Thoái Hoá Khớp Cổ Chân
Thoái hóa khớp cổ chân thuộc vào nhóm bệnh xương khớp rất thường gặp, cũng là chứng bệnh nguy hiểm hàng đầu. Vậy cụ thể bệnh lý có những biểu hiện như thế nào, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Bài viết sau đây của Vietmec sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc.
Định nghĩa
Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng tổn thương ở sụn khớp cổ chân, làm sụn khớp mất cân bằng và không thể tái tạo dẫn tới giảm chức năng của cơ xương khớp. Bệnh lý này xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt những người ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Lúc này người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ làm cho việc đi lại cũng như vận động trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn không chữa trị kịp thời rất dễ gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm, thậm chí là bại liệt.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khớp cổ chân là khớp rất quan trọng, có nhiệm vụ gánh vác trọng lượng của cơ thể. Khi xảy ra thoái hóa, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng ngay khiến cho nhiều người dễ lầm tưởng với các chứng bệnh khác. Bệnh nhân thường chỉ nhận biết ra bệnh khi các dấu hiệu nặng hơn và tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ thấy các cơn đau thường chỉ xuất hiện một cách thoáng qua khi thực hiện các vận động mạnh ở cổ chân. Nếu nghỉ ngơi sẽ biến mất tương đối nhanh chóng. Nhưng càng về sau, các dấu hiệu sẽ biểu hiện càng rõ rệt hơn như sau:
- Đau khi thực hiện vận động: Phần khớp của cổ chân bị đau nhức dữ dội ngay cả khi bạn thực hiện vận động nhẹ nhàng. Về lâu dài, cơn đau sẽ càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi cũng thấy đau.
- Chân sưng tấy: Đây là biểu hiện bất cứ ai khi bị thoái hóa khớp chân đều sẽ bị sưng tấy đi kèm với tình trạng nóng đỏ. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng lan sang cả mắt cá chân và vùng dưới chân.
- Khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo: Khi thực hiện vận động khớp, người bệnh có thể nghe được các tiếng kêu lạo xạo, lắc rắc phát ra từ cổ chân vô cùng rõ ràng.
- Hiện tượng cứng khớp: Đây cũng là triệu chứng khá thường gặp ở các bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân, đặc biệt khi bạn vừa mới thức dậy vào buổi sáng. Cứng khớp sẽ kéo dài khoảng nửa tiếng.
- Những triệu chứng khác: Ngoài các dấu hiệu kể trên, bệnh thoái hóa khớp ở cổ chân còn có thể kéo theo các triệu chứng uể oải, mệt mỏi, sốt cao, làm bạn không muốn vận động.
Khi không điều trị kịp thời, chức năng vận động của khớp cổ chân nhanh chóng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi lại, thậm chí những trường hợp nặng phải có sự trợ giúp của xe lăn.
Nguyên Nhân
Bệnh thoái hóa khớp nói chung cũng như khớp cổ chân nói riêng sẽ xuất hiện chủ yếu ở nhóm người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc ở những người trẻ hơn đang ngày càng gia tăng.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm khởi phát bệnh thoái hóa khớp cổ chân, có thể là từ vấn đề bệnh lý hoặc do yếu tố sinh hoạt. Bệnh nhân cần phải xác định cụ thể nguyên nhân để có được hướng điều trị thích hợp nhất. Cụ thể gồm:
- Thừa cân và béo phì: Khi chúng ta mất kiểm soát trọng lượng của cơ thể, các khớp xương phải chịu những áp lực rất lớn trong lúc bạn vận động hoặc di chuyển, đặc biệt ở phần khớp cổ chân. Về lâu dài, các khớp xảy ra quá tải, bị suy yếu và dễ gặp phải các tác động từ ngoại lực làm khớp tổn thương.
- Tuổi tác: Dựa vào các thống kê gần đây, tỷ lệ người bệnh thoái hóa khớp chân ở độ tuổi trung niên và cao tuổi chiếm số đông. Bởi cơ thể càng lớn tuổi sẽ càng xảy ra tình trạng lão hóa nhanh chóng. Sụn khớp và xương dưới sụn không còn khả năng phục hồi và dần mất trạng thái cân bằng.
- Công việc tác động: Khi bạn thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, khuân vác nhiều hoặc di chuyển liên tục sẽ có nguy cơ mắc bệnh về thoái hóa khớp khá cao. Nguyên do là bởi sụn khớp bị bào mòn nhiều, không có khả năng hồi phục khi khớp chân liên tục phải chịu áp lực lớn. Đặc biệt những trường hợp là vận động viên, người thường chơi bóng đá hoặc điền kinh. Tỉ lệ mắc bệnh của họ sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.
- Chế độ ăn uống kém: Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp cổ chân phổ biến. Nếu cơ thể không được cung cấp các vi khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin D và canxi, cổ chân sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng và phục hồi, gây ra tình trạng thoái hóa.
- Khớp chân xảy ra chấn thương: Với những người từng gặp phải chấn thương bởi vận động mạnh hoặc do tai nạn, lao động quá sức, phần khớp, dây chằng hoặc gân bị tổn thương nhưng không chữa kịp thời sẽ khá nguy hiểm. Bởi chức năng sụn không kịp phục hồi nên sẽ mất khả năng bảo vệ khớp khi có tác động.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp khác: Có thể bạn chưa biết, các bệnh lý liên quan tới xương khớp khi không được kiểm soát, chữa trị kịp thời sẽ làm phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể bạn cần chú ý các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, tiểu đường, gout, cao huyết áp,.... Các bệnh này làm bào mòn sụn khớp, tổn thương khớp ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi không được chữa trị và dẫn tới thoái hóa.
Biến chứng
Các chuyên gia xương khớp của Vietmec Group cho biết, bệnh gây ra rất nhiều nguy hiểm khi chữa trị chậm trễ và sai cách. Các biến chứng đó là:
- Ổ khớp biến dạng: Bệnh thoái hóa khớp khi không có biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra không ít biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến dạng khớp. Các gai xương trong khớp hình thành làm tăng ma sát các khớp xương, bệnh nhân càng đau nhức nặng hơn.
- Hạn chế khả năng vận động: Bệnh nhân khi mắc thoái hóa khớp cổ chân, đau nhức kéo dài sẽ gây ra hạn chế vận động khớp chân. Theo thời gian, khớp cổ chân bị co cứng lại, không còn được linh hoạt khi vận động. Ngoài ra, chân còn xuất hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh cùng tủy sống dễ dẫn tới tàn phế, bại liệt.
- Gây ra các bệnh lý khác: Những biến chứng thường gặp nhất chính là ung thư xương cùng bệnh về nhiễm khuẩn ở hệ thống xương khớp. Đây là nhóm bệnh nguy hiểm, có khả năng trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Phòng ngừa
Thoái hóa khớp cổ chân chính là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, chúng ta cần có các biện pháp dự phòng từ sớm để tránh làm xương khớp bị tổn thương. Một số cách được áp dụng hiện nay gồm:
- Cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khoáng chất, vitamin, canxi cần thiết cho xương khớp, giúp xương luôn được chắc khỏe.
- Bạn hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt thật lành mạnh, có thời gian thư giãn hợp lý và hạn chế việc thực hiện vận động mạnh gây ra các tổn thương tại khớp chân.
- Bạn nên ngâm chân với nước muối loãng hoặc nước ấm từ dược liệu sau mỗi ngày làm việc. Điều này giúp cho đôi chân được thư giãn hơn, đặc biệt là vị trí khớp cổ chân.
- Bạn nên ưu tiên sử dụng giày bệt, giày đế bằng để di chuyển. Nếu dùng giày cao gót liên tục, hãy chú ý thực hiện các động tác massage cổ chân và bàn chân để chân được thư giãn nhiều hơn.
- Các bài tập thể dục sẽ rất tốt cho hệ thống xương khớp nói chung và khớp cổ chân nói riêng. Bạn hãy chọn lựa cho mình những bài tập phù hợp để chân luôn dẻo dai linh hoạt.
- Với các trường hợp bệnh nhân bị chấn thương khớp cổ chân hay các bệnh lý liên quan tới xương khớp cần phải chữa sớm. Người bệnh không nên chậm trễ, chủ quan trong việc trị bệnh để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp điều trị
Các loại thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau chính là giải pháp đầu tiên được bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân. Những thuốc thường được bác sĩ chỉ định để chúng ta sử dụng cụ thể gồm:
- Thuốc làm giảm đau khớp: Thường là Paracetamol, giúp điều trị các biểu hiện đau nhức một cách nhanh chóng.
- Thuốc chống viêm: Có thể là Coxib, Meloxicam, Diclofenac,... chủ yếu được dùng với mục đích làm giảm tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy ở khớp cổ chân.
- Thuốc có tác dụng giãn cơ: Myonal, Mydocalm,... được dùng với mục đích làm hạn chế biểu hiện cứng cơ cũng như hỗ trợ giảm đau khá tốt cho bệnh nhân.
- Thuốc tiêm: Ngoài các loại thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêm Hyaluronic vào trong ổ khớp sụn để giải quyết tốt tình trạng đau nhức khớp cổ chân.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Nhằm giúp cho khớp cổ chân có thể phục hồi nhanh chóng, ngoài việc sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh thực hiện các bài tập cho phần khớp cổ chân.
Bài tập kéo giãn cổ chân:
- Bệnh nhân nằm tư thế ngửa, các chuyên viên hỗ trợ sẽ nâng gót chân của bạn lên, một tay giữ lấy bàn chân.
- Tiếp đó, bệnh nhân từ từ kéo hai tay về phía dưới cùng lúc để có thể kéo giãn phần cổ chân nhiều nhất.
- Bạn lặp lại quy trình bài tập này mỗi bên 5 lần để đạt kết quả tốt nhất.
Bài tập quay cổ chân:
- Bệnh nhân bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa và duỗi thẳng 2 chân, chuyên viên trị liệu sẽ ngồi ở dưới để một tay giữ gót chân cho bệnh nhân, một tay giữ phần đầu bàn chân.
- Tiếp theo, quay cổ chân bệnh nhân 3 lần và đẩy mạnh bàn chân về phía ống chân rồi tiếp tục duỗi thẳng.
- Sau đó, bệnh nhân lặp lại bài tập này với mỗi bên 10 lần và luyện tập thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.
Bài tập lắc chân:
- Bệnh nhân vẫn nằm ở tư thế ngửa, người hỗ trợ sẽ giúp đỡ gót chân lên và đặt tiếp ngón tay cái vào mắt cá chân của bệnh nhân.
- Chuyên viên tiến hành đẩy phần gót chân về phía ống chân rồi sau đó kéo thẳng ra.
- Liên tục thực hiện động tác này khoảng 10 phút sẽ giảm đau nhức một cách rõ rệt.
Bài tập kết hợp dây:
- Bệnh nhân chuẩn bị dây vải với chiều dài gấp 2,5 lần chiều dài chân.
- Bạn ngồi ở trên sàn nhà, 1 chân để duỗi thẳng và chân còn lại sẽ gập lên.
- Tiếp đó vòng dây vải qua bàn chân và giữ bằng hai đầu dây, kéo dây cho tới khi bạn cảm thấy căng cơ. Sau đó sẽ dùng đầu bàn chân để từ từ đẩy dây về phía trước hết cỡ.
- Người bệnh tiếp tục kéo đẩy như vậy trong khoảng 30 giây ở mỗi bên và thực hiện 10 lần trong ngày.
- Chuyên gia
- Cơ sở