Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn 3
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh khi các khối u đã lan ra bên ngoài niêm mạc đại tràng và các hạch bạch huyết. Tuy nhiên các khối u chưa lan đến các cơ quan khác trong cơ thể, do đó các biện pháp điều trị thường mang lại hiệu quả tích cực.
Định nghĩa
Trong giai đoạn 3, ung thư đại tràng đã lan ra bên ngoài đại tràng và đến các các hạch bạch huyết lân cận. Mặc dù các hạch bạch huyết có thể mang tế bào ung thư, tuy nhiên bệnh vẫn chưa lan đến các cơ quan ở xa, do đó đáp ứng điều trị thường tích cực.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 được chia thành ba giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn 3A:
Trong giai đoạn này có thể mô tả ung thư đại tràng theo hai tình huống cụ thể, bao gồm:
- Tình huống 1: Tế bào ung thư nằm ở lớp trong và lớp giữa của thành ruột kết, có thể đã lan đến lớp cơ và ảnh hưởng từ một đến ba hạch bạch huyết hoặc các mô mỡ ở gần các hạch bạch huyết.
- Tình huống 2: Tế bào ung thư ở lớp trong và lớp giữa của thành ruột kết, có thể đã ảnh hưởng từ bốn đến sáu hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3B:
Phân loại ung thư đại tràng giai đoạn 3 này được phân thành 3 tình huống cụ thể:
- Tình huống 1: Tế bào ung thư đã xuyên qua tất cả các lớp của thành ruột kết và gây ảnh hưởng từ một đến ba hạch bạch huyết.
- Tình huống 2: Ung thư xuyên qua lớp cơ và / hoặc lớp bên ngoài của thành ruột kết và ảnh hưởng từ bốn đến sáu hạch bạch huyết.
- Tình huống 3: Ung thư xuất hiện ở lớp trong và lớp giữa của thành ruột kết, có thể ở lớp cơ và ảnh hưởng từ bảy hạch bạch huyết trở lên.
- Giai đoạn 3C:
Ung thư đại tràng giai đoạn 3C được mô tả thông qua ba tình huống cụ thể:
- Tình huống 1: Khối u đã xuyên qua tất cả các lớp của ruột kết và gây ảnh hưởng từ bốn đến sáu hạch bạch huyết.
- Tình huống 2: Ung thư xuyên qua lớp cơ và / hoặc lớp ngoài của thành ruột kết và gây ảnh hưởng đến bảy hoặc nhiều các hạch bạch huyết.
- Tình huống 3: Ung thư đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết lân cận hoặc vào những vùng mỡ của hạch bạch huyết. Tuy nhiên ung thư không lây lan đến các khu vực xa hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Nếu được điều trị đúng cách, nhiều trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn 3 có thể thuyên giảm. Điều này có nghĩa là các triệu chứng có thể biến mất, thậm chí là vĩnh viễn. Trong các trường hợp khác, khi các triệu chứng chỉ cải thiện một phần, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung có thể làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện tiên lượng và tăng thời gian sống sót của người bệnh.
Với các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 sau 5 năm là 35% - 60%.
Triệu chứng
Thông thường bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 1 và 2 thường không có dấu hiệu cụ thể. Ở giai đoạn 3, biểu hiện bệnh thường rõ ràng hơn, tuy nhiên các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u.
Trong một số trường hợp, khối u ung thư có thể dẫn đến một đoạn ruột hẹp. Điều này là do sự phát triển của khối u, dẫn đến chiếm mất không gian bên trong đại tràng và gây tắc nghẽn. Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 1 và 2 có thể tăng lên ở giai đoạn 3, do các khối u phát vỡ niêm mạc đại tràng hoặc xâm lấn các mô lân cận. Trong một số trường hợp, máu có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm để xác định tình trạng có máu trong phân.
Cụ thể, ở ung thư đại tràng giai đoạn 3, người bệnh có thể trải qua một số triệu chứng như:
1. Dấu hiệu chung
Tương tự như các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu, các triệu chứng chung của ung thư đại tràng giai đoạn 3 bao gồm:
- Đau bụng, chuột rút hoặc khó chịu chung ở bụng;
- Đầy hơi, chướng bụng hoặc có khí trong bụng;
- Chảy máu trực tràng;
- Đi ngoài ra máu;
- Mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng và thiếu máu;
- Táo bón do tắc nghẽn ruột;
- Tiêu chảy do các chất lỏng tích tụ ở phía sau khối u hoặc khu vực bị tắc ruột;
- Phân dài, mỏng, hẹp do tình trạng thu hẹp đại tràng;
- Buồn nôn và nôn, do các chất lỏng hoặc chất rắn bị kẹt ở ruột kết;
- Chán ăn hoặc no sớm, thường là do buồn nôn dai dẳng, đau bụng;
- Giảm cân ngoài ý muốn.
Bệnh táo bón và tiêu chảy xen kẽ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư đại tràng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý cũng như vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
2. Các dấu hiệu hiếm gặp
Có nhiều loại ung thư đại tràng khác nhau, một số loại phổ biến (chẳng hạn như ung thư biểu mô tuyến) và một số loại hiếm gặp. Những loại ít phổ biến hơn có thể dẫn đến nhiều triệu chứng hiếm gặp, chẳng hạn như:
- Ung thư biểu mô tuyến nhầy: Đây là một dạng ung thư biểu mô tuyến nhầy ít phổ biến ở đại tràng. Đặc điểm của tình trạng này là tiết nhiều chất nhầy, có thể nhìn thấy trên phân.
- Khối u mô đệm đường tiêu hóa: Tình trạng này ảnh hưởng đến các tế bào bên trong đại tràng và đôi khi được biểu hiện bằng một khối u cứng có thể nhìn thấy hoặc sờ được ở bụng.
- Leiomyosarcoma: Loại ung thư này gây ảnh hưởng đến các cơ trơn của đại tràng và có thể dẫn đến tình trạng mót rặn (cảm thấy người bệnh cần đi đại tiện khẩn cấp, ngay cả khi vừa đi đại tiện xong).
Các dạng ung thư đại tràng hiếm gặp khác như ung thư biểu mô vòng sigma và u ác tính nguyên phát, có thể diễn tiến nhanh chóng từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Biện pháp chẩn đoán
Nếu nghi ngờ ung thư đại tràng, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh, các dấu hiệu, chẳng hạn như đau bụng, chướng bụng, sờ thấy khối u, thay đổi hình dạng phân, sụt cân hoặc chảy máu trực tràng để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Bên cạnh việc đánh giá các triệu chứng, bác sĩ có thể trao đổi về tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng khác. Dựa trên chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như:
1. Xét nghiệm dịch cơ thể
Không có xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chất lỏng cơ thể có thể chẩn đoán ung thư đại tràng. Tuy nhiên các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định các đặc điểm đặc trưng của bệnh.
Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ (CBC) có thể xác định tình trạng thiếu máu thiếu sắt do người bệnh bị chảy máu đại tràng;
- Xét nghiệm máu trong phân có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu;
- Các xét nghiệm máu đánh dấu khối u, chẳng hạn như kháng nguyên carcinoembryonic (CEA), được sử dụng để xác định protein và các chất hóa học khác ở bệnh nhân ung thư;
- Xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân.
Các xét nghiệm chức năng gan hoặc chức năng thận cũng có thể được đề nghị để chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 3, để xác định ung thư đã di căn hay chưa.
2. Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cắt lớp để hình dung bên trong hệ thống tiêu hóa. Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm hình ảnh này sử dụng tia X quét nhiều lần để tạo ra hình ảnh ba chiều của ruột kết.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh có độ chi tiết cao, đặc biệt là các mô mềm ở bên trong đại tràng.
3. Nội soi đại tràng
Nội soi là phương pháp chẩn đoán trực tiếp để xác định ung thư đại tràng giai đoạn 3. Trong thủ tục này, bác sĩ sử dụng một ống nội soi mềm với camera chiếu sáng, đưa vào ruột kết để xác định các vấn đề bên trong.
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn và thực được thực hiện khi người bệnh hôn mê. Ống nội soi có thể chụp lại hình ảnh bên trong ruột kết và lấy mẫu để kiểm tra ở phòng thí nghiệm.
4. Sinh thiết
Sinh thiết được xem là một phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 3 có tính chính xác cao. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để lấy các mô tế bào ở đại tràng và kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Sinh thiết được xem là phương pháp chẩn đoán ung thư chính xác nhất.
Để lấy mẫu mô, bác sĩ sử dụng các dụng cụ đặc biệt, đưa qua ống nội soi, cắt một mẫu mô. Sau khi thu thập được mẫu mô, mẫu sẽ được nghiên cứu và phân tích bởi các chuyên gia để xác định các bệnh lý liên quan.
Biện pháp điều trị
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị xạ trị ung thư. Kế hoạch điều trị ung thư đại tràng phụ thuộc vào một số chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ khoa tiêu hóa, bác sĩ phẫu thuật ung thư, bác sĩ ung thư nội khoa, bác sĩ ung thư bức xạ và bác sĩ điều trị tổng quát.
Mục đích của các phương pháp điều trị bao gồm làm thuyên giảm các triệu chứng, ngăn ngừa ung thư di căn, làm chậm tiến triển bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, các phương pháp điều trị bao gồm:
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên cho ung thư đại tràng giai đoạn 3. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đại tràng bị ảnh hưởng và loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh.
Phẫu thuật có thể được thực hiện nội soi hoặc phẫu thuật mở truyền thống. Các đoạn ruột khỏe mạnh sẽ được khâu nối lại với nhau để đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa.
Trong phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết (còn được gọi là bóc tách hạch bạch huyết), bác sĩ có thể loại bỏ ít nhất 12 hạch bạch huyết. Các hạch huyết còn lại sẽ được loại bỏ dựa theo các yếu tố liên quan, chẳng hạn như vị trí, cấp độ ung thư và độ tuổi của người bệnh.
2. Hóa trị liệu
Hóa trị ung thư đại tràng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3. Điều này có nghĩa là hóa trị được thực hiện sau khi phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
Đối với người bệnh đáp ứng tốt với phẫu thuật, quá trình hóa trình có thể được thực hiện sau sáu tháng. Quy trình này thường bao gồm bay hoặc tám chu kỳ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư.
Đối với các các trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn 3 tiến triển không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, một đợt hóa trị cùng với xạ trị có thể được chỉ định trước khi phẫu thuật. Phương pháp này có thể giúp thu nhỏ khối u để việc cắt bỏ dễ dàng hơn.
3. Xạ trị
Xạ trị đôi khi có thể được thực hiện như một biện pháp hỗ trợ kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3. Đối với người bệnh không đủ sức khỏe và điều kiện để phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị là những phương pháp hiệu quả nhất để thu nhỏ kích thước khối u.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Để sống chung với ung thư đại tràng giai đoạn 3, điều quan trọng là người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan cũng như điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, để tăng cường chất lượng cuộc sống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Ăn uống phù hợp: Ung thư đại tràng và các biện pháp điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thèm ăn của người bệnh và dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe. Nếu buồn nôn, chán hoặc không thể dung nạp thức ăn đặc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Duy trì hoạt động: Mặc dù người bệnh được khuyến cáo là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện một lượng bài tập nhỏ mỗi ngày để giảm bớt mệt mỏi và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. Đừng lạm dụng các bài tập thể dục và trao đổi với bác sĩ về mức độ và hoạt động phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc làm vườn, để tăng cường sức khỏe.
- Quản lý căng thẳng: Dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ung thư đại tràng. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, thiền định hoặc thư giãn các cơ bắp để tăng khả năng tập trung hàng ngày. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và tham vấn tâm lý phù hợp.
- Tái khám đúng hẹn: Người bệnh nên dành thời gian tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này có thể xác định các nguy cơ, yếu tố rủi ro và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Tiên lượng ung thư đại tràng giai đoạn 3 đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Điều này có nghĩa là nếu được điều trị đúng cách và kịp lúc, người bệnh có tỷ lệ sống sót sau năm năm tương đối cao.
Ngay cả khi các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả hoàn toàn, người bệnh cũng không nên từ bỏ hy vọng. Mỗi trường hợp ung thư đại tràng là khác nhau, do đó bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị khác để kéo dài thời gian sống của người bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở