Đau Đốt Sống Lưng Cuối
Đau đốt sống lưng cuối gây đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nếu không xử lý đúng cách sẽ khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe bị ảnh hưởng đáng kể. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau đốt sống lưng cuối cũng như cách điều trị phù hợp thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Cấu tạo cột sống cơ thể người gồm có 33 đốt sống. Trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cuối và 4 đốt xương cụt dính liền nhau. Đau đốt sống lưng cuối hay còn được gọi là đau cột sống thắt lưng. Khi bệnh lý này khởi phát sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng dữ dội kèm theo tê bì mông đùi và chân.
Các triệu chứng của bệnh đau đốt sống lưng cuối khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác như viêm khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa liên hợp,... Nếu các bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng. Lúc này, tổn thương tại cột sống sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân
Đau đốt sống lưng cuối thường xảy ra ở những người ngoài độ tuổi 40. Lúc này, hệ thống xương khớp sẽ trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương khi có tác động ngoại lực. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau đây:
- Làm việc quá sức: Với những người có tính chất công việc phải thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ có nguy cơ bị đau đốt sống lưng cuối rất cao. Lúc này, cột sống thắt lưng phải chịu áp lực rất lớn và kích thích khởi phát cơn đau nhức khá khó chịu.
- Chấn thương: Đau đốt sống lưng cuối cũng có thể xảy ra nếu bạn không điều trị dứt điểm các chấn thương tại cột sống do tai nạn giao thông, chơi thể thao sai cách, tai nạn lao động,...
- Lười vận động: Lười vận động, ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đốt sống lưng cuối. Thói quen này đã khiến cho tuần hoàn máu bên trong cơ thể bị cản trở, đốt sống không được cung cấp đủ dưỡng chất để phục hồi tổn thương. Theo thời gian, tốc độ thoái hóa đốt sống sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gây ra triệu chứng đau nhức.
- Thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau đốt sống lưng cuối khởi phát. Ví dụ như ngồi hoặc nằm ngủ sai tư thế, lạm dụng chất kích thích, tập thể thao quá độ,...
- Do bệnh lý: Đau đốt sống lưng cuối cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, giãn dây chằng, ung thư hoặc u cột sống, bệnh phụ khoa ở nữ giới,...
Chăm sóc tại nhà
Khi cơn đau xảy ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo được lưu truyền trong dân gian. Các mẹo giảm đau này có cách thực hiện khá đơn giản, an toàn đối với sức khỏe và ít tốn kém chi phí. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
+ Dùng tỏi: Bóc vỏ 10 củ tỏi tươi, đem đi nghiền nát rồi trộn chung với 5 thìa dầu mù tạt. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu nâu thì tắt bếp. Đợi cho hỗn hợp trên nguội thì thoa trực tiếp lên khu vực đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau vài giờ thực hiện, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt.
+ Dùng gừng tươi: Chuẩn bị khoảng 20 gram gừng tươi, đem rửa sạch đất cát bám quanh rồi vớt ra để ráo. Giã nát số gừng trên, đem ngâm trong rượu trắng khoảng 3 ngày. Sau 3 ngày, lấy rượu gừng đã ngâm xoa bóp lên khu vực bị đau nhức. Nên thực hiện cách này từ 2 - 3 lần/ngày để nhanh mang lại hiệu quả.
+ Dùng xương rồng: Chuẩn bị từ 3 - 4 bẹ xương rồng tai nhỏ, dùng dao gọt hết gai rồi đem đi rửa sạch bụi bẩn. Cho bẹ xương rồng vào trong chậu nước muối loãng ngâm trong 15 phút để loại bỏ bớt mủ. Sau đó, vớt ra để cho ráo nước rồi đem nướng trên bếp than cho khô lại. Bọc xương rồng trong khăn vải mỏng sạch rồi đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức cho đến khi nguội hoàn toàn là được.
Triệu chứng
Đau đốt sống lưng cuối gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng tê bì mông, đùi và chân. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này bạn cần nắm rõ để có thể sớm nhận biết ra bệnh:
- Giãn dây chằng gây đau xương sống vùng thắt lưng kèm theo co cứng cơ quanh cột sống. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau khi bạn bưng bê vật nặng, lao động quá sức hoặc mang giày cao gót quá lâu.
- Xuất hiện cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa nếu có hiện tượng thoát vị đĩa đệm tại cột sống. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng tê bì chân tay hoặc giật dây chuông dương tính.
- Người bệnh có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, gầy sút cân nhanh chóng, nhiễm khuẩn,... Ngoài ra, tình trạng đau đốt sống lưng cuối cũng có thể gây ra một số bệnh lý khác như đau cột sống lưng kèm theo sốc, ung thư,...
Điều trị
Với những trường hợp đau nhức ở mức độ trung bình hoặc nặng, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau đúng cách, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc thường được kê đơn là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid,...
Dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay loại thuốc điều trị, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và phòng ngừa các tác dụng phụ gây hại đến gan thận.
Phòng ngừa
Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh đau đốt sống lưng cuối bằng các cách ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và ngăn ngừa phát sinh biến chứng:
- Khi cơn đau khởi phát, bạn nên hạn chế hoạt động và dành từ 1 - 2 ngày để nghỉ ngơi giúp khôi phục chức năng của đốt sống. Nên nằm nghỉ trên nệm cứng giúp duy trì đường thẳng của cột sống.
- Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến đốt sống lưng cuối như ngồi lâu, hoạt động quá sức, lạm dụng giày cao gót, khom hoặc cúi lưng, ngồi bắt chéo chân,...
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp cột sống được thư giãn và có thời gian phục hồi tổn thương. Vận động cơ thể sau mỗi giờ ngồi làm việc giúp tăng tuần hoàn máu đến đốt sống bị tổn thương.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp và ổn định, tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột. Nếu đang bị thừa cân, bạn nên lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học và hợp lý.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm xấu gây ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai của cột sống, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Nên ưu tiên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, dưỡng sinh,...
- Nói không với nhóm thực phẩm độc hại như đồ uống chứa cồn, thuốc lá,... Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bất thường tại cột sống và đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.