Vảy Nến Toàn Thân
Vảy nến toàn thân gây đỏ da, ngứa ngáy khắp người, đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất của vảy nến. Tình trạng này nếu không được xử lý, điều trị đúng cách thì sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách chữa trị căn bệnh này.
Định nghĩa
Vảy nến toàn thân hay vảy nến đỏ da toàn thân, viêm da tróc vảy toàn thân là hiện tượng da đỏ, bị bong vảy ở trên 90% diện tích cơ thể. Tình trạng này thường gây ra hàng loạt triệu chứng nguy hiểm và có thể phát triển từ vảy nến thể giọt hoặc dùng thuốc không đúng cách, bị vảy nến nhẹ nhưng không điều trị....
Vảy nến toàn thân có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, trong đó những người từ 40-60 tuổi là dễ mắc bệnh nhất. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh không quá cao, thường chỉ chiếm 1% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ngoài da. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan với những triệu chứng của bệnh.
Hình ảnh
Triệu chứng
Có rất nhiều biểu hiện của bệnh vảy nến toàn thân, cả biểu hiện ngoài da cùng biểu hiện toàn thân. Các triệu chứng thường khá đặc trưng và có thể nhận biết bằng mắt thường.
- 90% diện tích da bị đỏ, con số này có thể cao hơn.
- Vùng kẽ da có thể xuất hiện vảy nến trắng, dễ bong tróc.
- Có mụn nước trên da, mọc theo đám và gây chảy dịch hoặc không.
- Bị phù nề da ở toàn thân hoặc khu vực chi dưới.
- Vùng da ở lòng bàn tay, bàn chân bị tăng sừng quá mức và bị bong tróc thành từng mảng, gây đau rát, nứt nẻ.
- Dày móng, rụng tóc và rụng lông.
- Gây tổn thương niêm mạc làm viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm miệng,...
- Nếu cơ thể yếu, người bệnh có thể bị sốt cao, rét run, nhịp tim tăng dẫn đến suy kiệt thể lực,...
Nguyên Nhân
Việc xác định được nguyên nhân cũng như những triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân giúp việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.
Chuyên gia tại Vietmec cho biết nguyên nhân gây vảy nến đỏ da toàn thân vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tình trạng này có liên quan đến yếu tố di truyền và sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể.
Theo đó, khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức hoặc suy yếu sẽ làm cơ thể người mang gen bệnh vảy nến sản xuất nhiều các tế bào T. Tế bào T là một tế bào bạch cầu có khả năng chống lại vi khuẩn, virus. Nhưng người bị vảy nến thì tế bào T này sản sinh quá mức gây tấn công ngược lại vào những vùng da khỏe mạnh. Từ đó hình thành nên triệu chứng của bệnh và nếu nguy hiểm thì sẽ gây vảy nến toàn thân vô cùng nguy hiểm.
Ngoài yếu tố miễn dịch, các chuyên gia cũng cho rằng những yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị vảy nến toàn thân:
- Người bệnh đang bị vảy nến nhưng tự ý ngưng áp dụng những biện pháp bác sĩ đưa ra.
- Bị nhiễm trùng da kèm tình trạng da cháy nắng.
- Bị vảy nến thể giọt nhưng không điều trị đúng cách khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
- Stress quá mức, dùng thuốc chống viêm, thuốc nam chữa bệnh vảy nến không đúng cách.
- Lạm dụng rượu bia, bị dị ứng gây phát ban.
Biến chứng
Vảy nến da đỏ toàn thân tiến triển rất lâu và nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách thì rất khó phục hồi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể nói, bệnh gây bỏng rát da trên diện rộng khiến da suy yếu và toàn bộ cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, cụ thể:
- Bệnh nhân bị mất nước, thiếu protein và khiến vảy nến toàn thân nặng nề hơn.
- Cơ thể giữ nhiều nước gây phù nề, sưng đau quá mức.
- Vùng da bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Biến chứng về tim mạch.
- Nghiêm trọng nhất là tử vong.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc để chữa bệnh, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Biến chứng ảnh hưởng đến gan.
- Bị viêm thận, viêm cầu thận.
- Ảnh hưởng tới thai nếu mẹ bầu dùng thuốc trị vảy nến không đúng cách.
Phòng ngừa
Bệnh vảy nến toàn thân khá nguy hiểm nên bạn cần có lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị cũng cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn từ chuyên gia, bác sĩ.
- Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nên tắm bằng nước ấm, dùng sữa tắm có tính sát khuẩn, không chứa chất hóa học.
- Sử dụng kem dưỡng để làm mềm da, giữ ẩm cho da, đồng thời tăng cường sức khỏe làn da.
- Không nên cào, gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh làm bệnh nặng hơn và làm bệnh lây lan đến vùng da khác nhanh hơn.
- Bổ sung rau xanh, các loại vitamin, khoáng chất mỗi ngày, uống đủ nước.
- Hạn chế stress, mệt mỏi quá nhiều, luôn giữ tinh thần lạc quan và thoải mái.
- Vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi chữa bệnh, nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng da.
Biện pháp điều trị
Để xác định được chính xác mức độ nặng nhẹ và chỉ định phương pháp điều trị đúng đắn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm thêm một số xét nghiệm như: Kiểm tra dị ứng, sinh thiết da, kiểm tra nhiễm trùng, kiểm tra viêm tiết bã,...
Bệnh vảy nến toàn thân được đánh giá là khá khó điều trị, đặc biệt là khi những triệu chứng, biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp nhất, mục đích là giúp người bệnh thoải mái hơn, hạn chế bệnh tiến triển nặng.
Sử dụng thuốc Tây y chữa vảy nến toàn thân
Người bệnh sẽ được kê thuốc điều trị toàn thân hoặc thuốc điều trị tại chỗ để giảm mức độ đau rát, khó chịu, làm dịu da nhanh chóng.
Điều trị tại chỗ
Các thuốc điều trị tại chỗ chủ yếu là thuốc dạng bôi giúp dưỡng da, làm mềm da và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Nếu bị vảy nến toàn thân khô: Dùng thuốc có công dụng cấp ẩm, làm mềm da, làm bong vảy và hạn chế dày sừng như: Urea 10%, acid salicylic, salicyle 5-10%, hồ nước,...
- Vảy nến da đỏ toàn thân ướt: Trên da xuất hiện mụn nước, mụn mủ thì cần chăm sóc như bệnh nhân bị bỏng da, tốt nhất là dùng thuốc xanh metylen eosin 2%, tắm nước thuốc tím 1/10.000, có thể dùng kháng sinh, thuốc corticoid nếu cần thiết.
Điều trị toàn thân
Một vài thuốc sau đây được chỉ định để điều trị vảy nến toàn thân:
- Cyclosporine: Nhóm thuốc này giúp ngăn sự tấn công của những tế bào miễn dịch và ức chế phản ứng tự miễn trong cơ thể.
- Thuốc ức chế miễn dịch Humira, Amevita: Hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Acitretin, Methotrexate: Hỗ trợ kiểm soát sự tăng sinh quá mức các tế bào da (nhưng thường có tác dụng chậm hơn 2 thuốc kể trên).
- Thuốc khác: Bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm ngứa....
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng hay quang hóa trị liệu sử dụng tia cực tím để làm chậm quá trình phát triển của tế bào da và ngăn sự bùng phát của bệnh vảy nến. Tùy từng đối tượng mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những hình thức sau:
- Quang hóa trị liệu UVB: Tia cực tím UVB có nhiều trong ánh nắng mặt trời và tốt cho bệnh nhân bị vảy nến toàn thân. Người bệnh được phơi da với nguồn UVB nhân tạo ở tại nhà hoặc cơ sở y tế trong 1 thời gian ngắn. Thời gian đầu bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu, tuy nhiên vùng da này sẽ cải thiện theo thời gian nếu áp dụng đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
- Dùng ánh sáng mặt trời: Bệnh nhân được điều trị với nguồn UVB từ chính ánh nắng mặt trời. Người bệnh được hướng dẫn phơi nắng 5-10 phút (nên che chắn, thoa kem ở vùng da không bị bệnh). Bạn cần kiên trì trì từ 3-4 tuần để thấy hiệu quả và chỉ thực hiện khi có bác sĩ giám sát.
- Liệu pháp PUVA: Liệu pháp này có hiệu quả cao trong trị bệnh, nó giúp làm chậm tốc độ tăng trưởng của tế bào da bị vảy nến và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên cách này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Chuyên gia
- Cơ sở