Ung Thư Đại Tràng Di Căn Phổi
Ung thư đại tràng di căn phổi là giai đoạn cuối của bệnh và cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Định nghĩa
Ung thư đại tràng là ung thư bắt đầu từ đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư đại tràng di căn phổi là ung thư đại tràng giai đoạn cuối, có thể dẫn đến khó thở, ho mãn tính, ho ra máu và đau ngực.
Ung thư di căn đến các vị trí xa, chẳng hạn như gan và phổi, thương hiếm khi được chữa khỏi. Một khi ung thư đã lan rộng sẽ khó kiểm soát và làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh. Tuy nhiên, có nhiều liệu pháp điều trị có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư, kiểm soát các triệu chứng và giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư đại tràng có thể cải thiện tỷ lệ sống sót của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Ung thư đại tràng di căn phổi thường không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Bệnh có thể được phát hiện thông qua hình ảnh X – quang, chụp CT khi người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu có triệu chứng, các triệu chứng thường tương tự như dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy;
- Đi ngoài ra máu, máu có thể màu đỏ sẫm hoặc đen;
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể, thường không được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi;
- Phân hẹp, mỏng, dài, giống như bút chì, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy đại tràng đang bị tắc nghẽn;
- Chướng bụng, khó tiêu hoặc đau bụng;
- Giảm cân không rõ lý do;
- Buồn nôn và nôn.
Trong trường hợp ung thư đại tràng di căn phổi, các triệu chứng thường tương tự như ung thư phổi nguyên phát. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:
- Ho kéo dài, không khỏi;
- Ho ra máu hoặc khác nhổ ra máu;
- Đau ở vùng ngực, vai, lưng trên;
- Khó thở;
- Nồng độ oxy trong máu thấp, còn được gọi là giảm oxy máu;
- Tràn dịch màng phổi.
Bởi vì ung thư đại tràng di căn đến phổi có thể di căn khắp cơ thể, do đó thường bệnh thường bị mệt mỏi kéo dài, chán ăn, uể oải và mất năng lượng. Các dấu hiệu này cần được đánh giá bởi bác sỹ chuyên môn và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Nguyên Nhân
Các tế bào bình thường có chất kết dính, do đó có thể giữ các tế bào tại vị trí cố định. Trong khi đó, các tế bào ung thư không có phân tử kết dính và có thể tự do di chuyển theo ý muốn.
Khi di chuyển, các tế bào ung thư có thể mở rộng trực tiếp đến phổi. Tuy nhiên, hầu hết các tế bào ung thư di căn gián tiếp, thông qua ba cách phổ biến như:
- Theo đường máu: Các tế bào ung thư có thể lây lan qua các mạch máu nhỏ ở gần các khối u và sau đó di chuyển đến phổi thông qua động mạch phổi.
- Tế bào bạch huyết: Các khối u có thể rò rỉ vào các mạch bạch huyết nhỏ và đi dọc theo đường bạch huyết để di chuyển đến phổi.
- Màng phổi lan rộng và đường thở: Màng phổi là thuật ngữ chỉ các màng bao quanh phổi. Tế bào ung thư trực tràng có thể lây lan theo cách này, tuy nhiên trường hợp này thường không phổ biến.
Ung thư đại tràng di căn phổi là một tình trạng gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Biện pháp chẩn đoán
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau nếu nghi ngờ ung thư đại tràng di căn phổi. Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:
- Chụp X – quang lồng ngực: Thử nghiệm này có thể tạo ra hình ảnh chi tiết của phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh rõ ràng bên trong phổi, giúp bác sĩ quan sát được các mặt cắt của phổi.
- Sinh thiết phổi bằng kim: Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô hoặc tế bào ở phổi để phân tích ở phòng thí nghiệm.
- Nội soi phế quản: Bác sĩ có thể thực hiện nội soi để hình dung các cấu trúc bên trong hệ thống hô hấp, bao gồm phổi. Điều này có thể xác định vị trí chính xác và kích thước của khối u.
- PET scan: PET scan thường được sử dụng để kiểm tra các khối u ung thư di căn khắp cơ thể, bao gồm não, gan và cả phổi. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để xác định kế hoạch điều trị phù hợp đối với từng cá nhân.
Biện pháp điều trị
Khi ung thư đại tràng di căn đến phổi, việc điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Các biện pháp điều trị cũng kiểm soát các triệu chứng để tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các biện pháp điều trị thường phụ thuộc vào một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Kích thước, số lượng và vị trí khối u ở phổi;
- Mức độ lan rộng của ung thư;
- Chức năng tổng thể của phổi;
- Các triệu chứng liên quan;
- Các biện pháp điều trị ung thư đã áp dụng;
- Nhu cầu và mong muốn về các biện pháp điều trị của người bệnh.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:
1. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị thường được áp dụng để cải thiện các triệu chứng ung thư đại tràng di căn phổi. Phương pháp này có thể kéo dài thời gian sống sót của người bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng.
Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Đây là lựa chọn ưu tiên, mang lại hiệu quả tốt và ít rủi ro.
Ngoài ra các tế bào ung thư có có trong máu và không được phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng di căn. Điều này đảm bảo các tế bào ung thư khắp có thể đều bị tiêu diệt.
2. Phẫu thuật
Đối với ung thư đại tràng di căn phổi, phẫu thuật thường ít phổ biến. Bác sĩ chỉ đề nghị phẫu thuật nếu khối u chỉ nằm ở một phần nhỏ của phổi (tình trạng này được gọi là di căn giới hạn hoặc cô lập).
Để phẫu thuật mang lại hiệu quả tốt nhất, bác sĩ cần đảm bảo khối ung thư trực tràng chính đã được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, tất cả các khối u di căn cần được phẫu thuật loại bỏ để tránh các rủi ro liên quan. Trong trường hợp này, phẫu thuật này có thể loại bỏ khối u di căn và kéo dài sự sống của người bệnh.
3. Các lựa chọn điều trị khác
Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp bổ sung khác để làm giảm các triệu chứng ung thư và cải thiện khả năng sống sót khỏe mạnh của người bệnh. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm:
- Liệu pháp nội tiết tố: Điều này có thể làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư và giảm nhẹ các triệu chứng của người bệnh.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Biện pháp này sử dụng các loại thuốc gắn vào protein trên các tế bào ung thư để ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này tác động vào hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Bức xạ: Bức xạ hay xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy, thu nhỏ và tiêu diệt khối u.
- Phẫu thuật nội soi lồng ngực: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một cây kim chuyên dụng để loại bỏ các chất lỏng trong không gian giữa phổi và thành ngực của người bệnh.
- Cắt bỏ: Bác sĩ sử dụng dòng điện hoặc tia laser để cắt bỏ khối u ung thư.
- Liệu pháp oxy: Phương pháp này được đề nghị khi người bệnh khó thở hoặc có nồng độ oxy thấp.
- Stent: Nếu khối u gây tắc nghẽn phổi, bác sĩ có thể phẫu thuật đặt stent đường thở để giúp người bệnh dễ thở hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi ung thư ruột kết di căn vào phổi, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp tự chăm sóc cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống tại nhà. Người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Giảm đau: Khối u có thể phình ra, gây áp lực lên các khu vực xung quanh và dẫn đến đau ngực. Do đó, người bệnh có thể tìm cách xử lý các cơn đau, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc các kỹ thuật thư giãn khác.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Ung thư di căn có thể gây chán ăn hoặc ăn mất ngon. Do đó người bệnh được khuyến khích ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn khi thích. Bên cạnh đó người bệnh nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt, trứng, bơ, kem, mật ong để tăng sự hấp dẫn cho các món ăn.
- Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh có thể thường xuyên đi bộ ngắn hoặc thực hiện các bài tập nhẹ tại giường để giữ có thể luôn năng động. Duy trì hoạt động cũng có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ thống tiêu hóa.
- Duy trì sức khỏe tinh thần: Người bệnh ung thư giai đoạn cuối nên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, thường xuyên trò chuyện với người thân. Điều này có thể tạo cảm giác tích cực và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
- Chuyên gia
- Cơ sở