Chi Phí Cắt Trĩ Hết Bao Nhiêu? Cập Nhật Bảng Giá Mới
Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào loại thủ thuật, số lượng búi trĩ, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như cơ sở y tế thực hiện thủ thuật. Người nên tìm hiểu về các chi phí để có kế hoạch chuẩn bị phù hợp.
Khi nào cần thực hiện cắt trĩ?
Cắt trĩ là thủ thuật cắt bỏ một hoặc nhiều búi trĩ để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Các thủ thuật này được chỉ định khi người bệnh không thể điều trị bệnh trĩ bằng các liệu pháp bảo tồn hoặc tự chăm sóc tại nhà.
Cụ thể, phẫu thuật trĩ thường được chỉ định cho một số trường hợp như:
- Người bệnh đã điều trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả;
- Bệnh trĩ nội độ 3, 4 hoặc trĩ hỗn hợp dẫn đến trĩ vòng và các biến chứng khác;
- Có các triệu chứng tổn thương hậu môn trực tràng, chẳng hạn như nứt kẽ hậu môn hoặc sa trực tràng;
- Chảy máu khi đi đại tiện nghiêm trọng, dẫn đến thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính;
- Nhiễm trùng hậu môn hoặc hoại tử búi trĩ;
- Rối loạn cơ thắt hậu môn;
- Người bệnh có nhu cầu thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ.
Hầu hết các thủ thuật cắt trĩ đều ăn toàn và ít khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, có một số đối tượng chống chỉ định thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Không có khả năng kiểm soát nhu động ruột hoặc tiểu không kiểm soát;
- Bệnh viêm ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn;
- Tăng áp lực ở lỗ hậu môn hoặc bệnh giãn tĩnh mạch trực tràng;
- Có khối u ở thành âm đạo (đối với nữ giới);
- Rối loạn chảy máu.
Trước khi thực hiện thủ thuật cắt trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về chi phí, thủ tục cũng như các rủi ro và cách chăm sóc hậu phẫu. Điều này có thể giúp người bệnh hạn chế các biến chứng cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả.
XEM CHI TIẾT: Cắt Trĩ Xong Vẫn Bị Lòi Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm
Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu?
Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
1. Chi phí khám bệnh ban đầu
Trước khi thực hiện các phương pháp cắt trĩ, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc nội soi hậu môn. Đây là những xét nghiệm chẩn đoán cơ bản được thực hiện để xác định người bệnh có cần được phẫu thuật cắt trĩ hay không.
Chi phí khám bệnh ban đầu phụ thuộc vào cơ sở y tế cũng như bệnh viện mà người bệnh thăm khám, thường dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng.
2. Mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ
Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ cũng như số lượng búi trĩ cần cắt. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, thông thường, người bệnh không cần thực hiện cắt trĩ và được chỉ định thuốc thoa hoặc thuốc đường uống để làm teo búi trĩ.
Trong trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị cắt trĩ để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
3. Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Tình hình sức khỏe cụ thể của người bệnh cũng là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí cắt trĩ. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, ổn định, chi phí cắt trĩ thường thấp hơn do các nguy cơ biến chứng thấp.
Trong trường hợp, người bệnh có sức khỏe yếu hoặc có một số bệnh lý mãn tính khác, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu, chi phí cắt trĩ thường cao hơn. Ngoài ra, sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể cần nhập viện để quan sát và tránh các rủi ro không mong muốn.
BẠN CÓ BIẾT: Sau Mổ Trĩ Bao Lâu Thì Lành Và Hết Đau Hẳn? Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết
4. Phương pháp thực hiện cắt trĩ
Hiện tại có rất nhiều phương pháp cắt trĩ, chẳng hạn như cắt trĩ bằng HCPT hoặc cắt trĩ bằng laser. Mỗi phương pháp có quy trình, hiệu quả và chi phí khác nhau. Do đó, để biết chính xác chi phí cắt trĩ, người bệnh nên xác định loại phương pháp thực hiện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các phương pháp cắt trĩ truyền thống, chẳng hạn như Milligan Morgan, thường có chi phí thấp và phù hợp với đa số người bệnh. Trong khi đó, các phương pháp cắt trĩ hiện đại, chẳng hạn như cắt trĩ bằng PPH và HCPT thường có chi phí rất cao.
5. Cơ sở y tế thực hiện cắt trĩ
Có nhiều cơ sở y tế và bệnh viện thực hiện cắt trĩ với các mức chi phí khác nhau. Các cơ sở y tế thường có bảng giá niêm yết khác nhau, do đó người bệnh nên trao đổi trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
Thông thường, các cơ sở y tế công lập có chi phí cắt trĩ tương đối phù hợp. Trong khi đó, các cơ sở y tế tư nhân thường có dịch vụ tốt, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, do đó chí phí thường cao hơn.
Tuy nhiên, khi thực hiện cắt trĩ, người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Việc không đảm bảo khử trùng, vệ sinh cũng như bác sĩ không có kinh nghiệm, thường có nguy cơ và biến chứng cao.
6. Chi phí phát sinh
Chi phí cắt trĩ thường bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình thăm khám, chẳng hạn như:
- Chăm sóc phục hồi sau khi cắt trĩ;
- Dịch thực được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn;
- Xét nghiệm trước khi cắt trĩ;
- Xử lý các vấn đề phát sinh.
7. Chi phí tái khám
Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để xác định quá trình hồi phục cũng như xử lý các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, tái khám là điều quan trọng và cần thiết để tránh các rủi ro sau khi cắt trĩ.
Chi phí tái khám phụ thuộc vào vết mổ sau phẫu thuật, quá trình hồi phục và các biến chứng có thể xảy ra. Nếu người bệnh có kế hoạch chăm sóc phù hợp, vết thương hồi phục nhanh chóng, chi phí tái khám thường không cao.
ĐỌC THÊM: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Trĩ Nhanh Lành, Tránh Bị Nhiễm Trùng
Chi phí cắt trĩ theo các phương pháp phổ biến
Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào loại phương pháp được thực hiện. Cụ thể chi phí như sau:
- Cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan: Dao động từ 2.500.000 đồng cho mỗi lần thực hiện;
- Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: Dao động khoảng 3.000.000 đồng;
- Phẫu thuật cắt trĩ bỏ vòng: Dao động khoảng 3.500.000 – 4.000.000 đồng;
- Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Dao động khoảng từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng;
- Cắt trĩ bằng phương pháp PPH: Dao động khoảng từ 6.000.000 -10.000.000 đồng;
- Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: Dao động khoảng từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng.
Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức để quan sát và theo dõi các rủi ro. Nếu hồi phục tốt và không có dấu hiệu biến chứng, người bệnh có thể xuất viện và chăm sóc vết mổ tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn và có kế hoạch phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
THAM KHẢO CHI TIẾT: Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp PPH Là Gì? Cắt Ở Đâu Giá Tốt Nhất?
Quá trình hồi phục sau khi cắt trĩ
Sau khi cắt trĩ người bệnh có thể cần một đến sáu tuần để phục hồi. Quá trình này cần được thực hiện thận trọng để tránh các chi phí phát sinh khi tái khám và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
Trong quá trình hồi phục, người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Chườm túi đá lên hậu môn để giảm đau, chống sưng và giúp vết thương lành lại nhanh chóng;
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân và chống táo bón;
- Nếu bị chảy máu hoặc tiết dịch sau khi cắt trĩ, người bệnh nên vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng và sử dụng đệm lót để tránh nguy cơ nhiễm trùng;
- Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng cũng như đi bộ xung quanh nhà để tăng cường nhu động ruột, chống táo bón và giúp bệnh trĩ hồi phục nhanh chóng hơn;
- Hạn chế thực hiện các động tác gây tác động đến hậu môn cũng như tĩnh mạch trực tràng, chẳng hạn như cúi người, ngồi xổm hoặc tập thể dục nặng nhọc;
- Tránh ngồi trong thời gian dài và sử dụng đệm hậu môn khi ngồi để tránh gây áp lực lên hậu môn;
- Tránh khuân vác nặng hoặc dùng sức khi đi đại tiện;
- Đi đại tiện ngay khi cần thiết và không trì hoãn nhu cầu đại tiện;
- Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, chẳng hạn như nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chi phí cắt trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc để rút ngắn thời gian hồi phục cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
- Bà Bầu Bị Trĩ Có Nên Sinh Thường Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Bệnh Trĩ Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Những Điều Cần Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!