Nằm Nghiêng Bị Đau Xương Ức
Nằm nghiêng bị đau xương ức khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, lâu dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim phổi, nếu không xử lý đúng cách sẽ đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân
Đau xương ức mỗi khi nằm nghiêng là tình trạng xảy ra khá phổ biến, đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
+ Căng cơ: Vùng cơ ngực bị kéo căng quá mức là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương ức thường gặp. Khi cơ ngực bị tác động, cơn đau sẽ khởi phát một cách đột ngột khiến bạn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch khác. Căng cơ thường xảy ra khi bạn tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây căng cơ thường gặp là tập thể dục quá mức, nâng tạ nặng, vùn ức ngực bị va chạm mạnh, di chuyển sai cách, ngủ sai tư thế, tai nạn,…
Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng đi kèm như da bầm tím, phạm vi chuyển động bị hạn chế,… Nếu bị đau xương ức khi nằm nghiêng do căng cơ thì không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần cải thiện bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
+ Chấn thương xương sườn: Chấn thương xương sườn thường xảy ra khi vùng ngực bị tấn công trực tiếp do tai nạn xe cổ, chơi thể thao, té ngã,… Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức nghiêm trọng ở khu vực chấn thương. Tuy nhiên, cơn đau có thể tự thuyên giảm theo thời gian. Nhưng với những trường hợp chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, vỡ xương,… bạn cần được kiểm tra và xử lý chuyên khoa. Vì thế, khi bị đau nhức kéo dài kèm theo khó thở, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
+ Viêm sụn sườn: Đau nhức xương ức khi nằm nghiêng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm sụn sườn. Bệnh lý này khởi phát khi điểm kết nối giữa xương sườn và xương ức bị viêm. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm sụn sườn vẫn chưa được y học xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát khi bạn tập thể dục gắng sức, ngực bị tấn công đột ngột, ho nhiều, mắc bệnh viêm khớp,… Viêm sụn sườn là bệnh lý không quá nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng cách điều trị y tế và chăm sóc tại nhà đúng cách.
+ Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng sợ hãi xảy ra lặp lại thường xuyên. Khi bị rối loạn lo âu bạn luôn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, bồn chồn, khó ngủ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… Nhiều trường hợp còn bị đau nhức xương khớp, đau vai gáy, đau xương ức,… Hiện tại, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát do sau một sự kiện đau buồn như ly hôn, mất người thân, áp lực từ công việc,…
+ Bệnh về phổi: Phổi là cơ quan hô hấp nằm bên trong lồng ngực và được bảo vệ bởi lồng ngực. Khi mắc các bệnh lý về phổi, bạn cũng phải đối mặt với tình trạng đau xương ức khi nằm nghiêng khá khó chịu. Ví dụ như viêm màng phổi, tăng áp động mạch phổi, ung thư phổi, phổi xẹp,… Các bệnh lý này cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh gây ra các rủi ro không mong muốn.
+ Bệnh về tim: Tim là cơ quan nằm ngay bên cạnh phổi và cũng được bảo vệ bởi lồng ngực. Đau xương ức khi nằm nghiêng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về tim mạch như đau tim, viêm ngoài màng tim, đau thắt ngực, viêm cơ tim,… Khi mắc phải bệnh lý tim mạch, bạn không được chủ quan trong việc điều trị để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Bệnh tại cơ quan tiêu hóa: Tình trạng đau xương ức khi nằm nghiêng cũng có thể xảy ra nếu bạn đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ chua, sỏi mật, viêm tụy,… Các bệnh lý này cũng cần được xử lý đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Câu hỏi thường gặp
Nằm nghiêng bị đau xương ức có nguy hiểm không?
Đau xương ức khi nằm nghiêng có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính dựa vào nguyên nhân khởi phát. Đây có thể là tình trạng cấp cứu y tế hoặc chỉ xảy ra do lối sống thiếu khoa học. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
Với những trường hợp đau xương ức khi nằm nghiêng do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư phổi, tràn máu màng phổi, thuyên tắc phổi, đau tim, vỡ động mạch chủ,… Bạn cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.
Điều trị
Đau xương ức khi nằm nghiêng sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ. Điều này đã tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể dần suy nhược, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải chủ động trong việc thăm khám và lên kế hoặc cải thiện. Dưới đây là hướng dẫn điều trị dựa vào từng nguyên nhân cụ thể bạn có thể tham khảo:
+ Vấn đề cơ xương khớp
Ở trường hợp này, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế các vận động mạnh, tránh để cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Sau đó, tiến hành thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn xử lý đúng cách. Để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
- Chườm lạnh để cải thiện triệu chứng sưng đau với những trường hợp bị chấn thương hoặc căng cơ. Chú ý, mỗi lần chườm chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút, không nên áp đá lạnh trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
- Thực hiện một số bài tập tác động thấp như đạp xe, bơi lội,… giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ và ngăn ngừa tình trạng đau xương ức khởi phát khi nằm nghiêng.
- Điều chỉnh lại thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ví dụ như ăn nhiều rau củ quả, không nên nâng vật nặng quá mức,…
+ Vấn đề về tim mạch
Trường hợp này khá nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý sớm và đúng cách. Khi nghi ngờ bản thân đang gặp vấn đề về tim mạch, bạn cần đến bệnh viện làm kiểm tra chuyên khoa để xác định bệnh lý và lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Nếu bị đau xương ức khi nằm nghiêng do đau tim, bác sĩ sẽ điều trị bằng các cách sao đây:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được kê đơn là Aspirin, thuốc làm tan huyết khối, thuốc loãng máu, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, thuốc chống tập kết tiểu cầu,… Cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Phẫu thuật: Được chỉ định thực hiện với những trường hợp nặng và không thể điều trị bằng thuốc Tây y. Các liệu pháp phẫu thuật thường được áp dụng là tạo hình động mạch vành, bắt cầu động mạch vành, đặt stent,…
Nếu bị đau tim nghiêm trọng, bạn cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng. Cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng như đau ngực, khoa thở, choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi,…
+ Bệnh lý về đường hô hấp
Ở trường hợp này, người bệnh cần điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với việc thay đổi lối sống hàng ngày. Các loại thuốc thường được kê đơn là thuốc kháng sinh, thuốc điều chỉnh lượng máu huyết,… Khi cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ không khí hoặc chất lỏng xung quanh phổi. Một số điều mà người bệnh cần lưu ý là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn,…
+ Vấn đề về đường tiêu hóa
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 nếu bị trào ngược dạ dày thực quản. Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị làm phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lại lối sống hàng ngày sao cho phù hợp, hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Ví dụ như duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh sử dụng thức ăn gây trào ngược, điều chỉnh tư thế ngủ, mặc quần áo rộng rãi,…
Bị đau xương ức khi nằm nghiêng có thể xảy ra do nguyên nhân cơ học nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu bị đau ở mức độ nghiêm trọng hoặc đau nhức kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn xử lý. Tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị, tránh phát sinh rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.