Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn Cuối

Triệu chứng và nguyên nhân

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh và có tiên lượng không khả quan. Tuy nhiên, mỗi loại ung thư đại tràng là khác nhau, do đó người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và thực hiện kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường chất lượng cuộc sống.

Định nghĩa

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là tình trạng khối u đã di chuyển ra khỏi đại tràng và tấn công các cơ quan lân cận. Các tế bào ung thư có thể có ở gan, phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Xác định được giai đoạn ung thư là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hình ảnh

Triệu chứng

Nhiều người bệnh ung thư đại tràng không có dấu hiệu nhận biết. Điều này có thể gây khó khăn cho quá trình sàng lọc và điều trị bệnh. Tuy nhiên, ở bất cứ giai đoạn nào của ung thư, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

1. Dấu hiệu chung

Tương tự như ung thư đại tràng các giai đoạn khác, ung thư giai đoạn cuối có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như

Có máu, thường là màu đỏ sẫm hoặc đen trong phân.

  • Táo bón và tiêu chảy, đây là các triệu chứng xuất hiện ở các giai đoạn của ung thư đại tràng. Các triệu chứng này thường phổ biến do đó, ít được chú ý. Tuy người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp.
  • Phân dài, mỏng, hẹp, có hình dạng giống bút chì. Điều này có thể là dấu hiệu đại tràng bị tắc nghẽn do khối u.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể khi so với bình thường. Điều này có thể là dấu hiệu của các khối u đang phát triển, dẫn đến chảy máu, mất chất sắt và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Mệt mỏi là ung thư đại tràng giai đoạn cuối thường không được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau bụng hoặc chướng bụng. Tình trạng này thường là do các khối u gây tắc nghẽn ruột kết, khiến phân không thể đi ra khỏi cơ thể. Điều này khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng và luôn no.
  • Giảm cân không rõ lý do và không chủ ý. Nếu người bệnh giảm từ 5 kg trở lên mà không thay đổi chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, điều này có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn cuối, đặc biệt là khi người bệnh có các triệu chứng khác.
  • Buồn nôn và nôn, có thể xảy ra khi khối u gây tắc nghẽn đại tràng.

Có khoảng 20% các trường hợp ung thư đại tràng chỉ được chẩn đoán khi khối u đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi và phúc mạc. Ung thư cũng có thể gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, đường máu, xương và các cơ quan khác. Chẩn đoán sớm là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp và kéo dài sự sống.

2. Dấu hiệu ung thư di căn gan

Gan là cơ quan loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và sản xuất mật, một chất lỏng được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Ung thư có thể di căn đến gan thông qua một mạch máu kết nối ruột với gan.

Ban đầu nhiều người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối di căn gan không có triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số dấu hiệu chung, chẳng hạn như:

  • Chán ăn, ăn mất ngon hoặc cảm thấy no sớm;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Ngứa da;
  • Đau bụng;
  • Sưng chân;
  • Giảm cân mà không có chủ ý;
  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt, tình trạng này được gọi chung là bệnh vàng da.

3. Ung thư di căn phổi

Phổi là bộ phận nhận được lưu lượng máu từ các phần còn lại của cơ thể. Do đó, ung thư có thể di chuyển đến phổi từ các cơ quan khác, bao gồm ung thư ruột kết. Ung thư đại tràng giai đoạn cuối di căn phổi thường dẫn đến suy hô hấp với các triệu chứng phổ biến như:

  • Ho kéo dài không khỏi;
  • Đau ngực;
  • Có máu trong chất nhầy, dịch cổ họng;
  • Khó thở;
  • Giảm cân.

4. Ung thư di căn phúc mạc

Các tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào niêm mạc của ổ bụng. Điều này dẫn đến viêm phúc mạc với các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Ăn mất ngon;
  • Giảm hoặc tăng cân.

5. Ung thư di căn xương

Khi ung thư ruột kết giai đoạn cuối di căn đến xương, có thể làm suy yếu xương và giải phóng lượng canxi dự trữ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau xương;
  • Táo bón, buồn nôn và chán ăn do lượng canxi trong máu tăng cao đột ngột;
  • Gãy xương;
  • Tê hoặc yếu ở chân và có thể gây ảnh hưởng đến cả cánh tay;
  • Đau lưng hoặc cổ.

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối không được xem là có thể chữa khỏi. Do đó, các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa hợp lý.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn cuối, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi chung về sức khỏe, dấu hiệu cũng như các yếu tố nguy cơ. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị một số bài kiểm tra, chẳng hạn như:

  • Nội soi đại tràng: Trong thủ thuật này bác sĩ sử dụng một camera siêu nhỏ gắn vào một ống mỏng, dài, linh hoạt để xác định các khối u và dấu hiệu ung thư bên trong đại tràng. Trước khi nội soi đại tràng một ngày, người bệnh sẽ được uống một chất lỏng làm sạch ruột để đảm bảo kết quả chẩn đoán. Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ được gây mê và xét nghiệm này thường mất 30 phút để hoàn thành.
  • Sinh thiết: Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ có thể lấy một mô nhỏ để kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể sinh thiết bằng kim, dưới sự hướng dẫn của CT scan hoặc siêu âm, để bác sĩ đâm kim xuyên qua khối u. Trước khi sinh thiết bằng kim, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ để làm tê khu vực đó. Ngoài ra, sinh thiết bằng kim thường được sử dụng để xác định khối u ở gan, phổi hoặc phúc mạc.
  • Chụp X – quang phổi: Chụp X – quang sử dụng bức xạ liều lượng thấp để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Hình ảnh X – quang phổi có thể giúp bác sĩ xác định khối u đã di căn đến phổi hay chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Xét nghiệm này sử dụng tia X để tạo ra những hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Hình ảnh CT có thể giúp bác sĩ xác định ung thư đại tràng giai đoạn cuối đã di căn đến phổi, gan hoặc các cơ quan khác trong cơ thể hay chưa. Đôi khi người bệnh sẽ được đề nghị uống sử một loại phản quang đặc biệt trước khi quét CT, điều này giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết hơn về các khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Máy MRI sử dụng nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Xét nghiệm này có thể xác định vị trí ung thư đã di căn bên trong bụng hoặc xương chậu hay chưa. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu sử dụng thuốc phản quang để hình ảnh được rõ nét hơn.
  • Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng sống âm thành để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể. Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định ung thư di căn xương hoặc gan của người bệnh.

Biện pháp điều trị

Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều vấn đề, chẳng hạn như độ tuổi của người bệnh và cơ quan mà ung thư đã di căn. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ung thư đại tràng giai đoạn 4, khối u đã lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, tuy nhiên vẫn có thể điều trị được. Bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp an toàn, hạn chế lâu lan và tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tùy thuộc vào các yếu tố liên quan, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:

1. Phẫu thuật

Đôi khi phẫu thuật có thể được sử dụng nếu ung thư đã di căn đến gan hoặc phổi của người bệnh.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần đại tràng, gan hoặc phổi để loại bỏ tế bào ung thư. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó, để ngăn ngừa khối u lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Sau khi cắt bỏ một phần đại tràng bị ung thư, bác sĩ sẽ khâu hai đầu đại tràng lại với nhau để phân có thể đi qua. Trong trường hợp đại tràng không thể phục hồi, phân sẽ được thải ra một túi đeo ở bụng, bên ngoài cơ thể.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, người bệnh có thể bị đau đớn, táo bón hoặc tiêu chảy. Các tác dụng phụ này có thể được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng.

2. Hóa trị liệu

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc dạng viên. Người bệnh có thể được hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u và ngăn ngừa rủi ro khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị cũng được thực hiện sau khi phẫu thuật để loại bỏ tất cả các khối u ung thư.

Có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Đôi khi bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tăng cường hiệu quả điều trị.

Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc hóa trị bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Tê, ngứa ran và yếu ở bàn chân hoặc bàn tay do tổn thương các dây thần kinh;
  • Lỡ miệng;
  • Nhiễm trùng.

Ngoài ra, các loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối thường không gây rụng tóc.

Nếu ung thư nằm trong gan, bác sĩ có thể đặt một máy bơm để đưa thuốc thẳng vào gan thông qua động mạch. Trong trường hợp này, thuốc đi thẳng vào gan mà không qua các cơ quan khác của cơ thể, do đó người bệnh có thể sử dụng liều cao mà không dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.

3. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể không thể chữa khỏi ung thư nhưng có thể thu nhỏ khối u và giảm thiểu các triệu chứng.

Người bệnh ung thư đại tràng sẽ được xạ trị 5 ngày 1 tuần trong một thời gian nhất định. Đối với phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được đưa vào một máy hướng tia X vào cơ thể. Đây được gọi là liệu pháp bức xạ tia bên ngoài. Ngoài ra, có một số loại bức xạ khác, bao gồm:

  • Liệu pháp bức xạ lập thể nhắm mục tiêu vào một khu vực nhỏ, chẳng hạn như một khu vực bên trong gan hoặc phổi, nơi bệnh đã lây lan.
  • Xạ trị khi phẫu thuật là xạ trị liều cao mà người bệnh được thực hiện một lần, trong khi phẫu thuật.
  • Liệu pháp bức xạ bên trong có chọn lọc (SIRT), sử dụng các vi cầu phóng xạ đi qua gan để loại bỏ các khối u ở gan.

Xạ trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi;
  • Đỏ da;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Phân có máu.

Các tác dụng phụ này thường được cải thiện khi liệu trình điều trị kết thúc.

4. Đốt điện và áp lạnh

Phương pháp này được đề nghị nếu ung thư đại tràng giai đoạn cuối đã di căn đến gan. Đốt điện sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư, trong khi áp lạnh đóng băng để loại bỏ tế bào ung thư.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm hoặc CT để hướng dẫn một đầu dò mỏng đến khối u. Đầu dò sẽ phát sóng vô tuyến năng lượng cao để làm nóng khối u hoặc khí rất lạnh để đông cứng khối u.

Các tác dụng phụ của phương pháp này bao gồm:

  • Sốt;
  • Nhiễm trùng;
  • Chảy máu.

5. Các liệu pháp nhắm mục tiêu

Các liệu pháp nhắm mục tiêu nhằm mục đích ngăn chặn các chất mà tế bào ung thư cần để phát triển và lây lan. Mục đích của phương pháp này là làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong khi không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Phương pháp này thường ít tác dụng phụ hơn khi sử dụng thuốc hóa trị.

Các liệu pháp nhắm mục tiêu điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối bao gồm:

  • Thuốc chống tạo mạch: Các tế bào ung thư cần các mạch máu giàu oxy để phát triển và tồn tại. Do đó, các loại thuốc này được sử dụng để ngăn chặn một loại protein giúp máu phát triển. Không có nguồn máu, các khối u sẽ không thể phát triển và chết đi. Thuốc này có thể sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Chất ức chế EGFR: Thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn một loại protein được gọi là EGFR, và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các loại thuốc này thường có hiệu quả không cao ở bệnh nhân bị thay đổi hoặc đột biến gen. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc ức chế kinase: Thuốc này ngăn chặn một số protein kinase và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tái khám 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Ăn mất ngon;
  • Mệt mỏi;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Giảm cân;
  • Khô miệng;
  • Đau trong miệng hoặc cổ họng;
  • Phát ban;
  • Mệt mỏi;
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân.

Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Vết thương chậm lành;
  • Chảy máu hoặc bầm tím nghiêm trọng trên cơ thể;
  • Thủng dạ dày hoặc ruột.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn tìm kiếm các phương pháp mới để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android