Bị Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe?
- Bị thoái hóa khớp gối có thể đạp xe, nhưng cần tuân thủ tốc độ và thận trọng.
- Trường hợp nhẹ hoàn toàn có thể đạp xe nhẹ nhàng với tốc độ phù hợp
- Trường hợp nặng nên điều trị khỏi hẳn rồi mới đạp xe
Bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?
Người bị thoái hóa khớp gối có thể đạp xe đạp nhưng cần tuân thủ tốc độ và thận trọng. Tuy nhiên, không phải trường hợp thoái hóa khớp gối nào cũng có thể đạp xe để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Với trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể đạp xe nhẹ nhàng với tốc độ phù hợp là được. Nếu đang bị thoái hóa khớp kèm theo viêm, bạn cần điều trị khỏi hẳn tình trạng viêm rồi mới đạp xe.
- Còn với những trường hợp bị sưng tấy hoặc viêm nhiễm khuẩn tại khớp, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng này khỏi hoàn toàn rồi mới đạp xe để phục hồi chức năng ổ khớp.
Một số lợi ích mà bộ môn thể thao này mang lại là:
- Đạp sẽ sẽ làm tăng vận động tại khớp, điều này đã giúp cho ổ khớp trở nên dẻo dai và đàn hồi. Đồng thời, kích thích tuần hoàn máu đến khớp gối giúp cung cấp dưỡng chất để chữa lành tổn thương và nuôi dưỡng sụn khớp.
- Làm tiêu bớt lượng cholesterol xấu bên trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực không tốt lên khớp gối. Khi đạp xe, não bộ còn giải phóng ra một số loại hormone giúp giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn.
Hướng dẫn đạp xe đúng cách dành cho người bệnh
Cách đạp xe hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối đúng là:
- Đạp xe đúng kỹ thuật và đúng tư thế, tốc độ đạp xe nhẹ nhàng và chậm vừa phải. Trong suốt quá trình tập luyện cần thả lỏng cơ thể và giữ tâm trạng thoải mái.
- Đạp xe một cách chậm rãi trong khoảng 5 phút đầu để khớp quen dần rồi mới tăng dần tốc độ lên. Không tập luyện với cường độ cao một cách đột ngột khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
- Vào những ngày đầu, bạn chỉ nên tập khoảng 10 – 15 phút/lần và tập với tần suất 5 lần/tuần. Sau đó, tăng dần thời gian tập lên nhưng không vượt quá 30 phút/lần.
Lưu ý khi đạp xe dành cho người thoái hóa khớp gối
- Lựa chọn xe đạp để tập luyện phù hợp với thể chất, không dùng xe quá cao hay quá thấp.
- Mang giày thể thao có kích thước phù hợp, làm bằng chất liệu có độ đàn hồi và lực ma sát tốt. Sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát và làm chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên đạp xe ở những địa hình bằng phẳng và có nhiều cây xanh, thời điểm đạp xe tốt nhất là buổi sáng sớm, buổi tối hoặc sau bữa ăn từ 2 – 3 giờ. Mang theo bình nước để cấp nước cho cơ thể khi cần thiết, tránh tình trạng mất nước.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để hướng dẫn cho bạn cách tập luyện phù hợp. Khi đạp xe, nếu thấy khớp gối có triệu chứng sưng đau nặng hơn, bạn cần ngừng tập luyện và đến bệnh viện để làm kiểm tra.
- Ngoài đạp xe, bạn cũng có thể tìm đến các bộ môn thể thao hỗ trợ điều trị bệnh khác như dưỡng sinh, yoga, đi bộ,… Trong quá trình tập luyện, bạn cũng nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả.