Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên
Xuất huyết tiêu hóa trên là một dạng cấp cứu xảy ra ngày càng phổ biến do ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của nhiều người. Khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, nếu không tiến hành xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây mất máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Định nghĩa
Xuất huyết tiêu hóa là một dạng cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp nhất hiện nay. Đây là hiện tượng chảy máu xảy ra bên trong lòng ống tiêu hóa. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Y khoa chia bệnh xuất huyết tiêu hóa hành hai dạng cơ bản là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.
Xuất huyết tiêu hóa trên là hiện tượng chảy máu xảy ra ở phần trên của ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng. Dựa vào mức độ tổn thương bên trong ống tiêu hóa mà tình trạng này chảy máu có thể diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ.
Hình ảnh
Triệu chứng
Dưới đây là các triệu chứng điển hình của tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Nôn ra máu là triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Quan sát bạn sẽ thấy máu có màu đỏ tươi, nâu hoặc đen và vón cục. Màu sắc của máu sẽ có sự thay đổi dựa vào thời gian máu lưu lại bên trong ống tiêu hóa.
- Đại tiện phân đen kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu. Quan sát bạn sẽ thấy phân trông như bã cà phê và hơi dính. Cần chú ý phân biệt với hiện tượng đi ngoài phân đen do dùng thuốc sắt hay bismuth. Nếu đại tiện ra ngoài máu đỏ thì rất có thể bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa dưới.
- Xuất hiện cơn đau nhói tại vùng thượng vị khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mắt, ù tai và khát nước. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống do oxy không đủ để cung cấp lên não
- Nếu tình trạng xuất huyết diễn ra kéo dài sẽ gây nôn liên tục và toát nhiều mồ hôi. Quan sát sẽ thấy da trở nên xanh xao và nhợt nhạt, nhiều trường hợp còn bị ngất xỉu.
- Xuất huyết tiêu hóa trên nếu diễn ra đột ngột với đột ngột và tiến triển nhanh có thể dẫn đến tình trạng sốc với các dấu hiệu như hạ huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức, mạch nhanh và nhỏ,... Ở trường hợp này nếu không tiến hành cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết tiêu hóa trên là dạng bệnh xảy ra phổ biến nhất, chúng chiếm đến 75% trên tổng số ca bị xuất huyết tiêu hóa và có nguy cơ tử vong lên đến 11%. Nếu đang mắc các bệnh lý mãn tính tại thực quản, dạ dày và tá tràng thì bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngay khi có các dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên Nhân
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên có thể xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là do mắc các bệnh lý về dạ dày, thực quản và tá tràng. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh mà chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để chủ động đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp:
- Loét dạ dày: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên phổ biến nhất. Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong dạ dày bị các tác nhân gây hại tấn công gây viêm trong thời gian dài. Ví dụ như dịch vị tiêu hóa, thuốc Tây y, vi khuẩn,... Ngoài ra, bệnh cũng có nguy cơ khởi phát nếu bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày khác như polyp dạ dày, viêm dạ dày cấp, giãn tĩnh mạch dạ dày, ung thư dạ dày,...
- Rách thực quản: Rách thực quản còn được gọi là hội chứng Mallory-Weiss, thường gặp ở những người uống rượu bia nhiều. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong thực quản hình thành nên các vết viêm loét. Nếu không tiến hành can thiệp đúng cách, các vết loét này sẽ tiếp tục phát triển lan rộng và gây chảy máu nghiêm trọng bên trong lòng mạch.
- Tĩnh mạch giãn rộng bất thường: Hay còn được gọi là hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất huyết tiêu hóa trên thường gặp. Tĩnh mạch thực quản giãn rộng bất thường xảy ra khá thường xuyên ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan với mức độ nghiêm trọng.
- Viêm thực quản: Viêm thực quản biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản trong thời gian dài. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ hình thành nên các vết viêm loét, gây tổn thương đến mạch máu và dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa trên.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Bị sốt xuất huyết
- Đang sử dụng thuốc chống Đông
- Cơ thể thiếu hụt Vitamin K
- Chảy máu đường mật hoặc tụy
- Mắc bệnh Crohn, bệnh bạch cầu, suy tủy, suy gan nặng,...
Phòng ngừa
Nếu đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt và duy trì lối sống khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng. Để ngăn chặn tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra thì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Nói không với các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,... Tốt nhất người bệnh cai nghiện chúng hoàn toàn. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho ống tiêu hóa như đồ ăn chế sẵn, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,... Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, cá béo, ngũ cốc nguyên cám,...
- Trong ăn uống, bạn nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để sử dụng nhiều lần trong ngày, tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Nên ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, canh, soup,... Tránh sử dụng các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế gây kích ứng đến ống tiêu hóa.
- Nên kiểm soát lượng thức ăn cơ thể nạp vào hàng ngày để tránh gây tăng cân mất kiểm soát, tạo ra áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa. Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, bạn nên tiến hành giảm cân khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Dành từ 30 - 45 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe, ổn định cân nặng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là cách giúp kiểm soát stress khá tốt, tránh ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
- Nếu có tiền sử mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, bạn nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ. Cách này giúp bạn có thể sớm phát hiện bất thường tại các cơ quan này và có thể đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách. Đây cũng là một trong những cách giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt.
- Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau. Thành phần dược tính trong các loại thuốc này có thể bào mòn lớp niêm mạc tiêu hóa, hình thành vết viêm loét lan rộng và gây ra tình trạng chảy máu. Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
Biện pháp chẩn đoán
Khi nghi ngờ bản thân bị xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử xuất huyết, kiểm tra thể chất và yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh là:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng tiểu cầu, tốc độ đông máu và chức năng gan
- Xét nghiệm phân: Giúp phát hiện ra nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn.
- Đặt sonde dạ dày: Ông sonde sẽ được đặt vào dạ dày thông qua đường mũi để hút hết dịch dạ dày, từ đó bác sĩ có thể xác định ra vị trí và nguyên nhân gây chảy máu
- Nội soi: Đưa ống nội soi nhỏ có gắn đầu camera vào trong ống tiêu hóa để quan sát tổn thương bên trong cơ quan này. Đồng thời, bác sĩ còn có thể tìm ra chính xác vị trí xuất huyết. Thường được áp dụng để nội soi thực quản, dạ dày, đại tràng,...
- Nội soi viên nang: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nuốt một viên nang với kích thước bằng viên thuốc và có gắn camera bên trong. Viên nang này khi di chuyển vào ống tiêu hóa sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ hình ảnh của ruột non.
- Chụp động mạch: Bác sĩ sẽ tiêm vào động mạch người bệnh một loại thuốc nhuộm tương phản rồi tiến hành chụp X-quang. Hình ảnh phản chiếu trên phim X-quang sẽ giúp bác sĩ tìm ra được vị trí mạch máu bị xuất huyết và các bất thường khác tại mạch máu.
- Chẩn đoán hình ảnh: Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chụp CT ổ bụng để tìm ra nguồn chảy máu.
Ở những trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên diễn ra với mức độ nặng, không mang lại kết quả chẩn đoán bằng các phương pháp ở trên thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ kết hợp tiến hành cầm máu cho người bệnh để tránh gây mất máu quá nhiều.
Biện pháp điều trị
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Mục đích của việc điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là cầm máu, ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều gây sốc và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Sau đó tiến hành điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Dưới đây là hướng dẫn cấp cứu y khoa khi bị xuất huyết tiêu hóa trên bạn có thể tham khảo:
Truyền dịch và máu giúp bù thể tích tuần hoàn: Dựa vào mức độ xuất huyết và bệnh lý đi kèm, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện truyền dịch và truyền máu sao cho phù hợp.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều được ưu tiên truyền dung dịch Natri Clorid 0,9% thông qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm. Phương pháp xử lý này thường được áp dụng đối với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên với mức độ không quá nghiêm trọng giúp tăng thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể.
Truyền máu thường sẽ được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp bị mất máu nghiêm trọng gây giảm huyết sắc tố, xuất huyết tiêu hóa ở người già, người mắc các bệnh lý nền về tim mạch hoặc suy hô hấp. Truyền máu nhằm mục đích bù lại lượng máu mà cơ thể bị thất thoát khi xuất huyết, chống sốc và hạn chế nguy cơ tử vong.
Dùng thuốc Tây y: Bên cạnh việc truyền dịch và máu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc Tây để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp.
- Với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hoặc truyền tĩnh mạch thuốc ức chế bơm proton để hạn chế việc sản sinh dịch vị tiêu hóa tại dạ dày.
- Còn với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên do tĩnh mạch bị áp lực trong thời gian dài ở những bệnh nhân xơ gan nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm áp lực tĩnh mạch.
Mổ nội soi cầm máu: Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện đối với trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng, không thể chẩn đoán hoặc điều trị bằng phương pháp nội khoa. Mổ nội soi thường được áp dụng để chẩn đoán kết hợp với cầm máu.
Sau khi đã xác định được chính xác vị trí xuất huyết và nguyên nhân gây ra bệnh bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ kết hợp tiêm thuốc cầm máu vào vị trí xuất huyết và dùng kẹp Clip giúp cầm máu nhanh chóng. Với những trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa trên do giãn tĩnh mạch thực quản hoặc giãn tĩnh mạch dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu bằng cách thắt tĩnh mạch hoặc tiêm keo sinh học histoacryl thông qua hình thức mổ nội soi.
Sau khi tình trạng xuất huyết đã được kiểm soát tốt, bác sĩ sẽ cho người bệnh xuất viện và tiến hành điều trị tại nhà giúp giải quyết nguyên căn gây bệnh. Người bệnh cũng cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng dẫn của chuyên gia giúp hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong ống tiêu hóa. Đồng thời, tiến hành tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh và có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu tình trạng xuất huyết có nguy cơ tái phát trở lại.
- Chuyên gia
- Cơ sở