mới hình thành sẽ gây ra triệu chứng ngứa ngáy tại chỗ và đau nhức khắp người. Lúc này, da cũng trở nên giòn và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.
  • Ở những người có sức đề kháng yếu sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết,...

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị nhọt kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Nhọt xuất hiện ở những vị trí nhiều dây thần kinh như mặt, hậu môn,...
  • Nhọt có kích thước ngày càng lớn gây đau nhức dữ dội.
  • Sốt cao, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể.
  • Vị giác thay đổi, rối loạn nhịp tim.

Nguyên Nhân

Như được nhắc ở trên, vi khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân hình thành nên mụn nhọt thường gặp nhất. Trên cơ thể người, loại vi khuẩn này được tìm thấy rất nhiều ở đường hô hấp trên và da. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, mụn nhọt sẽ hình thành khi da bị tổn thương do các hoạt động sống hàng ngày hoặc do bị côn trùng cắn. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị mụn nhọt bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

  • Tiếp xúc với người bị mụn nhọt: Mụn nhọt được hình thành do vi khuẩn gây hại tấn công gây viêm. Ở trường hợp này, mụn nhọt có khả năng lây lan rất cao. Nếu bạn sống chung với người bị mụn nhọt hoặc có tiếp xúc gần với họ sẽ làm gia tăng nguy cơ bị lây mụn.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính: Mắc các bệnh lý mãn lý mãn tính như tiểu đường,... sẽ khiến hệ miễn dịch ngày càng suy yếu. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây hại tấn công sẽ không có khả năng chống chọi lại với chúng. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và hình thành nên các nốt mụn nhọt.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nhọt cũng rất dễ hình thành ở những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học như lười ăn rau xanh và trái cây tươi, chế độ ăn uống kiêng khem khắc nghiệt khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng đồ ăn có hại,... Điều này đã khiến cho sức đề kháng bị suy yếu, tích tụ độc tố bên trong cơ thể và hình thành nên mụn nhọt.
  • Căng thẳng kéo dài: Với những người bị căng thẳng hoặc stress, khi bị nổi mụn nhọt sẽ rất dễ chuyển biến nặng. Căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động đào thải độc tố của cơ thể. Lúc này, chúng sẽ tích tụ lại và tạo cơ hội cho mụn nhọt hình thành và chuyển biến nặng.
  • Điều kiện sống không đảm bảo: Mụn nhọt rất dễ hình thành ở những người sống trong môi trường không đảm bảo như môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không sạch sẽ,...
  • Dùng thuốc Tây y: Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân tạo cơ hội cho mụn nhọt hình thành.

Biến chứng

Ở những trường hợp nổi mụn nhọt lành tính thì bạn không cần phải quá lo lắng. Vết mụn sau khi hình thành sẽ vỡ ra và khỏi dần chỉ sau 1 - 2 tuần, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng nếu bị nổi mụn nhọt do vi khuẩn thì bạn cần phải chú ý trong việc chăm sóc da, tránh tình trạng vi khuẩn đi ngược vào máu gây nhiễm trùng lan rộng. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị nổi mụn nhọt và nhọt độc mà bạn cần lưu ý là:

  • Hình thành sẹo trên da: Những trường hợp nhọt độc sau khi thuyên giảm thường để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Điều này đã khiến làn da trông rất mất thẩm mỹ. Lúc này, bạn có thể tìm đến các biện pháp cải thiện như tiêm corticosteroid vào vết sẹo lồi, sử dụng thuốc phá vỡ mô sẹo, phẫu thuật thẩm mỹ phá sẹo.
  • Nhiễm trùng thứ cấp: Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị mụn nhọt do vi khuẩn nhưng không tiến hành chăm sóc da đúng cách sau khi mụn vỡ ra. Lúc này, nhiễm trùng sẽ ăn sâu vào biểu bì da gây viêm mô tế bào. Một số dạng nhiễm trùng thứ cấp khác có thể xảy ra khi bị mụn nhọt là nhiễm trùng máu, áp xe não, viêm khớp nhiễm trùng,... Nhiễm trùng thứ cấp là biến chứng không phổ biến nhưng cần được điều trị đúng cách để tránh đe dọa đến tính mạng.
  • Huyết khối xoang hang: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Biến chứng huyết khối xoang hang xảy ra khi mụn nhọt gây nhiễm trùng máu và hình thành nên cục máu đông sau hốc mắt. Cục máu này đã gây áp lực nên não bộ và gây ra các triệu chứng như mắt sưng to và viêm, đau mắt và đau đầu dữ dội.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Mụn nhọt là vấn đề về da liễu rất dễ nhận biết và xử lý. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và tái phát nhiều lần, bạn cần chủ động thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ trích mủ từ mụn nhọt để làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm giúp loại bỏ các nguyên nhân nguyên trọng. Ở trường hợp nhọt độc kháng kháng sinh, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng để có thể lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là một số các điều trị mụn nhọt mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Biện pháp điều trị tại nhà

Hầu hết các trường hợp bị nổi mụn nhọt đều có thể tự xử lý tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nhức và giúp mụn nhanh chóng gom cồi. Đây là phương pháp điều trị mụn nhọt có độ an toàn cao, rất thích hợp áp dụng đối với những trường hợp mụn nhọt lành tính. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo và làm theo:

- Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu bên dưới da, điều này sẽ giúp cho tế bào bạch cầu dễ dàng di chuyển đến vết nhọt để chống lại tác nhân gây mụn. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, mủ trong nhọt sẽ nhanh chóng gom lại và vỡ ra. Khi bị nổi mụn nhọt, bạn chỉ cần dùng khăn ấm chườm lên nhọt khoảng 15 - 20 phút/lần và áp dụng từ 3 - 4 lần/ngày là được.

- Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh, rất thích hợp sử dụng để cải thiện các vấn đề viêm nhiễm trên da như mụn nhọt, mụn bọc, mụn mủ,... Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn 5 giọt tinh dầu tràm trà với 1 thìa cà phê dầu oliu, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da bị nhọt. Chú ý vệ sinh da thật sạch sẽ trước đó, áp dụng từ 2 - 3 lần/ngày là được. Tuyệt đối không thoa tinh dầu nguyên chất lên da khiến da bị kích ứng và dễ tổn thương.

- Dùng tỏi tươi: Tỏi tươi cũng là một trong những nguyên liệu có khả năng cải thiện mụn nhọt khá hiệu quả, đặc biệt là nhọt độc. Lúc này, bạn chỉ cần dùng một lát tỏi tươi đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt. Để yên như vậy từ 5 - 10 phút rồi tháo ra rửa sạch lại với nước. Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi mụn gom mủ và vỡ ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp ăn tỏi sống giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Biện pháp điều trị y tế

Nếu sau 3 tuần mà mụn nhọt vẫn chưa vỡ, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển lan rộng. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhọt là:

  • Dùng kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị kháng sinh bằng đường uống hoặc bôi ngoài da giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong mụn.
  • Thuốc giảm đau: Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp mụn nhọt gây đau nhức nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Xà phòng kháng khuẩn: Được sử dụng để vệ sinh da giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng chuyển biến sang mức độ nặng.

Với những trường hợp nhọt lớn gây nhiễm trùng ăn sâu vào bên trong biểu bì da và mụn không thể tự vỡ ra, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ mủ bên trong. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng biện pháp chích rách để tạo ra một vết thương hở trên mụn, sau đó tiến hành nặn mụn để làm sạch hết toàn bộ nhân mụn bên trong. Sau tiểu phẫu, cần chú ý vệ sinh da đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Mụn nhọt là tình trạng xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Đồng thời, nhọt cũng rất dễ tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, có khoảng 10% ca bị nổi mụn nhọt hoặc áp xe da tái phát trở lại trong vòng một năm. Vì thế, bạn cần chủ động đưa ra các biện pháp hỗ trợ điều trị nhọt tại nhà và phòng ngừa tái phát trở lại. Cụ thể là:

  • Nếu bị mụn nhọt, bạn cần giặt quần áo và đồ dùng cá nhân bằng nước nóng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn giúp tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây hại bám trên da.
  • Nếu trên da có xuất hiện vết thương hở, bạn nên có biện pháp che chắn cẩn thận cho đến khi da lành hẳn. Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng da và hình thành nhọt.
  • Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như khăn tắm, dao cạo râu, quần áo, khăn trải giường, đồ vệ sinh thân thể,...
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân trong gia đình mà tay dễ tiếp xúc như nắm cửa, bồn tắm, bồn vệ sinh, bàn ghế,...
  • Ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, cần hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời, chú ý bổ sung từ 1.5 - 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.,
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan. Giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc bằng cách tập thể dục, nghe nhạc, chơi thể thao,... Cần ngủ đúng giờ và đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Mụn nhọt là một dạng tổn thương trên da do vi khuẩn gây ra, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu nhiễm trùng tại nhọt diễn ra sâu bên dưới lớp biểu bì da có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ. Khi mụn mới hình thành, bạn cần đưa ra biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng cũng như giảm tổn thương trên da. Nếu mụn nhọt không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 tuần, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android