Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn Đầu
Ung thư đại tràng là một bệnh tiến triển, trong đó các khối u cục bộ có thể lan rộng và xâm lấn các mô lân cận theo thời gian. Do đó, nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu là điều cực kỳ quan trọng để có kế hoạch điều trị hiệu quả cũng như ngăn ngừa ung thư di căn.
Định nghĩa
Đại tràng là phần lớn của ruột già, nằm ở bên phải của bụng, đi ngang qua bụng trên, đi xuống xương sườn bên trái đến trực tràng và hậu môn. Ung thư đại tràng là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu để có biện pháp điều trị và xử lý phù hợp.
Ung thư có thể dẫn đến một số triệu chứng cục bộ bao gồm chuột rút, đau bụng, đi ngoài ra máu đỏ sẫm, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu toàn thân, chẳng hạn như chán ăn, giảm cân không rõ lý do hoặc mệt mỏi bất thường. Tuy nhiên, đôi khi ung thư đại tràng có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng.
Hầu hết các trường hợp, ung thư đại tràng ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường bắt đầu dưới dạng những khối tế bào nhỏ (được gọi là polyp), không phải ung thư. Theo thời gian, các khối polyp có thể trở thành ác tính và dẫn đến ung thư.
Ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong cao, do đó cần có kế hoạch thăm khám và nhận chẩn đoán phù hợp. Hiện tại, ung thư đại tràng điều trị bằng cách phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu và có kế hoạch điều trị kịp lúc.
Hình ảnh
Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu của ung thư ruột kết, người bệnh thường không có dấu hiệu nhận biết. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tầm soát ung thư khi 45 tuổi và sớm hơn đối với người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhận biết ung thư thông đại tràng giai đoạn đầu thông qua một số biểu hiệu và dấu hiệu, chẳng hạn như:
1. Dấu hiệu cục bộ
Ung thư đại tràng có thể gây ảnh hưởng đến thói quen đại tiện cũng như nhu động ruột của người bệnh. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
- Thay đổi thói quen đi đại tiện: Ung thư đại tràng có thể dẫn đến sự thay đổi về màu sắc, độ đặc của phân cũng như số lần đi đại tiện mỗi ngày của người bệnh để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
- Tiêu chảy và táo bón: Khi đại tràng bị tắc nghẽn hoặc có khối u, người bệnh có thể bị táo bón xen kẽ tiêu chảy. Táo bón xảy ra khi phân khó đi qua phân ruột kết bị tắc hoặc khối u. Sau đó, tiêu chảy xảy ra khi các chất thải trong cơ thể di chuyển ra khỏi cơ thể.
- Đau hoặc khó chịu ở bụng: Đau bụng, chuột rút hoặc khó chịu nói chung là một trong những dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu phổ biến.
- Đầy hơi và chướng bụng: Bụng đầy hơi và có nhiều khí thừa có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến các loại thực phẩm, chẳng hạn như đồ uống có gas, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm vào chất xơ hoặc do người bệnh bị rối loạn tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn: Khi bị ung thư đại tràng, ruột kết có thể bị tắc, điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn.
2. Thay đổi nhu động ruột
Ở bệnh nhân ung thư đại tràng, thay đổi nhu động ruột có thể bao gồm một số đặc điểm như:
- Thay đổi hình dạng phân: Phân dài, hẹp và mỏng, thường được mô tả như bút chì, có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu.
- Thay đổi màu sắc phân: Ung thư có thể dẫn đến chảy máu đại tràng, điều này khiến người bệnh đi ngoài ra máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Cụ thể hơn, nếu chảy máu ở đại tràng đi lên (bên phải), phân thường có màu hạt dẻ hoặc màu tím. Nếu chảy máu ở đại tràng đi xuống (bên trái), phân có xu hướng màu đỏ tươi.
- Thay đổi tần suất phân: Sự thay đổi số lần đi đại tiện (vài ngày một lần) có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư ruột kết. Tuy nhiên những người đại tiện 3 – 4 ngày một lần có thể là dấu hiệu của táo bón. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Phân di chuyển khó khăn: Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể khiến người bệnh cần có nhu cầu đi đại tiện ngay lập tức, ngay cả khi vừa đi đại tiện xong.
3. Dấu hiệu toàn thân
Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như:
- Giảm cân: Nếu người bệnh giảm cân ngoài kế hoạch, điều này có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng. Cụ thể, các khối u ung thư có thể sử dụng máu và chất dinh dưỡng của cơ thể để phát triển. Điều này khiến người bệnh sụt giảm cân nặng mà không rõ nguyên nhân cũng như ngoài ý muốn. Ngoài ra, đôi khi một số khối u có thể tiết ra các chất hóa học làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều này cũng có thể dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn: Chán ăn bất thường hoặc ăn uống không ngon miệng, có thể là một dấu hiệu sớm khác của ung thư đại tràng. Mặc dù chán ăn thường xảy ra ở giai đoạn sau, tuy nhiên một số người bệnh ung thư đại tràng có thể chán ăn ngay khi khối u bắt đầu hình thành.
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Mệt mỏi cực độ là một dấu hiệu đặc trưng rất phổ biến ở những người ung thư giai đoạn cuối. Ở bệnh nhân ung thư đại tràng, mệt mỏi có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu, do cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách. Mệt mỏi do ung thư thường không được cải thiện ngay cả khi người bệnh uống cà phê hoặc nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thay đổi trực giác: Trong giai đoạn đầu hầu hết người bệnh không có dấu hiệu nhận biết cụ thể, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể cảm nhận được có vấn đề không ổn trong chung. Hãy tin vào trực giác và dấu hiệu của cơ thể. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc không ổn nói chung, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cụ thể. Do đó, điều quan trọng là xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh, chẳng hạn như độ tuổi, tiền sử gia đình hoặc có các bệnh lý nguy cơ, và có kế hoạch tầm soát phù hợp.
Phòng ngừa
Tầm soát ung thư đại tràng là cách tốt nhất để phòng ngừa các nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể để phòng ngừa ung thư đại tràng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bổ sung chất xơ: Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
- Hạn chế tiêu thụ rượu: Nếu cần uống rượu, người bệnh nên hạn chế ở mức một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Điều này có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, cũng như hạn chế nguy cơ ung thư.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư.
- Tập thể dục: Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Nếu không có thói quen hoạt động, người bệnh có thể bắt đầu 5, 10 phút mỗi ngày và tăng dẫn theo thời gian.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu ở mức cân nặng hợp lý, người bệnh nên cố gắng duy trì cân nặng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục. Nếu thừa cân, người bệnh nên có kế hoạch giảm cân lành mạnh để tránh nguy cơ ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau và những người được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thường có tỷ lệ sống sót tương đối cao. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Đối với hầu hết các giai đoạn (trừ giai đoạn 4), phương pháp điều trị ưu tiên là cắt bỏ khối u.
Ở giai đoạn 0 của ung thư đại tràng, khối u chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng. Phẫu thuật thường được chỉ định để cắt bỏ khối u. Trong giai đoạn I, khối u đã lan ra ngoài lớp niêm mạc bên trong của đại tràng nhưng không lan đến thành ngoài của ruột. Do đó, người bệnh sẽ được phẫu thuật loại bỏ khối u và một lượng nhỏ mô xung quanh để tránh nguy cơ di căn. Bên cạnh phẫu thuật, người bệnh có thể cần được điều trị bổ sung, chẳng hạn hóa trị liệu hoặc sử dụng tia bức xạ để hạn chế các rủi ro.
Trong giai đoạn đầu, các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Nội soi cắt bỏ khối u (polyp): Nếu khối u nhỏ, khu trú, hoàn toàn nằm bên trong đại tràng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u.
- Nội soi cắt bỏ niêm mạc: Các khối u có kích thước lớn có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt để loại bỏ polyp và một lượng nhỏ niêm mạc bên trong đại tràng. Quy trình này được gọi là cắt bỏ niêm mạc thông qua nội soi, có thể được đề nghị để ngăn ngừa khối u ung thư di căn.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Phẫu thuật này được thực hiện thông qua nội soi để cắt bỏ các khối polyp. Trong quá trình này, bác sĩ phẫu thuật thực hiện một số vết rạch nhỏ trên thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật có gắn camera vào ruột kết và tiến hành loại bỏ khối u. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu thử ở các hạch bạch huyết để kiểm tra chuyên sâu hơn.
Trong các giai đoạn khác của ung thư, khi khối u lơn, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ một phần đại tràng. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Chuyên gia
- Cơ sở