Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Em

Tổng quan

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng khá ít gặp và thường chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ với triệu chứng đi ngoài và nôn ra máu. Tuy nhiên, hiện nay số trẻ em bị xuất huyết tiêu hóa đang có dấu hiệu ngày càng tăng do ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Theo dõi bài viết dưới đây của Vietmec sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, biểu hiện cũng như cách điều trị hiệu quả.

Định nghĩa

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng chảy máu bên trong lòng ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào bên trong ống tiêu hóa nhưng phổ biến nhất là do biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày và ít gặp ở ruột non. Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, chúng có thể lây nhiễm thông qua đường ăn uống hoặc xâm nhập vào cơ thể nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là nôn và đi cầu ra máu, tình trạng này có thể diễn ra cấp tính hoặc mãn tính. Lượng máu chảy ra ngoài do xuất huyết còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương bên trong lòng mạch, có thể nhiều hoặc ẩn trong phân. Màu sắc máu thường là đỏ tươi, đỏ sậm hoặc nâu đen. Ban đầu tình trạng xuất huyết có thể diễn ra với số lượng ít, nếu bệnh tiến triển nhanh chóng sẽ gây chảy máu dữ dội chỉ vài giờ sau đó. Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, số trẻ em bị xuất huyết tiêu hóa ở nước ta đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rõ ràng khiến ba mẹ chủ quan trong việc thăm khám và điều trị cho bé. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con trẻ. Vì thế, ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện ra bất thường và đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi cần thiết

Hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh xuất huyết tiêu hóa ở trẻ đều do ảnh hưởng bởi các bệnh lý về dạ dày. Vì thế, trẻ thường sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

  • Đau rát ở vùng thượng vị (trên rốn và dưới xương ức)
  • Ợ hơi, ợ nóng, nấc cục
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau tức ngực
  • Hôi miệng
  • Nôn và đại tiện ra máu

Ngoài ra, trẻ còn phải đối mặt với các triệu chứng toàn thân khác như:

  • Thiếu máu, da xanh xao
  • Mệt mỏi
  • Khó nuốt, chán ăn
  • Gầy sút cân không rõ nguyên do

Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện nôn và đại tiện ra máu, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây mất máu nghiêm trọng, dẫn đến sốc và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nguyên Nhân

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em cũng giống như người lớn, đây thường là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa do ảnh hưởng bởi các bệnh lý có liên quan. Dựa vào vị trí xuất huyết mà y khoa chia bệnh lý này thành 2 dạng cơ bản là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo:

Xuất huyết tiêu hóa trên: Đây là dạng bệnh xảy ra phổ biến nhất do ảnh hưởng của các bệnh lý tại dạ dày và thực quản. Xuất huyết tiêu hóa trên thường xảy ra ở trẻ em do các nguyên nhân sau đây:

  • Viêm loét dạ dày - tá tràng
  • Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản
  • Giãn tĩnh mạch thực quản
  • Dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu
  • Hội chứng Mallory-Weiss gây trầy xước niêm mạc thực quản do nôn nhiều

Xuất huyết tiêu hóa dưới: Thường khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý tại ruột non, ruột già và hậu môn. Cụ thể là:

  • Viêm ruột do nhiễm trùng
  • Polyp đại tràng
  • Lồng ruột, xoắn ruột
  • Viêm túi thừa
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Dị dạng mạch máu
  • Hội chứng tán huyết urê máu

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh xuất huyết tiêu hóa tái phát trở lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ sao cho hợp lý. Cụ thể là:

  • Cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi của trẻ. Tránh để trẻ bị áp lực quá nhiều do học tập, làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và biến chứng sang xuất huyết tiêu hóa.
  • Chế độ ăn uống của trẻ phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, ưu tiên sử dụng món ăn dễ tiêu, chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ cho bé dùng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, cân bằng dưỡng chất trong thực đơn ăn uống,...
  • Luôn giữ cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí. Tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nếu trẻ đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa và có nguy cơ biến chứng sang xuất huyết tiêu hóa, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị dứt điểm bệnh lý.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nếu nghi ngờ trẻ bị xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về bệnh sử của bé. Sau đó yêu cầu trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm như nội soi, siêu âm bụng, chụp x-quang dạ dày tá tràng hoặc đại tràng, xét nghiệm máu,... để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chuẩn xác về bệnh lý. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

  • Nếu trẻ bị xuất huyết tiêu hóa với mức độ nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu truyền máu để chống sốc và gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó tiến hành cầm máu bằng phương pháp nội khoa. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là thuốc co mạch, thuốc giảm tiết acid, kháng sinh,..
  • Nếu trẻ không đáp ứng cầm máu bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ nội soi để cầm máu. Tuy nhiên, phương pháp này rất ít khi được áp dụng do tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em thường chỉ diễn ra với mức độ nhẹ. Trường hợp nội soi thất bại thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật cầm máu ngay.
  • Nếu trẻ bị xuất huyết tiêu hóa do các bệnh lý như ruột đôi, lồng ruột, viêm túi thừa,... bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để cải thiện dứt điểm nguyên căn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết tiếp tục tái phát trở lại.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android