Vảy Nến Móng Tay
Chúng ta chắc hẳn đều đã quen với khái niệm bệnh vảy nến, nhưng còn vảy nến móng tay? Đây là bệnh thế nào, có những triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Các bạn muốn hiểu rõ hơn về bệnh này, nắm được những kiến thức sức khỏe hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi các thông tin quan trọng trong bài viết sau đây của Vietmec Group.
Định nghĩa
Vảy nến móng tay không phải là bệnh lý hiếm gặp, bản chất của bệnh là tình trạng rối loạn miễn dịch thể mãn tính. Bệnh đồng thời có khả năng tái phát thường xuyên và theo chu kỳ khá đều. Người bị vảy nến ở móng tay sẽ có các móng khá dày, chúng thường bị tách ra hoặc vỡ thành những phần nhỏ, hình dạng của móng cũng không còn nguyên vẹn, kích thước móng có sự thay đổi rõ rệt.
Vảy nến móng tay thường là giai đoạn kế tiếp của vảy nến nói chung, chúng xuất hiện ở mọi đối tượng, không có sự phân biệt về tuổi tác và có thể gặp ở bất cứ móng tay nào. Các chuyên gia cho biết, đây không phải chứng bệnh nguy hiểm, không gây nguy hại cho tính mạng của bệnh nhân. Nhưng móng tay bị vảy nến sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của bàn tay, gây ra một số bất lợi cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh vảy nến móng tay để nhận biết sẽ khá dễ dàng vì có các triệu chứng nổi bật, dễ quan sát. Theo đó, các biểu hiện của bệnh chúng ta cần biết gồm:
- Bong móng: Ở móng tay có một phần gọi là giường móng, chúng nắm ở dưới của đĩa móng, thuộc dạng mô mềm với nhiều mạch máu khá nhỏ. Cũng nhờ bộ phận này nên móng tay của chúng ta có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi bị vảy nến móng, đĩa móng và giường móng sẽ tách khỏi nhau. Bạn sẽ thấy ở dưới móng tay xuất hiện một khoảng trống rộng, điều này rất nguy hiểm vì các loại khuẩn nấm có thể nhanh chóng xâm nhập sinh sôi và dẫn tới nhiễm trùng.
- Móng tay đổi màu: Biểu hiện thứ hai bất cứ ai cũng mắc phải đó là móng tay đổi màu. Phần móng của bạn lúc này có thể là màu nâu, vàng hoặc xanh. Móng sẽ dần có màu tối sẫm nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
- Móng biến dạng: Khi phần móng tay bị thay đổi cấu trúc tế bào, suy giảm các tế bào sẽ dẫn tới biến dạng. Móng tay lúc này có nhiều đường rãnh với mức độ tổn thương nặng nhẹ khác nhau. Đặc biệt, bệnh nhân có thể chảy máu, máu tích tụ trong các rãnh và gây ra cảm giác đau đớn vô cùng.
- Móng bị rỗ mặt: Móng tay của chúng ta có độ cứng nhất định là nhờ vào lượng tế bào keratin. Nhưng khi vảy nến xảy ra, chúng sẽ bị giảm mất, móng tay nhanh chóng có các lỗ nhỏ, có thể sâu hoặc nông tùy thuộc mức độ bệnh của mỗi người. Theo đó, số lượng lỗ cũng sẽ khác nhau, có người nhiều, có người ít.
- Dày sừng dưới móng: Theo các thống kê thu được, có tới khoảng 30% người bệnh vảy nến móng tay bị nhiễm nấm làm cho lớp sừng dưới móng dày hơn bình thường khá nhiều. Biểu hiện này sẽ làm bệnh nhân rất đau đớn.
Dù là gặp phải tổn thương nào ở móng cũng đều tác động không ít tới khả năng sinh hoạt, làm việc mỗi ngày của bệnh nhân. Đặc biệt với những người làm việc văn phòng phải gõ phím máy tính nhiều sẽ rất khó chịu. Đồng thời, số lượng móng tay bị tổn thương cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế của mỗi người. Chúng ta nên sớm tìm nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp điều trị ngay từ đầu.
Nguyên Nhân
Bệnh vảy nến ở móng tay cho tới nay cũng chưa có được nguyên nhân chính xác giống như các thể vảy nến thông thường khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số yếu tố gây tác động đến việc bệnh khởi phát hoặc phát triển mạnh hơn như sau:
- Cơ thể bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng không còn hoạt động ổn định và bền vững.
- Thường xuyên chịu đựng stress, căng thẳng mệt mỏi, đầu óc không được thư giãn.
- Môi trường sinh sống, làm việc nhiều chất độc hại, khói bụi ô nhiễm gây phá hủy hàng rào bảo vệ trên da.
- Bệnh cũng có thể khởi phát do yếu tố di truyền từ cha mẹ, những trường hợp mắc bệnh ở móng tay nhưng không chữa trị, chữa sai cách.
Để đưa ra được chính xác phác đồ trị vảy nến móng tay, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán. Theo đó, người bệnh được hỏi về những dấu hiệu lâm sàng đang gặp phải, tiền sử bệnh lý nếu có và tiến hành sinh thiết da, cấy nấm, thực hiện những kiểm tra cần thiết để đánh giá được nguyên nhân gây bệnh.
Bạn cần biết thêm rằng, vảy nến tại móng tay thường bị nhiều người nhầm lẫn với nấm móng tay. Từ đó hình thành tâm lý tự điều trị, không cần tới cơ sở y tế để thăm khám chính xác, điều này càng làm bệnh tiến triển nặng hơn, các loại thuốc dùng không đúng bệnh, không cho hiệu quả như mong muốn.
Biến chứng
Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra một số biến chứng khi chữa trị và chăm sóc tay sai cách, cụ thể như sau:
- Chức năng móng xảy ra tình trạng khuyết tật.
- Móng tay dị dạng, kèm theo cảm giác đau đớn.
- Có thể xảy ra tình trạng móng bị bội nhiễm.
- Vảy nến móng tay còn có thể dẫn tới biến chứng viêm khớp.
Phòng ngừa
Bệnh vảy nến móng tay bên cạnh vấn đề phải làm thế nào để chữa trị, chúng ta cũng cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc hàng ngày để bệnh được thuyên giảm tốt nhất cũng như hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Hiện nay, những lưu ý quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân gồm có:
- Luôn dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân bị dị ứng với loại nào cần thông báo với bác sĩ điều trị để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Vệ sinh tay, móng tay cũng như cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tránh để móng tay quá dài và tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa, các chất độc hại.
- Bệnh nhân không tùy ý mua các loại thuốc bôi tay bán trôi nổi trên thị trường về để tự chữa tại nhà.
- Tránh dùng các vật sắc nhọn để cạo móng, chải móng.
- Cần tạo độ ẩm cho da, sử dụng sản phẩm kem dưỡng phù hợp, điều này sẽ hạn chế những tổn thương ở da quanh móng tay một cách tốt nhất.
Biện pháp điều trị
Móng tay bị vảy nến dù không thuộc vào nhóm bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng vẫn cần phải điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt cũng như gây mất thẩm mỹ cho bàn tay. Do đó, bệnh nhân cần sớm tới bệnh viện, tiến hành trị liệu để bảo vệ móng tay một cách tốt nhất.
Cho tới nay, y học đang có các phương pháp chữa trị từ Tây y và cả Đông y, đồng thời các mẹo nhỏ trong dân gian cũng được ứng dụng để giúp trị bệnh hiệu quả hơn.
Nhóm thuốc sử dụng trong Tây y
Tây y có cả thuốc bôi và thuốc uống cho bệnh nhân sử dụng khi điều trị vảy nến móng tay. Thuốc cần dùng đúng liều lượng, chỉ dẫn từ bác sĩ để cho công dụng tối đa. Dưới đây là những thuốc người bệnh có thể tham khảo.
Thuốc bôi chữa vảy nến:
- Thuốc Tacrolimus: Là thuốc thuộc vào nhóm ức chế miễn dịch, giúp bệnh nhân cản trở quá trình cơ thể tăng cường sản sinh thêm các tế bào biểu bì cũng như quá trình biệt hóa sừng.
- Thuốc Tazarotene: Đây là dạng thuốc retinoid, khi thoa lên móng sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng móng bị bong, rỗ hoặc móng đổi màu.
- Anthralin: Thuốc mỡ này được bào chế với công dụng chống viêm, hỗ trợ làm chậm lại quá trình làn da sản xuất thêm các tế bào dư thừa, giảm hiện tượng móng bị vỡ và dày sừng do vảy nến.
- Corticosteroid: Thuốc có thể là dạng kem hoặc dạng mỡ, sử dụng rất phổ biến trong đơn thuốc của người bị vảy nến móng tay.
- Thuốc Calcipotriol: Có công dụng giảm tình trạng viêm móng tay, hạn chế sản sinh ra nhiều tế bào sừng cũng như đẩy lùi tình trạng tích tụ các tế bào ở dưới móng.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cần dùng thêm kem dưỡng ẩm để hỗ trợ cho vùng da quanh móng tay có thể hồi phục tốt hơn, da giảm khô nứt và hạn chế ngứa ngáy. Nhìn chung, những loại thuốc bôi cho hiệu quả nhanh chóng, tại chỗ nhưng sẽ chỉ có công dụng tạm thời thay vì chữa trị lâu dài. Thuốc cũng không thể lạm dụng bôi liên tục trong ngày, bôi với liều lượng lớn khiến cho làn da dễ bị bào mòn hơn.
Nhóm thuốc uống, tiêm:
- Bệnh nhân có thể được các bác sĩ kê đơn cho các loại thuốc uống toàn thân, những thuốc nổi bật nhất gồm: Retinoids, Cyclosporine. Apremilast, Methotrexate.
- Những thuốc có công dụng chống lại các loại nấm gây bệnh, thường là Itraconazole và Terbinafine.
- Nhóm thuốc tiêm sử dụng chủ yếu cho những bệnh nhân ở mức độ nặng, thuốc có thể là Enbrel, Corticoid, Otezla.
- Kèm theo đó là một số chế phẩm sinh học, dùng Infliximab, Etanercept hoặc Adalimumab.
Trong thời gian sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị bệnh, người bệnh chú ý không nên bỏ qua các hướng dẫn từ bác sĩ. Thuốc cần uống theo đúng đơn chỉ định, sử dụng liều lượng phù hợp, bệnh nhân không tự thay đổi các thuốc có trong đơn hoặc dừng uống thuốc giữa chừng. Điều này sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, làm cản trở quá trình móng tay và da phục hồi. Hơn nữa, những người lạm dụng thuốc còn dễ xảy ra các tác dụng phụ, vì thuốc Tây khi dùng quá liều đều gây ảnh hưởng tới thận, gan, dạ dày cũng như làn da nếu là thuốc bôi ngoài.
Phương pháp điều trị bệnh không sử dụng thuốc
Hướng chữa trị thứ hai bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng đó là các cách trị liệu không dùng thuốc. Theo đó, để hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt từ thuốc Tây, nhiều người đã lựa chọn thêm việc sử dụng những phương pháp chữa bệnh không cần tới tân dược. Cụ thể, các cách chúng ta có thể áp dụng gồm:
- Ứng dụng quang trị liệu: Đây là giải pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn thực hiện để nhanh chóng đẩy lùi các tổn thương của bệnh vảy nến móng tay. Cụ thể, quang trị liệu chính là kỹ thuật hiện đại, ứng dụng tia laser hoặc quang học trong điều trị vảy nến móng tay và nhiều bệnh da liễu khác. Dựa vào tác động của các tia quang học, móng tay sẽ nhanh chóng hết sạch các vi khuẩn và nấm, những tế bào mới dưới móng cũng được laser, quang học kích thích để tái tạo và phục hồi lại nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là cách điều trị gây tốn kém nhiều chi phí và cũng không thể chữa trị bệnh một cách dứt điểm.
- Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên: Vảy nến ở tay có thể cải thiện bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ như chanh, lá lốt, trầu không, tỏi, giấm táo,... Những mẹo này đã được ông bà ta sử dụng từ xa xưa và lưu truyền cho tới tận ngày nay. Rất nhiều người sử dụng và cho thấy có sự thay đổi, cải thiện bệnh vảy nến. Mặc dù lành tính, an toàn nhưng cách chữa trong dân gian sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể có sự thay đổi rõ rệt trên móng tay. Đồng thời, tùy từng cơ địa mỗi người nên hiệu quả thu được cũng sẽ có sự khác biệt. Với những bệnh nhân nặng, các mẹo này gần như không cho hiệu quả.
- Cắt bỏ các móng tay: Khi bệnh vảy nến đã tiến triển nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không nên cố giữ móng tay, chúng ta cần phải cắt bỏ móng để việc chữa trị đạt kết quả tốt hơn. Đối với phần móng không thể tự cắt, có thể áp dụng việc dùng các tia X hoặc phẫu thuật để có thể loại bỏ phần móng tổn hại một cách an toàn. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần biết thêm, phần móng bị hỏng này khi tái tạo lại vẫn sẽ có những điểm bất thường, không thể như móng tay khỏe mạnh.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Các bác sĩ, chuyên gia của Vietmec cho biết, chế độ dinh dưỡng có những ảnh hưởng lớn tới khả năng phục hồi của bệnh nhân. Khi bổ sung dưỡng chất cho cơ thể đúng cách, bệnh sẽ giảm các triệu chứng tốt hơn, làn da có thêm sức đề kháng, miễn dịch, da và móng tái tạo sau tổn thương hiệu quả và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Bệnh nhân vảy nến móng tay nên sử dụng các thực phẩm:
- Nhóm rau củ, trái cây tươi, các thực phẩm có chứa lượng vitamin dồi dào, đặc biệt là những vitamin A, C, E, B, D,....
- Những món ăn có chứa lượng kẽm cao cũng là gợi ý người bệnh không nên bỏ qua, cụ thể là bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu lăng,...
- Các thực phẩm giàu omega 3 cũng là gợi ý bệnh nhân không nên bỏ qua. Bạn có thể nạp nguồn dưỡng chất này thông qua nguồn cá thu, cá hồi, cá basa,...
- Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước, kết hợp nước lọc và nước ép hoa quả để uống hàng ngày sẽ giúp da và móng hạn chế khô ráp.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
- Các món ăn có tính tanh và nhiều protein lạ sẽ không có lợi cho bệnh nhân, ví dụ như lạp xưởng, cua, tôm, măng,...
- Những thức ăn chế biến với nhiều gia vị tiêu, ớt, gia vị nóng, các loại đường, muối. Thức ăn được chế biến sẵn, đồ đóng hộp nhiều chất bảo quản.
- Các thức uống chứa chất kích thích, chứa cồn như cà phê, bia và rượu sẽ rất có hại cho người bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở