Tổ Đỉa Ở Tay
Tổ đỉa ở tay đang ngày càng có nhiều người mắc phải, bệnh xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, từ cơ địa cho tới môi trường tác động. Để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, giảm cơn ngứa rát khó chịu, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân khởi phát, các phương pháp điều trị có thể áp dụng hiệu quả. Dưới đây là những kiến thức quan trọng Vietmec Group muốn chia sẻ tới bạn đọc.
Định nghĩa
Bệnh tổ đỉa là khái niệm đã rất quen thuộc với nhiều người, đây là chứng bệnh xảy ra trực tiếp ở làn da, với các mụn nước nhỏ có thể mục theo cụm hoặc phân tán ở nhiều vị trí khác nhau. Theo đó, tổ đỉa ở tay cũng có các đặc điểm của bệnh tổ đỉa nói chung, nhưng mụn ngứa sẽ tập trung ở tay thay vì rải rác khắp cơ thể. Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể nhận thấy rằng, những nốt mụn đó không bao giờ nổi qua vùng cổ tay.
Người bị tổ đỉa ở tay chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những cơn ngứa ngáy dữ dội, vừa sần mụn, vừa đỏ ửng và tay cũng mất tính thẩm mỹ. Hiện nay, y học đang xếp bệnh lý này vào nhóm dễ tái phát, thường kéo dài không dứt và có thể chuyển sang thành bệnh da liễu mãn tính.
Hình ảnh
Triệu chứng
Là bệnh về da liễu nên chúng ta không khó khăn để nhận biết các triệu chứng của bệnh. Những biểu hiện đặc trưng của tổ đỉa bạn cần biết gồm:
- Tay xuất hiện mụn nước: Đây là triệu chứng không thể thiếu ở người bị tổ đỉa, các nốt mụn này tương đối nhỏ, mọc nhô lên khỏi bề mặt da và bên trong kèm bọng nước. Mụn thường có kích thước tối đa là 3mm và có thể mọc rải rác trên lòng bàn tay, ngón tay, kẽ tay hoặc nổi thẻo các cụm. Mặc dù nổi lên mặt da nhưng gốc của mụn lại ăn sâu vào tầng thượng bì, do đó chúng rất dễ tái phát, kéo dài mãi không dứt và còn lan rộng khắp bàn tay. Khi các nốt mụn nước tích tụ lại sẽ hình thành các bọng nước lớn, nhìn khá giống các vết bỏng.
- Bàn tay ngứa và đau: Triệu chứng thứ hai thường gặp ở bệnh nhân đó là bàn tay bị ngứa ngáy rất khó chịu. Khi mụn nước xuất hiện, nếu bạn càng cào gãi sẽ càng cảm thấy ngứa hơn. Đặc biệt nếu làm vỡ mụn nước, da tay còn bị đau rát nhiều hơn.
- Mụn nước chuyển đục: Đối với các trường hợp bị nhiễm khuẩn, các nốt mụn nước sẽ dần trở nên đục hơn, mụn bị sưng đỏ và bệnh nhân còn có nguy cơ sưng hạch bạch huyết. Lúc này, cơ thể sẽ biểu hiện với các cơn sốt khá cao.
- Tróc da: Sau một thời gian phát triển, các nốt mụn thường sẽ dần xẹp lại, trong mụn không còn nước, chúng khô và sẽ bong tróc lớp da chết. Khi bóc da sẽ thấy phần da non bên dưới có màu hồng nhẹ.
Bệnh thường kéo dài trong bao lâu? Tổ đỉa ở tay thường sẽ có thời gian phát bệnh trong khoảng nửa tháng tới 1 tháng. Sau đó mụn sẽ tự bong vảy và làm lành da, tiếp đó sẽ quay lại chu kỳ phát bệnh tiếp theo. Khi người bệnh không có các biện pháp để kiểm soát, bệnh sẽ liên tục xảy ra trong năm, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt và cả tâm lý.
Nguyên Nhân
Việc hiểu rõ nguyên nhân phát bệnh sẽ giúp chúng ta có cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát phù hợp. Theo đó, tổ đỉa ở tay có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động như sau:
- Da bị nhiễm nấm, khuẩn: Các loại vi khuẩn và nấm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, không chỉ riêng bệnh tổ đỉa. Trong quá trình các bạn tiếp xúc với các loại nước bẩn, đất bẩn, môi trường làm việc hoặc sinh hoạt không sạch sẽ đều có nguy cơ mắc các bệnh về da liễu.
- Tay đổ quá nhiều mồ hôi: Khi lượng mồ hôi trên tay đổ ra quá nhiều, hệ thần kinh giao cảm bị rối loạn sẽ là điều kiện cho các loại khuẩn tấn công da vì môi trường trên da tay luôn ẩm ướt và yếu.
- Ảnh hưởng từ khí hậu: Khi tiết trời có sự chuyển giao từ lạnh qua nóng và ngược lại quá đột ngột sẽ dễ khiến da không kịp thích ứng. Lúc này, tổ đỉa ở tay có thể xảy ra.
- Hóa chất: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất khác nhau. Từ chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, xà phòng, các hóa chất công nghiệp. Khi để da dính trực tiếp những chất này, lớp bảo vệ trên da sẽ bị phá hủy, da không chỉ nổi mụn nước mà còn bong tróc mạnh và khó phục hồi.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trị bệnh thông thường có khả năng gây ra tác dụng phụ cho làn da, cụ thể là bị tổ đỉa, nổi mề đay, dị ứng. Trong đó, nhóm thuốc kháng sinh có yếu tố gây bệnh khá cao.
- Bệnh dị ứng: Các bệnh lý liên quan tới yếu tố dị ứng, mẫn cảm như hen, suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, bệnh về thận hay gan đều là nguyên nhân khiến tổ đỉa ở tay có khả năng khởi phát.
Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa trên tay còn có thể dễ bùng phát và chuyển biến xấu hơn khi gặp phải những yếu tố tác động gồm: Bệnh nhân bị mẫn cảm với các thực phẩm tanh, đồ lên men, các loại khói thuốc, lông động vật hay một số chất liệu trang phục, nước hoa. Ngoài ra, người mắc tụ cầu vàng cũng thuộc nhóm dễ bị tổ đỉa nặng.
Phòng ngừa
Bên cạnh việc tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, bệnh nhân mắc tổ đỉa ở tay cũng cần chú ý những điều sau:
- Cần tránh tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại cho làn da. Khi sử dụng xà phòng, các loại nước tẩy rửa cần phải đeo găng tay bảo vệ.
- Hãy giữ bàn tay luôn khô thoáng, tránh việc chạm nước nhiều. Đồng thời uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố, tạo độ ẩm phù hợp cho làn da.
- Không cố cào gãi cho vỡ các nốt mụn nước khiến da bị tổn thương nặng hơn.
- Khi thời tiết lạnh, khô, bạn hãy giữ ấm cho cơ thể cẩn thận, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
- Luôn sử dụng các loại thuốc phù hợp, đúng kê đơn của bác sĩ. Nếu quá trình dùng thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, bạn cần thông báo với bác sĩ phụ trách để kịp thời các cách giải quyết.
Biện pháp điều trị
Bệnh tổ đỉa ở tay khi điều trị sẽ áp dụng các phương pháp giúp bệnh nhân giảm tình trạng nổi mụn nước ngứa ngáy, giúp da nhanh chóng lành lại, hạn chế những tổn thương nặng hơn. Để có thể giảm tối đa tần suất tái phát cũng như rút ngắn thời gian phát bệnh, các bạn cần chú ý hạn chế tiếp xúc với những tác nhân dễ ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh lý. Đồng thời, lựa chọn được phương pháp trị bệnh phù hợp nhất với bản thân sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi tổ đỉa.
Dưới đây là những cách được áp dụng hiện nay trong quá trình trị tổ đỉa tay:
Y học hiện đại điều trị tổ đỉa ở tay
Tây y là hướng chữa trị được nhiều bệnh nhân mắc tổ đỉa áp dụng vì cho kết quả khá nhanh chóng. Thuốc được dùng với liều lượng tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người. Người bị tổ đỉa ở tay thường sẽ được kê cả thuốc chữa tại chỗ và thuốc toàn thân để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất.
Thuốc dùng tại chỗ:
- Thuốc tím dạng dung dịch pha loãng với nồng độ 0,01%, được dùng để ngâm rửa tay giúp sát khuẩn hàng ngày.
- Thuốc chấm BSI 1 đến 3 % nếu bệnh nhân chỉ có dạng mụn nước bình thường.
- Với các bệnh nhân có dấu hiệu da bị nhiễm khuẩn, mụn nước kèm mủ, mụn kích thước khá lớn sẽ cần tiến hành loại bỏ hết phần mủ. Tiếp đó sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi tổ đỉa Eosin, Milian để bôi ngoài da giúp điều trị viêm nhiễm.
- Áp dụng tia tử ngoại để chiếu trực tiếp lên tay giúp da nhanh lành hơn.
Thuốc dùng toàn thân:
- Thuốc chống dị ứng: Được sử dụng nhiều nhất là Loratadin, thuốc Cetrizine thuộc nhóm kháng H1. Ngoài ra, ở những bệnh nhân mức độ nghiêm trọng hơn sẽ được kê đơn Corticoid sử dụng ngắn ngày để chống viêm và dị ứng tốt nhất.
- Thuốc chống nấm: Với các bệnh nhân nhiễm nấm sẽ uống thêm thuốc Clotrimazol, Griseofulvin, Ketoconazol,...
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của mỗi người để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Tăng cường vitamin: Để giúp làn da có sức đề kháng, miễn dịch và tái tạo tốt hơn, người bệnh sẽ dùng thêm một số loại vitamin quan trọng như C, B, A với liều lượng phù hợp.
Khi sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ nếu dùng sai cách, lạm dụng thuốc. Do vậy, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, người bệnh bôi và uống thuốc đúng liều lượng, đúng loại sẽ giúp bệnh thuyên giảm tốt nhất.
Mẹo hay từ dân gian
Dân gian từ lâu đã có vô số các bài thuốc đơn giản nhưng cho hiệu quả tốt để trị bệnh tổ đỉa ở tay và nhiều chứng bệnh khác. Các mẹo bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà khá tiết kiệm chi phí như sau:
Muối: Trong các gian bếp của mỗi nhà, muối là gia vị quan trọng không thể thiếu, ngoài việc tăng vị cho món ăn, muối còn được dùng để chống viêm cũng như sát trùng rất phổ biến. Trong dân gian, mẹo dùng muối chữa tổ đỉa ở tay là phương pháp quen thuộc, phổ biến, được nhiều người lựa chọn sử dụng. Muối chứa nhiều khoáng chất giúp giảm cơn ngứa, loại bỏ vi khuẩn cũng như làm sạch da tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 - 3 thìa muối cho lên chảo rang nóng.
- Sau đó đổ muối vào khăn sạch, bọc kín và dùng để chườm lên vùng tay đang bị tổ đỉa.
- Chườm cho tới khi muối nguội sẽ dùng nước muối loãng rửa tay. Mỗi ngày bạn nên chườm khoảng 2 lần để cho kết quả giảm ngứa ngáy rõ rệt.
Lá trầu không: Rất nhiều bệnh lý hiện nay có mẹo chữa tận dụng lá trầu không. Loại lá này cũng có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm nhanh những biểu hiện của tổ đỉa, ngăn ngừa bội nhiễm da. Bên cạnh đó, trong lá trầu còn có thêm thành phần tanin giúp các tế bào da dễ dàng tái tạo, tổn thương trên da cũng thuyên giảm tốt.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 10 lá trầu không đã rửa sạch, bạn vò nát rồi nấu với khoảng 1,5 - 2 lít nước.
- Sau khi nước trầu sôi được 15 phút, chắt nước ra, thêm vào một thìa muối trắng, khuấy đều cho nguội bớt rồi ngâm tay.
- Bệnh nhân ngâm tay với nước trầu khoảng 10 phút rồi rửa lại tay là được.
Gừng tươi: Gừng là vị thuốc thường dùng trong trị bệnh liên quan tới tiêu hóa và hô hấp. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn được dùng nhiều trong các bài thuốc da liễu, giúp giảm viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy. Khoa học đã chỉ ra rằng, hoạt chất gingerol và zingerol trong gừng có khả năng ức chế quá trình cơ thể sản sinh ra những chất trung gian gây viêm ngứa. Vì thế, đối với bệnh tổ đỉa, chúng ta có thể dùng gừng để điều trị tại nhà.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 - 2 củ gừng, không cần cạo vỏ, bạn mang rửa sạch đất bẩn rồi thái thành các lát mỏng.
- Gừng nấu với khoảng 2 lít nước, nấu sôi trong 3 phút rồi đổ nước ra cho nguội bớt rồi ngâm rửa tay.
- Hàng ngày dùng nước gừng đều đặn sẽ giúp giảm ngứa ngáy, mụn nước không phát triển mạnh hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Thực phẩm là yếu tố tác động khá nhiều tới tình trạng, diễn biến của tổ đỉa. Lúc này, bệnh nhân cần sử dụng đúng các loại thực phẩm để giúp giảm triệu chứng ngứa ngày, hạn chế viêm nhiễm cũng như giúp da phục hồi dễ dàng. Cụ thể các bạn cần kiêng cũng như nên sử dụng các thực phẩm sau:
Thực phẩm nên kiêng:
- Hải sản: Đây là nhóm thực phẩm không tốt cho người bị tổ đỉa, viêm da cơ địa, chàm,.... Bởi chúng có chứa nhiều đạm cùng với Trimelylamin khá cao, gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể.
- Thực phẩm có Gluten: Gluten là chất có thể tác động tới các phản ứng dị ứng trên cơ thể, làm cho thành ruột mất khả năng bảo vệ tự nhiên. Khi đó, cơ thể rất dễ bị các vi khuẩn tấn công gây bệnh, tổ đỉa ở tay sẽ khó để chấm dứt. Vì vậy, bạn nên tránh dùng lúa mạch, lúa mì,...
- Thực phẩm có Coban và Niken: 2 chất này khi nạp vào cơ thể sẽ khiến các biểu hiện của bệnh tổ đỉa ở tay gia tăng mạnh hơn, bệnh nhân ngứa rát nặng. Bạn nên tránh dùng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy khô, đậu nành, yến mạch, cacao, lúa mì,...
Ngoài ra cần kiêng thêm những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều đường, dầu, mỡ, các loại thịt đỏ, thực phẩm chứa salicylate và đồ ăn chế biến sẵn.
Thực phẩm nên ăn:
- Nhóm vitamin A: Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung thêm vitamin A, bệnh nhân có thể nạp nguồn dưỡng chất này thông qua các thực phẩm như: Rau bina, đu đủ, khoai lang, bông cải xanh, xoài, bí đỏ,....
- Nhóm vitamin B: Bổ sung đủ vitamin B sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, những tổn thương trên da nhanh chóng lành lại. Bệnh nhân nạp vitamin B qua các thực phẩm: Đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, hạt hướng dương, rau cải, rau chân vịt, rau diếp,...
- Nhóm vitamin C: Hệ miễn dịch sẽ cải thiện rõ rệt khi được cung cấp thêm vitamin C hợp lý. Bên cạnh đó, các histamin cũng sẽ bị cản trở trong quá trình sản sinh, da tái tạo phục hồi tốt hơn. Nên nạp vitamin C thông qua: Dâu tây, bông cải trắng, bông cải xanh, khoai tây, đu đủ, dưa lưới, kiwi, anh đào, nho đen,...
- Chuyên gia
- Cơ sở