Sụn Chêm
Sụn chêm là lớp đĩa sụn mềm nằm bên trong khớp gối với tác dụng chính là hấp thụ lực, giảm xóc và tăng cử động của khớp gối. Hai tấm sụn chêm tại khớp gối khá mềm dẻo và có độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị tổn thương và hao mòn theo thời gian do tác động bởi chấn thương hoặc bệnh lý.
Định nghĩa
Sụn chêm là gì?
Sụn chêm chính là đĩa sụn mềm có hình lưỡi liềm nằm ở giữa xương chày và xương đùi. Xét về tính chất vật lý, lớp sụn này khá mềm dẻo, bền chắc và có độ đàn hồi cao. Tại khớp gối, sụn chêm hoạt động như một lớp đệm lót giúp hấp thụ lực và giảm xóc khi vận động. Ngoài ra, sụn chêm còn có phép khớp gối thực hiện các cử động trượt và vận động linh hoạt hơn.
Cấu trúc khớp gối gồm có hai tấm sụn chêm. Dựa vào vị trí phân bố mà khoa học sẽ gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Lớp sụn chêm này được hình thành và phát triển thông qua hai giai đoạn cụ thể sau đây:
- Giai đoạn tăng trưởng xen kẽ: Ở giai đoạn này, tế bào chondrocytes sẽ tiến hành phân chia. Đồng thời, quá trình tổng hợp chất nền ngoại bào cũng diễn ra. Ma trận sụn cũng bắt đầu mở rộng từ bên trong.
- Giai đoạn tăng trưởng bổ sung: Lúc này, nguyên bào chondroblasts và tế bào perichondrial sẽ bắt đầu phân chia. Quá trình tổng hợp chất nền ngoại bào vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, chu vi của sụn chêm ở giai đoạn này sẽ bắt đầu được mở rộng.
Sụn chêm có độ đàn hồi rất cao nhưng chúng cũng dễ gặp phải chấn thương hay tổn thương. Chuyên gia cho biết, khi sụn chêm đã phát triển hoàn thiện, phần trung tâm sẽ trở vô mạch và lượng máu lưu thông đến đây sẽ giảm dần theo thời gian. Chính điều này đã khiến cho quá trình chữa lành và tái tạo sụn chêm bị hư hỏng trở nên khó khăn và kéo dài hơn bình thường.
Sụn chêm chính là mô sụn sợi nên rất bền và có độ đàn hồi tốt. Chúng được phân bố ở khớp gối nhằm mục đích phân tán lực ma sát giữa hai đầu xương, hấp thụ lực khi vận động và tăng độ linh hoạt của khớp. Vị trí chính xác của sụn chêm ở khớp gối là tại những vết lõm nhỏ nằm ngay giữa các ống dẫn của xương chày. Quan sát sẽ thấy, sụn chêm khớp gối bị thu hẹp lại ở phần trung tâm, trông giống như miếng lót mỏng không dính liền nhau.
Cấu tạo của sụn chêm
Khi tiến hành giải phẫu sụn chêm thì sẽ thấy có 3 thành phần chính là tế bào sụn, chất căn bản và sợi liên kết. Cụ thể là:
- Tế bào sụn: Nguyên bào sụn trong cơ thể sẽ sản xuất ra lượng lớn chất nền ngoại bào. Tại sụn chêm, tế bào sụn chính là các sợi collagen, elastin và proteoglycan được giữ lại bên trong chất nền ngoại bào.
- Chất căn bản: Sụn chêm có chứa một số chất căn bản như muối khoáng (0.9 - 4%), nước (79 - 80%) và Chondroitin sulfat (40%). Trong đó, Chondroitin sulfat sẽ là chất quyết định tính đàn hồi cũng như tính rắn của mô sụn. Ngoài ra, sụn chêm còn chứa thêm một số chất hữu cơ khác như lipid, protein, glycosaminoglycan, proteoglycan.
- Sợi liên kết: Collagen chính là thành phần chính cấu tạo nên các sợi liên kết của sụn chêm.
Chức năng của sụn chêm
Tại khớp gối, sụn chêm nắm giữ rất nhiều chức năng nên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khớp. Một số chức năng của sụn chêm có thể kể đến là:
- Giảm xóc và giảm ma sát lên các đầu xương khi vận động, phân tán trọng lượng cơ thể để tránh gây áp lực quá mức lên khớp.
- Sụn chêm có khả năng chịu được tải trọng nén rất lớn, giúp giữ được tính toàn vẹn của khớp gối.
- Mặt sụn khỏe mạnh sẽ là bề mặt trượt mượt mà đối với khớp gối. Điều này đã giúp cho khớp gối hoạt động trơn tru hơn, hạn chế xảy ra tình trạng chấn thương.
- Tăng diện tích tiếp xúc khớp lên gấp 3 lần giúp giảm áp lực cho khớp, hạn chế gây áp lực quá lớn lên xương và lớp sụn xung quanh.
Hình ảnh
Triệu chứng
Sụn chêm rất dễ bị tổn thương khi bạn mắc bệnh lý về xương khớp hoặc gặp phải một số chấn thương không mong muốn tại khớp gối. Rách sụn chêm đầu gối là dạng tổn thương thường gặp nhất. Tình trạng này sẽ khởi phát khi bạn thực hiện một số động tác khiến đầu gối bị xoay vặn một cách mạnh mẽ và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân.
Khi bị rách sụn chêm, nếu vết rách có kích thước nhỏ thì triệu chứng sưng đau sẽ khởi phát sau chấn thương khoảng 24 giờ. Trường hợp vết rách có kích thước quá lớn thì triệu chứng sưng đau sẽ diễn ra sớm hơn. Ngoài đau nhức và sưng tấy thì người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng đi kèm sau đây:
- Cứng khớp gối, cảm giác như khớp gối bị khóa lại gây khó cử động
- Mức độ đau nhức sẽ tăng lên khi thực hiện động tác xoay vặn đầu gối
- Gặp khó khăn hoặc không thể duỗi thẳng đầu gối một cách hoàn toàn.
Phòng ngừa
Để chức năng sụn chêm được duy trì một cách tốt nhất, ngăn ngừa quá trình lão hóa diễn ra và hạn chế nguy cơ chấn thương thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học và cung cấp đa dạng các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Các nhóm chất mà bạn cần chú trọng bổ sung cho cơ thể là canxi, vitamin D, omega-3, vitamin C, chất chống oxy hóa,... Tuyệt đối không ăn kiêng khem khắc nghiệt.
- Nên sử dụng các nguồn thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt cá,... Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường và nhiều muối, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, tinh bột đã qua tinh chế, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích,...
- Uống đủ hai lít nước mỗi ngày, nếu phải ra đường vào những ngày nắng nóng nhiều hoặc vận động ra mồ hôi nhiều thì bạn nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.
- Vận động thể chất đều đặn mỗi ngày với cường độ phù hợp giúp làm chậm tốc độ lão hóa, tăng cường sức mạnh cũng như độ dẻo dai cho xương khớp. Tập thể dục còn kích thích cơ thể tăng tiết dịch nhờn để phát triển mô sụn chêm.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên khớp gối mỗi khi vận động, điều này đã khiến cho sụn khớp dễ bị hao mòn và tổn thương. Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, bạn nên lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học và hợp lý.
- Chuyên gia
- Cơ sở