Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở
Trào ngược dạ dày gây khó thở cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng và bắt đầu gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp. Lúc này, người bệnh cần đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách để tránh phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây Vietmec sẽ tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở bạn có thể tham khảo.
Định nghĩa
Trào ngược dạ dày là hiện tượng acid tiêu hóa bên trong dạ dày bị thoát ra khỏi cơ vòng thực quản dưới và trào ngược lên vùng thực quản hay vòm họng. Bệnh lý này xảy ra khi dạ dày tăng tiết dịch vị tiêu hóa quá mức khiến nồng độ acid trong cơ quan này tăng cao bất thường. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý thường gặp là hoạt động của cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, thoát vị cơ hoành hoặc thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý này rất dễ khởi phát ở những người bị thừa cân béo phì, phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, nghiện thuốc lá, ăn uống sai cách,...
Khi bị trào ngược dạ dày người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như ợ chua ợ nóng, đau tức vùng thượng vị, ho khan, khó nuốt,... Khó thở cũng là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bị khó thở nhiều người thường nghĩ ngay đến việc hệ hô hấp đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây khó thở thường gặp mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 45% trường hợp bị trào ngược dạ dày có triệu chứng khó thở.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khó thở do trào ngược dạ dày khá khó phân biệt do với các bệnh lý tim mạch và bệnh lý về đường hô hấp khác. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các triệu chứng đi kèm. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết khó thở do trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo:
- Xuất hiện cơn đau tức ở vùng ngực sau đó lan tỏa ra sau lưng. Cơn đau thường diễn ra đột ngột và theo từng cơn khiến người bệnh cảm thấy khó thở hoặc thở gấp. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng đi kèm như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,...
- Triệu chứng khó thở xảy ra thường xuyên nhất khi người bệnh ăn và đi ngủ. Trào ngược dạ dày diễn ra khi ăn khiến người bệnh thấy khó nuốt và cảm giác như lồng ngực đang bị đè ép. Còn nếu xảy ra khi đi ngủ sẽ gây ra triệu chứng khó thở.
- Nếu tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp như hen suyễn, ho khan, đau rát họng,...
- Khó thở do trào ngược dạ dày thường xảy ra ở những người đã trưởng thành, rất ít khi gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khó thở khi bị trào ngược dạ dày là do nồng độ acid trong dạ dày tăng cao, lượng bazo sản sinh ra không đủ để trung hòa dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Lúc này, nồng độ acid dư thừa trong dạ dày sẽ tác động tiêu cực đến cơ thắt thực quản, khiến chúng giãn nở ra và đóng không chặt. Điều này đã tạo cơ hội cho dịch vị trào ngược lên trên thực quản và vòm họng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Có rất nhiều cơ chế gây khó thở khi bị trào ngược dạ dày, cụ thể là:
- Dịch vị khi trào ngược lên thực quản, nồng độ acid trong dịch vị sẽ gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong cơ quan này và tạo ra áp lực chèn ép lên khí quản. Điều này đã gây cản trở việc di chuyển của luồng không khí từ khí quản vào phổi và gây ra tình trạng khó thở.
- Acid dạ dày khi trào ngược lên thực quản sẽ kích thích phản ứng viêm xảy ra. Lúc này, hệ thống thần kinh bên dưới niêm mạc thực quản sẽ tác động lên cơ lồng ngực khiến chúng co rút, chèn ép lên đường thở và gây ra hiện tượng khó thở.
- Thức ăn theo dịch dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây chèn ép vòm họng và bít tắc đường thông khí. Lúc này người bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở và tức ngực.
- Acid dạ dày khi trào ngược lên thực quản còn có thể xâm nhập vào trong phổi và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Điều này đã khiến cho đường thở bị sưng tấy, cản trở việc lưu thông khí và gây ra triệu chứng khó thở. Cơ chế gây khó thở này thường xảy ra khi người bệnh nằm ngủ.
- Nếu acid dạ dày trào ngược lên trên và lan rộng vào các xoang sẽ gây ra hàng loạt triệu chứng như ngạt mũi, khó thở, hắt hơi,... Ngoài ra, acid còn có thể trào ngược vào các đường dẫn khí nhỏ khiến chúng bị co rút gây khó thở.
- Trào ngược dạ dày khiến chức năng tiêu hóa thức ăn của cơ quan này bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu bạn ăn quá no, thức ăn không tiêu hóa hết sẽ tích tụ bên trong dạ dày, sản sinh khí và gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, khí này còn có thể gây chèn ép lên khí quản khiến bạn cảm thấy khó khăn khi hô hấp.
Biến chứng
Khi bị trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy bệnh đang có dấu hiệu chuyển biến xấu và bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản,... Nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ phát sinh ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Gặp vấn đề về đường hô hấp: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản quá nhiều lần sẽ hình thành nên các vết viêm loét tại lớp niêm mạc thực quản. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường thở và gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi,... Đây là những bệnh lý có diễn biến phức tạp nên rất khó để điều trị dứt điểm.
- Hẹp thực quản: Hẹp thực quản là xảy ra khi niêm mạc thực quản bị tổn thương nhiều lần, không thể phục hồi và hình thành nên các mô sẹo. Lúc này, không gian của thực quản sẽ bị thu hẹp lại, gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.
- Viêm loét thực quản: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Bệnh lý này xảy ra khi lớp niêm mạc thực quản bị acid dạ dày bào mòn và vi khuẩn tấn công gây viêm. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách và kịp thời sẽ hình thành nên các vết loét. Các triệu chứng của bệnh viêm loét thực quản khá giống với trào ngược dạ dày nhưng xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.
- Barrett thực quản: Đây là một dạng rối loạn xảy ra tại thực quản. Barrett thực quản thường khởi phát khi tình trạng trào ngược diễn ra kéo dài mà không được xử lý đúng cách. Quan sát qua hình ảnh nội soi sẽ thấy lớp niêm mạc lót trong thực quản bị thay đổi màu sắc. Barrett thực quản là bệnh lý có nguy cơ biến chứng sang ung thư rất cao, cao gấp 30 - 125 lần so với người bình thường.
- Ung thư thực quản: Đây là biến chứng ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không tiến hành điều trị bệnh trào ngược dạ dày đúng cách. Ung thư thực quản là sự hình thành các khối u ác tính bên trong lớp niêm mạc thực quản. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nhanh chóng chuyển biến xấu chỉ trong thời gian ngắn và gây tử vong nếu không tiến hành điều trị kịp thời.
Phòng ngừa
Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Vì thế, bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân theo hướng tích cực. Cụ thể là:
- Nên kê cao gối khi ngủ để tránh bị trào ngược dạ dày gây khó thở vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Người bệnh nên kê cao phần thân trên lên khoảng 7 - 8 cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại gối chống trào ngược được bày bán trên thị trường để sử dụng.
- Điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn chậm nhai kỹ, ăn với liều lượng vừa đủ, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng, ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không bỏ bữa, không vận động mạnh hay đi ngủ ngay sau khi ăn no.
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như bánh mì, sữa chua, trà thảo dược, trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám. Tránh sử dụng các loại thực phẩm làm gia tăng nguy cơ đầy hơi cũng như trào ngược dạ dày như đồ ăn nhiều chất béo, socola, bạc hà, đồ ăn cay nóng,...
- Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực giúp hỗ điều trị bệnh. Cụ thể là tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày từ 30 - 45 phút, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không làm việc quá sức, nói không với rượu bia và chất kích thích, tiến hành giảm cân nếu đang bị béo phì, tránh để đầu óc rơi vào tình trạng căng thẳng stress,....
Biện pháp điều trị
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám tìm ra chính xác nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp, giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để trị bệnh là:
- Thuốc kháng acid: Thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thường được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc có tác dụng ức chế dạ dày sản sinh ra dịch vị tiêu hóa. Từ đó các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, đau họng,... sẽ được đẩy lùi hiệu quả.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng tương tự như thuốc ức chế bơm proton, thường được kê đơn điều trị thay thế cho thuốc ức chế proton đối với những trường hợp bị loãng xương hay có nồng độ magie trong máu thấp.
- Thuốc kháng sinh: Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp bị trào ngược dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Kháng sinh được chỉ định sử dụng liên tục trong 10 - 15 ngày giúp ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn này và loại bỏ chúng.
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp này bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng có thể gây quá liều, phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu tình trạng bệnh chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có tận dụng các mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao, nếu áp dụng trong thời gian dài sẽ không phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Dùng gừng tươi
- Người bệnh cần chuẩn bị 500 gram gừng tươi, 250 gram giấm táo và 50 gram đường trắng.
- Gừng tươi đem rửa sạch sẽ, thái thành lát mỏng rồi cho vào nước muối loãng ngâm. Sau 15 phút thì vớt gừng ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo.
- Cho gừng, giấm táo và đường vào trong nồi rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi giấm sôi thì tắt bếp rồi để nguội.
- Sử dụng hỗn hợp này để uống vào trước mỗi bữa ăn giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
Tinh bột nghệ
- Cho 1 - 2 thìa tinh bột nghệ vào cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều rồi sử dụng để uống ngay trước bữa ăn.
- Người bệnh cũng có thể pha tinh bột nghệ với sữa hoặc trộn với mật ong để sử dụng giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao hiệu quả mang lại.
Dùng nha đam tươi
- Lấy 1 lá nham đam tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh và chỉ lấy phần thịt trong suốt.
- Thịt nha đam đem rửa sạch với nước một lần nữa để loại bỏ bớt mủ, sau đó dùng dao thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho thêm một ít mật ong vào nha đam xay nhuyễn, trộn đều lên rồi sử dụng để uống vào trước bữa ăn khoảng 20 phút.
Mẹo dân gian trị bệnh có nguồn gốc hoàn toàn là từ thảo dược tự nhiên nên mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới dần chuyển biến tốt. Nếu thực hiện ngắt quãng hoặc bỏ dở giữa chừng sẽ không mang lại hiệu quả trị bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở