Tiêu Chảy Cấp
Mỗi đợt tiêu chảy cấp thường kéo dài từ 5 – 7 ngày khiến người bệnh luôn trong trạng thái vô cùng mệt mỏi, người lả đi và không còn một chút sức lực nào. Người bệnh cần nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh tình trạng cơ thể suy kiệt cho mất nước, mất khoáng quá nhiều.
Định nghĩa
Tiêu chảy là vấn đề mà bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất một lần, thường nhất là do các tác nhân liên quan đến ăn uống. Các biểu hiện của tiêu chảy cấp cực kỳ dễ nhận biết, đặc biệt ở người lớn. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh tiêu chảy cấp có phần khó phát hiện hơn do hình thái phân bình thường của bé cũng khá lỏng, nhìn tựa như tiêu chảy đồng thời vốn dĩ bình thường con đi ngoài cũng khá nhiều.
Đặc điểm của tiêu chảy cấp là diễn ra đột đột, kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần tuy nhiên có thể kiểm soát được nhanh chóng. Mặc dù đây không phải là một bệnh truyền nhiễm hay di truyền nhưng với những người cùng chung sống, ăn uống với nhau có 1 người bỗng dưng bị tiêu chảy cấp thì những người khác cũng rất dễ bị tiêu chảy theo, do đó cần cực kỳ chú ý.
Hình ảnh
Triệu chứng
Những dấu hiệu điển hình của tình trạng này bao gồm
- Phân lỏng, nhiều nước, có sủi bọt, đôi khi có thể có cả các lớp nhầy và máu, tùy theo từng nguyên nhân.
- Đi ngoài lỏng trên 3 lần 1 ngày hoặc có thể nhiều hơn rất nhiều. Riêng ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể đi ngoài đến hàng chục lần, cứ 20 – 30phút/ lần khiến bé vô cùng mệt mỏi
- Tiêu chảy cấp thường kéo dài trung bình 5- 7 ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài lên tới 2 tuần. Nếu có biện pháp can thiệp phù hợp có thể chấm dứt sớm hơn,c
- Toàn thân mệt mỏi rã rời như không còn chút sức lực nào nhưng cũng không nằm nghỉ được bởi cảm giác mót đi ngoài và đau bụng
- Cơn đau bụng quặn lên khi muốn đi ngoài sau đó giảm nhẹ xuống lâm râm sau khi đã đi vệ sinh, tuy nhiên không dứt hoàn toàn. Người bệnh có thể đau bụng lâm râm cho tới khi cơn tiêu chảy cấp kết thúc nên cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không thể làm được việc gì
- Thiếu nước nghiêm trọng, da khô, mắt trũng xuống, khát nước, có cảm giác uống bao nhiêu cũng không giảm được cảm giác khác. Cơ thể thiếu nước sẽ kèm theo các triệu chứng như tụt huyết áp, mạch nhanh, thậm chí là ngất xỉu. Mức độ mất nước thường tương đương với tình trạng tiêu chảy, tuy nhiên cũng có thể nặng hơn rất nhiều
- Sốt cao nếu nguyên nhân liên qua đến vi khuẩn. Toàn thân nóng rực da khô và mất nước nghiêm trọng hơn
- Buồn nôn và nôn dẫn đến ăn uống không ngon, không muốn ăn, tình trạng này nếu kéo dài càng khiến cơ thể suy kiệt nặng hơn.
Các triệu chứng tiêu chảy cấp thường xuất hiện sau 2- 7 tiếng sau khi ăn, đôi khi cũng có thể lâu hơn, còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Do đó đôi khi có thể nhầm lẫn hay gây khó khăn trong việc tìm chính xác nguyên nhân nếu người bệnh đã ăn bữa chính thứ 2. Tuy nhiên trước khi bị đi ngoài các triệu chứng đau bụng lâm râm thường sẽ xuất hiện trước.
Tuy nhiên một số dạng tiêu chảy có dấu hiệu ủ bệnh, chẳng hạn như nếu liên quan đến vi khuẩn Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis) có thể ủ bệnh đến 1 ngày, 1 ngày rưỡi còn Vibrio cholerae thì thời gian ủ bệnh lên tới tận 5 ngày. Do đó các biểu hiện bệnh đôi khi cũng rất khó phát hiện nên người bệnh cần phải cực kỳ chú ý.
Trong trường hợp người bệnh có các dấu hiệu sau đây cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời
- Sốt cao trên 38,5 độ C
- Đại tiện trên 6 lần trong 24 giờ ở người lớn
- Đau dụng nghiêm trong
- Các triệu chứng tiêu chảy vẫn nặng trong 48h dù đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ
- Mất nước nặng
- Người có bệnh nền, người có cơ thể suy nhược hay trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Nguyên Nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp mà mỗi người cần phải hiểu rõ để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh này. Các yếu tố gây bệnh chủ yếu được bắt nguồn từ chế độ ăn uống, vệ sinh kém khoa học dẫn đến các vi khuẩn, virus tấn công vào trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy cấp nếu diễn ra thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý tiêu hóa mà người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm.
Cụ thể các nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp bao gồm
- Nhiễm virus: một số nhóm virus gây tiêu chảy thường gặp như virus Norwalk, virus cytomegalovirus và hepatitis… Trong đó Rotavirus thường gặp ở trẻ em và norovirus gặp nhiều ở người lớn. Các nhóm virus này thường lây qua đường phân, chẳng hạn một người nhiễm virus sau khi đi vệ sinh trong làm sạch nhà vệ sinh sạch sẽ, không rửa tay mà đi chế biến thức ăn cho người khác sẽ dẫn đến những người xung quanh dễ mắc bệnh.
- Nhiễm vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây tiêu chảy thường gặp như Clostridium difficile, Campylobacter jejuni, Salmonella, Shigella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholerae.. các vi khuẩn này thường có nhiều trong các thực phẩm bẩn, các món ăn lòng lề đường không giữ vệ sinh. Đặc biệt những người thường đi du lịch rất dễ gặp tình trạng này.
- Ký sinh trùng: đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở rất nhiều người. Một số loại ký sinh trùng thường gây ra tiêu chảy như Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica… Chúng thường xuất hiện trong một số loại rau củ hay các thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc
- Ảnh hưởng từ thuốc: một số người mới sử dụng thuốc, thường là các loại kháng sinh cũng rất dễ bị tiêu chảy. Do kháng sinh tiêu diệt cả các hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột khiến chúng mất cân bằng, hoạt động kém hiệu quả và dẫn tới các triệu chứng tiêu chảy cấp.
- Do môi trường: người sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng có thể bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn. Từ tiêu chảy cấp có thể chuyển sang mãn tính nhanh chóng nếu người bệnh sử dụng trong một thời gian dài liên tục
- Do dị ứng: thường gặp ở một số người bị dị ứng với thực phẩm. Tuy nhiên việc uống quá nhiều bia rượu trong thời gian ngắn cũng sẽ dễ bị tiêu chảy cấp tính kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
- Do các bệnh lý: những người sau hóa trị hay xạ trị cũng sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy trong những đợt trị liệu. Ngoài ra tiêu chảy còn có thể gặp ở các bệnh nhân tiểu đường, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày hoặc những bệnh nhân phẫu thuật dạ dày hay túi mật cũng là những đối tượng hàng đầu dễ bị tiêu chảy
- Rối loạn dung nạp: ở những bệnh không không dung nạp lactose hoặc Fructose nếu vô tình sử dụng các thực phẩm có chứa các chất này cũng sẽ bị tiêu chảy cấp ngay sau đó..
Các chứng tiêu chảy cấp chủ yếu đều liên quan đến các loại thực phẩm, ăn uống không rõ nguồn gốc và có thể dễ kiểm soát hơn là các chứng tiêu chảy mãn tính. Tuy nhiên cũng cần phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra tiêu chảy cấp thường có dấu hiệu lây nhiễm thông qua đường phân – miệng, do đó nếu trong gia đình trước đó có một người bị tiêu chảy thì rất có thể những người khác cũng bị theo, đặc biệt nếu liên quan đến các tác nhân virus mà không nhất thiết phải ăn cùng các món ăn giống nhau. Nguy cơ lây nhiễm này có thể xuất hiện cao hơn ở trẻ em nên cần đặc biệt chú ý.
Biện pháp điều trị
Tiêu chảy cấp cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em do bị mất nước, mất khoáng nhiều, một số người còn bị mất máu. Điều này khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, dễ bị suy kiệt, tụt huyết áp, thậm chí có thể tử vong nếu không sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Chưa kể một số dạng tiêu chảy còn có dấu hiệu ủ bệnh khiến người bệnh rất khó phát hiện, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Điều trị tại chỗ
Ngay khi bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy, người bệnh cần thực hiện những biện pháp đơn giản để cầm tiêu chảy, phòng tránh nguy cơ mất nước mất khoáng quá nhiều. Nếu tình trạng mất nước nhẹ có thể hoàn toàn kiểm soát bằng các phương pháp này mà không cần đến bệnh viện. Còn với các tình trạng nặng hơn các biện pháp này chỉ là tạm thời, người bệnh vẫn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
Bổ sung dung dịch oresol là biện pháp bù nước bù khoáng hiệu quả nhất cho những bệnh nhân bị tiêu chảy. Dung dịch này có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nên rất tiện dụng. Bạn có thể pha một bình oresol để uống trong ngày, dùng sau mỗi lần đi ngoài để ngăn mất nước. Chú ý phải pha dung dịch oresol đúng liều lượng, đúng cách, chỉ pha với nước sôi để nguội để đảm bảo an toàn nhất.
Với trạng thái tiêu chảy cấp nhẹ, không mất nhiều nước việc dùng oresol đúng cách sẽ có thể rút ngắn tình trạng bị tiêu chảy còn khoảng 2- 3 ngày. Nếu đang không có dung dịch oresol sẵn, bạn có thể thay thế bằng các loại nước như
- Nước gạo rang: dùng 1 nắm gạo nhỏ, có thể dùng gạo lứt rang cho tới khi hạt gạo chuyển màu, nổ như bỏng thì cho thêm nước vào đun sôi. Dùng ngay khi còn ấm.
- Nước cơm: bạn cũng có thể nấu cơm đợi khi sôi thì chắt lấy phần nước này để dùng
- Dung dịch muối đường: bạn cũng có thể pha dung dịch bù nước bù khoáng gồm 1 muỗng cà phê muối – 8 muỗng cà phê đường cùng 1 lít nước khuấy đều dùng để uống từ từ.
Chú ý lúc này người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn cháo hay súp loãng, ăn từ từ để phù hợp với thể trạng đang hấp thụ kém. Trong trường hợp đã dùng các biện pháp điều trị tại chỗ cầm tiêu chảy nhưng không không có hiệu quả người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Cầm tiêu chảy bằng thuốc
Trong trường hợp đã dùng dung dịch oresol mà không có dấu hiệu cải thiện hoặc có liên quan đến các nguyên nhân nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc, thường là các loại thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng này nhanh chóng.
Một số kháng sinh thường được dùng là norfloxacin 400mg x 2 viên/ ngày hoặc ciprofloxacin 500mg x 2 viên/ ngày, ngoài ra cũng có thể dùng levofloxacin 500mg x 1 viên/ ngày. Sử dụng liên tục trong 3- 5 ngày để kiểm soát được các triệu chứng tiêu chảy hoàn toàn. Tuy nhiên kháng sinh chỉ có tác dụng nếu liên quan đến tác nhân nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng, không có hiệu quả nếu liên quan đến nhiễm virus.
Ngoài ra nếu liên quan đến nguyên nhân tiêu chảy cấp là dùng kháng sinh thì bác sĩ sẽ xem xét đổi liều hoặc giảm liều để phù hợp với tình trạng, như thế mới có thể kiểm soát được tiêu chảy. Riêng với bệnh nhân đang hóa trị hay xạ trị cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc bổ sung phù hợp.
Một số loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến mà bạn có thể tham khảo dùng tạm thời như Berberin, Eldoper, Ercefuryl, Hidrasec … Những người thường xuyên đi du lịch xa, ăn uống ngoài cũng nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc này để kiểm soát được tình trạng tiêu chảy.
Nói chung với việc dùng thuốc hay các loại kháng sinh cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp vẫn cần phải đảm bảo có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo đúng người, đúng bệnh và an toàn tuyệt đối. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Các bài thuốc dân gian đơn giản cầm tiêu chảy
Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc đơn giản, tận dụng các thảo dược tự nhiên có sẵn xung quanh để cầm tiêu chảy. Bạn có thể kết hợp các bài thuốc đơn giản này với các trường hợp tiêu chảy cấp nhẹ mà không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và cơ địa, người bệnh không nên quá phụ thuộc.
Một số bài thuốc đơn giản bạn có thể tham khảo như
- Nước gừng: nước gừng sẽ làm ấm bụng đồng thời tăng tính kháng viêm khá hiệu quả. Bạn chỉ cần hãm gừng trong nước sôi từ 5 – 10 phút để các tinh chất tiết ra hết hoặc có thể đun cùng lá chè khô để tăng thêm tác dụng.
- Búp ổi non: bạn chỉ cần nhai trực tiếp búp ổi non, nuốt lần phần nước từ từ và nhả bỏ bã có thể kiểm soát được các triệu chứng tiêu chảy. Bạn cũng có thể nấu lá ổi non và lá bánh tẻ với một ít nước sau đó dùng uống dần trong ngày. Chú ý đảm bảo rửa sạch lá, ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất trước khi sử dụng.
- Lá mơ: dùng 1 nắm lá mơ rửa thật sạch, thái nhỏ và trộn cùng 2 quả trứng gà thật đều, cho thêm một tẹo muối và đem chiên chín đều hai mặt. Dùng ăn ngay khi còn nóng cũng đem đến tác dụng cầm tiêu chảy cấp cực kỳ hiệu quả.
- Chuyên gia
- Cơ sở