Viêm Tủy Răng
Viêm tủy răng được xem là một bệnh lý răng miệng phổ biến và cần được khắc phục sớm để hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như làm cách nào để khắc phục tình trạng dứt điểm là điều mà không phải ai cũng biết. Thế nên, chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm vùng tủy và các mô quanh chân răng bị viêm nhiễm. Đây là một dạng bệnh lý răng miệng cực kỳ phổ biến do các vi khuẩn xâm nhập và cơ ngụ đủ lâu và gây bệnh. Đây là chứng bệnh khá nguy hiểm và có thể gây mất răng, ảnh hưởng tới các răng khác hoặc gây ra nhiều biến chứng.
Phần lớn các bệnh nhân đều không thể phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu, do triệu chứng viêm tủy răng phát triển rất thầm lặng và nhẹ nhàng, không có dấu hiệu đáng ngờ nào nên nhiều người chủ quan. Nhưng nếu để bệnh tiếp diễn thì hậu quả sẽ rất khó tưởng tượng và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Đã có rất nhiều trường hợp khi phát hiện, răng của bệnh nhân đã ở giai đoạn chết tủy không thể cứu vãn.
Tủy răng được bảo vệ bởi một tổ chức cứng ở xung quanh răng là ngà răng, men răng tưởng chừng như khó có thể xâm lấn và gây tổn thương. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khiến cho tổ chức bảo vệ tủy răng bị ảnh hưởng, khiến tủy răng bị lộ ra ngoài và gây nên tình trạng viêm tủy răng.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tủy chân răng bao gồm:
- Chấn thương răng: Những sự cố chấn thương ngoài ý muốn có thể làm tổn thương, gãy, mẻ, sứt răng và khiến răng bị lộ ra ngoài. Điều này vô tình làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm tổn thương tủy răng.
- Sâu răng: Khi răng bị sâu nếu không được xử lý triệt để và kịp thời thì lâu ngày chúng sẽ xâm lấn vào trong tủy răng, gây ra tình trạng viêm nhiễm tủy răng.
- Viêm quanh răng gây viêm tủy ngược dòng: Các vi khuẩn tồn tại gây viêm ở những tổ chức xung quanh răng như viêm lợi, viêm nha chu,... cũng có thể là mối đe dọa làm ảnh hưởng tới tủy răng.
- Răng bị tổn thương: Việc vệ sinh răng miệng, đánh răng không đúng cách bằng bàn chải quá cứng, dùng lực quá mạnh khiến cổ răng dần bị khuyết. Trường hợp cổ răng bị khuyết nghiêm trọng dễ làm lộ tủy răng và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Răng bị mài mòn: Ở người lớn tuổi răng sẽ bị bào mòn dần do nhiều năm thực hiện chức năng ăn nhai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tủy răng bị hở, thêm vào đó là thói quen vệ sinh kém, sức đề kháng yếu nên dễ bị viêm tủy răng. Bên cạnh đó, những người có thói quen nghiến răng lâu ngày sẽ làm lớp men răng, ngà răng bị mài mòn dẫn tới bệnh viêm tủy.
- Thủ thuật nha khoa: Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng viêm chân tủy răng khá phổ biến là do thủ thuật nha khoa đã từng thực hiện trước đây. Các vết trám lỗ sâu chữa kín hay việc mài cùi chụp khi răng còn sống,... đều có khả năng gây bệnh.
- Thay đổi nhiệt độ: Nghe có vẻ khá vô lý nhưng việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột khi ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ làm răng bị sung huyết, dẫn tới tình trạng viêm tủy răng.
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm tủy răng tiến triển qua 3 giai đoạn chính với mức độ, tình trạng và những triệu chứng nặng dần. Càng ở giai đoạn sau, càng khó điều trị và thậm chí có khả năng không thể cứu vãn được mà bắt buộc phải loại bỏ tủy chết, thậm chí là bỏ răng.
Giai đoạn 1: Viêm tủy răng có phục hồi
Đây là giai đoạn đầu của bệnh nên thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng và người mắc thường chủ quan. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này là thỉnh thoảng có xuất hiện các cơn đau, ê buốt nhẹ, kéo dài trong vài giây vào ban đêm hoặc khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
Giai đoạn viêm tủy răng có phục hồi diễn ra rất ngắn và khó phát hiện, thỉnh thoảng chúng còn bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Thông thường, rất hiếm người bệnh có thể phát hiện ra mình đang bị viêm nhiễm tủy răng, vì vậy không nhiều bệnh nhân chủ động tới bệnh viện thăm khám. Trường hợp được phát hiện, điều trị trong giai đoạn này, tủy răng hoàn toàn có thể phục hồi như ban đầu.
Giai đoạn 2: Viêm tủy răng cấp
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng của bệnh đã khá rõ ràng và người bệnh cũng có thể cảm nhận được tần suất và mức độ tác động của những cơn đau nhức. Cụ thể:
- Bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ ở vùng răng bị tổn thương và các vùng lay lan.
- Cảm thấy nướu sưng tấy, đau nhức, thậm chí là đau nửa đầu và mờ mắt.
- Có mủ trong răng và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
- Có cảm giác tê buốt mỗi khi có vật gì đó tác động.
Viêm tủy cấp sẽ bắt đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn này và khiến bạn bị dính vào các rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng đã bị hoại tử
Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển nặng nhưng các cơn đau nhức răng sẽ giảm vì tủy đã chết nên không còn cảm giác. Khi dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài và khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, những dịch này có thể đem theo vi khuẩn ra ngoài và làm lây lan, viêm nhiễm tới các mô và các răng lân cận.
Biến chứng
Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết, răng chết tủy không được điều trị kịp thời dẫn tới viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể phát sinh các biến chứng khác như: Viêm xương, viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm hạch,...Khi răng xuất hiện các lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo đau nhức từng cơn tự nhiên, răng bị đổi màu bất thường thì bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám - điều trị.
Viêm tủy răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều tác hại cụ thể như:
- Dễ gây kích ứng: Các cơn đau nhức do viêm tủy răng gây nên thường khiến bệnh nhân khó tập trung làm việc cũng như học tập. Các cơn ê buốt, đau nhức dai dẳng làm người bệnh ăn uống mất ngon, gây nên cảm giác chán ăn, mất ngủ,... Từ đó cơ thể bị ảnh hưởng, trở nên suy nhược, sức đề kháng kém,...
- Viêm nhiễm vùng xương hàm: Ổ vi khuẩn trong tủy răng có thể lan rộng ra bên ngoài ống tủy và lỗ chân răng gây ra viêm nhiễm ở vùng chân răng. Điều này có thể làm hư hỏng cấu trúc nâng đỡ răng và dẫn đến viêm nhiễm xương hàm.
- Gây nguy hiểm cho sức khỏe: Nếu vi khuẩn trong tủy răng di chuyển theo đường máu tới các cơ quan trong cơ thể thì chúng có khả năng gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp.
- Làm mất răng: Một khi tủy răng bị tổn thương, tình trạng viêm nhiễm sẽ làm cho mạch máu, các mô dây thần kinh liên kết chết dần và không còn đủ dưỡng chất duy trì răng khỏe mạnh. Phần cuống và chóp răng cũng dần bị hư hỏng gây nguy cơ mất răng.
Biện pháp điều trị
Khi bị viêm tủy răng bạn có thể tham khảo 3 cách điều trị tủy răng đơn giản, hiệu quả dưới đây:
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Thuốc kháng sinh
- Azithromycin: Đây là loại thuốc đặc trị đau răng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và làm ức chế sự lây lan, phát triển của chúng. Đặc biệt, với những người bị viêm tủy răng do hút thuốc lá, việc sử dụng Azithromycin sẽ làm giảm viêm, sưng nướu. Thuốc kháng sinh này còn được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp bị dị ứng với nhóm Penicillin hoặc nhóm Clindamycin. Azithromycin có liều dùng khuyến cáo là 500mg/lần, cách nhau 1 ngày và sử dụng trong vòng 3 ngày liên tiếp.
- Metronidazole: Thuốc kháng sinh điều trị tình trạng viêm tủy răng Metronidazole có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí cực tốt. Tuy nhiên, thuốc sẽ mang đến một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng như: Tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây suy gan, suy thận,... Liều dùng khuyến cáo là 7,5mg/kh/lần, cách nhau 6 giờ.
- Clindamycin: Thuốc kháng sinh Clindamycin được dùng khá phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng. Chúng có tác dụng làm ức chế và ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm nhiễm và từ đó giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Các bác sĩ nha khoa thường khuyên dùng các loại thuốc đặc trị viêm nhiễm tủy răng này thay cho trường hợp kháng thuốc hay dị ứng Penicillin. Thuốc thường được dùng với liều lượng chung là 300-600mg/lần, cách nhau 8 tiếng đồng hồ hoặc theo chỉ định của bác sĩ và diễn biến thực tế của bệnh răng miệng.
- Penicillin/Amoxicillin: Đây là nhóm thuốc trị đau nhức răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Một số bác sĩ còn kê đơn kết hợp nhóm Penicillin/Amoxicillin với Axit Clavulanic để loại bỏ vi khuẩn gây viêm tủy răng. Mặc dù vậy, thuốc rất dễ gây dị ứng, vậy nên nếu các bạn có tiền sử dị ứng khi sử dụng thuốc thì cần thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt. Liều dùng khuyến cáo là 500mg/lần, uống cách nhau 8 giờ, hoặc 1000mg/lần và uống cách nhau 8 - 12 giờ. Nếu sử dụng kết hợp Axit Clavulanic liều dùng thông thường là 500 - 2000mg/lần, uống cách nhau 8 - 12 giờ.
Thuốc giảm đau
- Thuốc giảm đau răng Paracetamol: Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với loại thuốc giảm đau, hạ sốt này. Khi bị viêm tủy răng, người bệnh sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau nhức, sưng viêm nên việc sử dụng thuốc giảm đau là điều cần thiết. Thuốc tuy không giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp người dùng hạn chế các cơn đau nhức. Liều dùng khuyến cáo là 325 - 650mg/lần, dùng cách 2 - 4 giờ hoặc 500mg/lần, cách nhau khoảng 6 - 8 giờ.
- Thuốc giảm đau răng Efferalgan: Thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi và thường được dùng trong các trường hợp bị đau nhức, khó chịu hoặc phát sốt do viêm nhiễm tủy răng gây nên. Efferalgan giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn đường truyền ngoại biên của xung lực đến não bộ và “đánh lừa” cơ thể để cơn đau biến mất. Tuy nhiên những cơn đau này có thể quay trở lại khi Efferalgan đã hết tác dụng.
Chữa viêm tủy răng bằng mẹo dân gian đơn giản tại nhà
Có rất nhiều cách để điều trị tủy răng bị viêm hiệu quả ngay tại nhà, dưới đây là 3 cách dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng nhất. Cụ thể:
Mẹo chữa viêm tủy răng bằng trà xanh
Trà xanh có tính chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm đau nhanh nên được xem là một trong những cách chữa tủy răng bị viêm phổ biến nhất. Hơn nữa, cách thực hiện phương pháp này cũng rất đơn giản.
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và đem để cho ráo nước.
- Vặn nhàu lá trà xanh rồi đem pha với 500ml nước sôi.
- Sau khi nước trà đã nguội bớt thì bạn dùng chúng để súc miệng 3 lần/ngày.
Lưu ý, nước trà xanh bạn nên pha loãng hàng ngày để sử dụng ngay sau các bữa ăn. Cần kiên trì sử dụng để giảm nhanh tình trạng đau nhức, viêm nhiễm tủy răng.
Điều trị tủy răng viêm bằng gừng tươi
Gừng là một loại nguyên liệu phổ biến nên rất dễ kiếm, không chỉ được chế biến cho các món ăn thêm phần hấp dẫn mà gừng còn giúp điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng. Để hỗ trợ điều trị và hạn chế lây lan khi bị viêm đau tủy răng, các bạn cần:
- Dùng 1 củ gừng tươi đã cạo vỏ và rửa sạch.
- Thái gừng tươi thành từng lát và đắp vào chỗ răng bị viêm tủy, giữ trong khoảng 3 phút để các tinh chất trong gừng có thể tiết ra để diệt vi khuẩn.
- Cách chữa viêm tủy răng bằng gừng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý, vì gừng có tính nóng nên trong một ngày không nên dùng quá 3 lần.
Hướng dẫn chữa viêm tủy răng bằng hạt cau
Trong hạt cau có chứa các thành phần diệt khuẩn, thanh trùng và thường được dân gian sử dụng để chữa đau nhức răng miệng do viêm nhiễm gây ra. Để cách chữa tủy răng bị viêm bằng hạt cau tốt nhất, bạn cần kết hợp chúng với rượu trắng có nồng độ cao. Cụ thể:
- Hạt cau tách ra, phơi khô khoảng 4 tới 5 nắng.
- Sao hạt cau với lửa nhỏ.
- Cho hạt cau vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu và ngâm trong vòng 40 ngày.
- Khi thấy rượu đã chuyển qua màu vàng óng thì người bệnh có thể lấy ra súc miệng hàng ngày.
Quy trình điều trị nội nha ở nha khoa
Thông thường khi bị bệnh viêm tủy răng người bệnh sẽ rất khó để điều trị dứt điểm tại nhà, đặc biệt là với những ca bệnh nặng. Lúc này, bạn cần tới nha khoa để được kiểm tra và có cách xử lý triệt để nhằm loại bỏ những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mỗi nha khoa sẽ có những cách thức thực hiện khác nhau để xử lý tình trạng viêm nhiễm răng miệng. Tuy nhiên, về quy trình thực hiện thì các nha hoa vẫn có những điểm chung nhất định như sau:
- Bước 1 - Thăm khám và chụp phim X-quang: Việc đầu tiên khi tới nha khoa để điều trị viêm tủy răng chính là thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát toàn bộ tình trạng răng miệng của người bệnh. Sau đó, chụp X-quang để kiểm tra cụ thể những chiếc răng có khả năng bị bệnh. Khi đã thăm khám xong, nha sĩ sẽ đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh và lên phác đồ điều trị cụ thể.
- Bước 2 - Gây tê trước khi lấy tủy: Trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho bệnh nhân để giảm thiểu tình trạng ê nhức, khó chịu. Thuốc gây tê sẽ hết sau khi kết thúc công đoạn chữa tủy nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
- Bước 3 - Đặt đế cao su: Để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện đặt đế cao su ôm sát vào răng trước khi mở nắp tủy. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy rơi vào đường tiêu hóa cũng như giúp răng bị viêm tủy luôn giữ ở trạng thái khô ráo và sạch sẽ.
- Bước 4 - Tiến hành điều trị tủy: Khi thuốc tế phát huy tác dụng thì đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng. Nha sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy, vùng tủy răng bị viêm sẽ được hút sạch ra ngoài. Khi tủy răng đã được loại bỏ, nha sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.
- Bước 5 - Trám bít ống tủy: Trường hợp tủy đã được loại bỏ hết, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình lại răng như ban đầu bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Vấn đề này sẽ được nha sĩ và bệnh nhân thỏa thuận trước khi tiến hành. Như vậy là tình trạng viêm tủy răng của bạn đã được điều trị hoàn tất.
- Bước 6 - Tái khám và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại nha khoa để kiểm tra nếu cần thiết. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng để có một hàm răng khỏe mạnh và hạn chế bệnh tái phát.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Tủy răng được coi là nguồn sống của răng và giúp răng duy trì sự bền chắc, dẻo dai. Những chiếc răng đã được chữa tủy sẽ được xem là không còn sự sống vì đã không còn được tủy nuôi dưỡng nên sẽ không cảm nhận được mùi vị món ăn, nhiệt độ hay không thể phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài.
Sau khi chữa tủy, răng của người bệnh không còn khỏe như trước mà khá giòn và dễ bị gãy vỡ nên nếu ăn đồ cứng hoặc gặp các chấn thương, lực tác động mạnh sẽ khiến răng bị tổn thương, sứt mẻ. Do vậy, sau khi điều trị tủy răng, các bạn cần lưu ý tới chế độ chăm sóc răng miệng như sau:
- Sau khi chữa tủy nếu cấu trúc răng bị mất đi nhiều thì bạn nên phục hình bằng phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ răng tốt hơn. Điều này sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai và tránh được các tác động bên ngoài. Trong trường hợp này nếu thực hiện trám răng sẽ không mang được hiệu quả cao vì dễ bị bung sứt, nghiêm trọng hơn có thể làm gãy nhiều mô răng hơn lúc đầu.
- Trong chế độ ăn uống, các bạn cũng cần hạn chế ăn nhai các thực phẩm quá cứng, đồ ăn quá ngọt, nhiều đường,... cần hạn chế bởi chúng là những tác nhân gây hại cho răng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu, bia,... để bảo vệ răng tốt hơn.
- Hãy sử dụng bàn chải có đầu nhỏ gọn, lông tơ mềm để chải răng. Lưu ý chải nhẹ nhàng, chải theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình xoắn ốc là tốt nhất để giảm lực tác động lên răng cũng như giúp vệ sinh răng tốt hơn.
- Thay vì xỉa răng bằng tăm, các bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám tốt hơn. Đồng thời nên kết hợp dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Flour để làm sạch răng tối ưu nhất. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ làm tăng độ chắc khỏe cho răng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
- Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại các nha khoa uy tín để chủ động điều trị bệnh lý răng miệng khi có những dấu hiệu ban đầu.
Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn miệng. Vậy nên các bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để hạn chế nhiễm bệnh và giúp răng được chắc khỏe, đồng thời đảm bảo tốt các chức năng vốn có của hàm răng.
Câu hỏi thường gặp
Để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng khó chịu, người bị viêm tủy răng cần chú ý đến chế độ ăn uống.
Nên ăn:
- Thức ăn mềm, dễ nhai: Cháo, súp, canh,...
- Rau củ quả mát: Dưa chuột, cà chua, cam, bưởi,...
- Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất: Sữa, sữa chua, rau xanh,...
Kiêng ăn:
- Thức ăn cứng, dai: Đá lạnh, kẹo cứng, xương, thịt dai,...
- Đồ ăn cay nóng, nhiều đường, nhiều gia vị: Ớt, nước ngọt, bánh kẹo,...
- Chuyên gia
- Cơ sở