Lao Cột Sống

Tổng quan

Lao cột sống là bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh lý này có mức độ nguy hiểm rất cao và dễ gây ra các biến chứng như liệt chi, biến dạng cột sống, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Khi bị lao cột sống, người bệnh cần dùng thuốc kháng lao trong thời gian dài dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn lên phác đồ điều trị triệu chứng và tiến hành phẫu thuật khi cần thiết.

Định nghĩa

Lao cột sống thuộc nhóm bệnh lao xương khớp, đây là một trong những dạng lao xảy ra khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến hệ vận động. Lao cột sống được định nghĩa là những tổn thương tại cột sống do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cột sống sẽ gây ra tình trạng viêm khớp ở các khớp đĩa đệm. Bệnh lý này thường khởi phát do lây lan từ các cơ quan lân cận, điển hình nhất là phổi.

Thống kê y khoa nước ta cho biết, lao cột sống chiếm khoảng 65% trên tổng số ca bị lao xương khớp. Thắt lưng trên và đốt sống ngực dưới là hai vị trí trên cột sống dễ bị ảnh hưởng nhất. Theo thống kê y tế, lao cột sống ngực và lao cột sống thắt lưng chiếm đến khoảng 96% trên tổng số ca bệnh. Lao cột sống cổ ít xảy ra hơn, chỉ chiếm khoảng 4% trên tổng số ca bệnh.

Ban đầu, tình trạng nhiễm trùng chỉ xảy ra ở hai đốt sống liền kề rồi lây lan vào khoang đĩa đệm liền kề. Nếu bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến một đốt sống, người bệnh hoàn toàn có thể hoạt động một cách bình thường. Nhưng nếu bệnh gây tổn thương đến hai đốt sống trở lên, bạn phải đối mặt với một số vấn đề tại đĩa đệm và bị vô mạch. Lúc này, đĩa đệm sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết và gây ra tình trạng xẹp đĩa đệm. Lâu ngày sẽ tiến triển sang hoại tử mô đệm.

Hoại tử mô đệm là hiện tượng mô đệm bị chết đi, gây thu hẹp khoảng cách giữa các đốt sống. Điều này đã khiến cho cột sống bị tổn thương, dẫn đến tình trạng xẹp đốt sống và hình thành nên các khối mô mềm. Với trường hợp nặng, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan đến nhiều đốt sống khác và tạo nên các ổ áp xe.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cột sống sẽ bắt đầu sinh sôi và phá hủy cơ quan này. Đây được xem là bệnh mãn tính thứ phát, thường khởi phát do lây nhiễm từ bệnh lao phổi. Khi mới bị nhiễm khuẩn lao bạn phải đối mặt với các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều,... Khi vi khuẩn lao đã bắt đầu gây tổn thương đến cột sống sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức: Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng cột sống bị vi khuẩn tấn công. Mức độ đau nhức thường tăng dần về buổi chiều và kéo dài cho đến đêm. Khi người bệnh đi lại hoặc ngồi thì cơn đau cũng sẽ tăng lên. Nếu bị lao cột sống ngực, cơn đau sẽ xuất hiện khu trú ở 1 - 2 đốt sống ngực. Nếu bị lao thắt lưng, cơn đau xuất hiện rất dữ dội và lan rộng theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép giống như đau dây thần kinh tọa.
  • Áp xe lao: Xuất hiện ổ áp xe lao ở vùng bụng dưới bên trái hoặc bên phải. Ổ áp xe này sẽ sưng phồng lên, phát triển với kích thước ngày càng lớn và chui qua dây chằng bẹn để đi xuống đùi. Ở một số trường hợp sẽ xuất hiện ổ áp xe lớn sau mông, ban đầu chúng sẽ hình thành ở vùng tam giác Peptit trên mào chậu sau rồi dần di chuyển xuống u tọa hoặc mặt ngoài của đùi. Khi ổ áp xe phát triển với kích thước quá lớn sẽ vỡ và rỉ dịch mủ ra ngoài. Ngay vị trí bị rỉ dịch mủ thường rất khó lành nếu không được điều trị đúng cách.
  • Rối loạn biến dưỡng móng, lông và da: Chứng rối loạn biến dưỡng móng, lông và da thường xảy ra ở hai chi dưới khi mà bệnh lao cột sống gây chèn ép lên rễ thần kinh.
  • Teo chân: Lao cột sống gây chèn ép lên rễ thần kinh sẽ khiến hoạt động của chân bị suy giảm đáng kể. Theo thời gian, vùng bắp chuối chân hoặc vùng trước ngoài cẳng chân sẽ dần teo nhỏ lại.
  • Liệt hai chân: Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị lao cột sống ngực thấp gây chèn ép lên tủy sống. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh lao cột sống và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên Nhân

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis là tác nhân chính gây ra bệnh lao, trong đó có cả bệnh lao cột sống. Loại vi khuẩn này rất ái khí, thường sinh sôi và phát triển mạnh ở những nơi có nhiều oxy.

Trên cơ thể người, thân đốt sống là khu vực chứa rất nhiều mạch máu và giàu oxy nên vi khuẩn lao thường sẽ trú ngụ ở khu vực này. Thống kê y khoa cho biết, lao cột sống có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là độ tuổi từ 21 - 30 và 41 - 50. Những đối tượng có nguy cơ cao là:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Có tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị bệnh lao.
  • Tiền sử mắc bệnh lao xương hoặc lao phổi trước đó.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch do dùng thuốc điều trị ung thư, dùng thuốc corticoid kéo dài hoặc bị nhiễm HIV

Lao cột sống là bệnh lý có thể lây truyền từ người sang người nhưng khả năng thấp hơn rất nhiều so với bệnh lao phổi. Các con đường lây nhiễm bệnh là truyền khi tiếp xúc trực tiếp, truyền qua các vết thương hở ngoài da hoặc truyền từ mẹ sang con. Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào phổi sẽ theo đường máu và hạch bạch huyết để tấn công vào cột sống. Sau khi tìm được vị trí trú ngụ chúng sẽ sinh sôi, phát triển và âm thầm phá hủy xương khớp.

Phòng ngừa

Như được nhắc đến ở trên, lao cột sống là bệnh lý có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi hoặc hóa chất độc hại.
  • Không hút thuốc lá và tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc lá. Hạn chế đến những nơi tụ tập đông người.
  • Tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc gần bạn cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng,...
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra tình trạng nhiễm vi khuẩn lao để có thể đưa ra phương án điều trị kịp thời.
  • Nếu đang bị nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh cần điều trị và kiểm soát bệnh lao để tránh gây tổn thương đến cột sống. Dùng thuốc ngăn ngừa lao với những trường hợp xét nghiệm dương tính nhưng vi khuẩn lao không hoạt động.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng có thể và tăng cường thể lực, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn lao.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Lao cột sống được xem là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như mục đốt sống, áp xe lao cột sống, liệt tứ chi, thoái hóa cột sống, rối loạn đại tiểu tiện,... Với những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Khi nghi ngờ bản thân bị lao cột sống, bạn cần đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.  Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm như chụp x-quang cột sống, xét nghiệm máu, khám vi trùng lao,... Khi đã có chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Hiện tại, lao cột sống là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng thời gian điều trị sẽ diễn ra kéo dài từ 9 - 12 tháng. Để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, uống đủ thuốc và đúng liều lượng, điều trị dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ để sớm phát hiện ra tác dụng phụ và xử lý kịp thời. Dưới đây là các phương pháp điều trị lao cột sống mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Điều trị bảo tồn

Phác đồ điều trị lao cột sống gồm có hai mục đích là điều trị lao và cải thiện các vấn đề có liên quan đến cột sống. Khi bị lao cột sống, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng lao để tiêu diệt vi khuẩn lao. Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc chống lao đường uống hoặc đường tiêm giống với phác đồ điều trị lao phổi.

Thông thường, bạn phải uống ít nhất hai loại thuốc diệt trùng cùng lúc. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là vào buổi sáng khi đói, cần uống liên tục trong 12 tháng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng thuốc chống lao, người bệnh cần nằm nghỉ trên giường cứng từ 3 - 4 tuần kết hợp với việc tập luyện hợp lý để tránh bị cứng khớp.

Để điều trị các vấn đề liên quan đến cột sống thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên mang vác vật nặng, tránh để tổn thương tại cột sống trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.
  • Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Với những trường hợp bị gù lưng nhưng chưa có dấu hiệu yếu chi hoặc liệt chi, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng nẹp để cố định cột sống.

Phẫu thuật

Thống kê y khoa cho biết, có khoảng 12% trường hợp lao cột sống phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện với những trường hợp lao cột sống hình thành nên ổ áp xe lao quá lớn và chèn ép lên tủy. Thông thường, phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc kháng lao để có thể mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị bệnh lao cột sống là:

  • Phẫu thuật Hodgson hoặc Hong Kong: Phẫu thuật có tác dụng làm sạch các ổ áp xe lao trong cột sống và tiến hành ghép xương liên đốt ngay tại vùng đốt sống bị tổn thương liền kề. Sau phẫu thuật, người bệnh phải nằm nghỉ ngơi khoảng 2 tháng để chờ xương lành.
  • Phẫu thuật viên: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để cố định cột sống. Sau mổ vài ngày, người bệnh có thể ngồi lên hoặc tập luyện đi lại.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần phải chăm sóc bản thân đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng. Cụ thể là:

  • Với những trường hợp gây tổn thương đến cột sống, người bệnh nên sử dụng nẹp cột sống lưng giúp cố định cột sống và hạn chế nguy cơ gãy xương.
  • Khi cơn đau khởi phát, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không được lao động nặng, làm việc quá sức hoặc thực hiện các động tác làm gia tăng áp lực lên cột sống.
  • Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh mỗi khi cơn đau cột sống khởi phát. Cách này có tác dụng giảm đau khá hiệu quả và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Không nằm cố định một chỗ trong thời gian dài, nên lên kế hoạch vận động hợp lý và đi lại nhẹ nhàng để phòng ngừa các biến chứng như teo cơ, liệt tứ chi,... Đây cũng là cách giúp thư giãn xương khớp và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin. Ăn uống đủ chất có tác dụng giảm nguy cơ phá hủy xương, ổn định mật độ xương, nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
  • Tiến hành vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia giúp điều chỉnh tư thế vận động, cải thiện triệu chứng đau nhức và hạn chế nguy cơ bại liệt. Vật lý trị liệu còn được thực hiện sau phẫu thuật giúp cải thiện độ linh hoạt và sức mạnh của khớp xương.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Bệnh lao cột sống có thể gây lây nhiễm, nhưng khả năng thấp hơn so với bệnh lao phổi. 
  • Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể từ lao phổi hoặc hạch bạch huyết và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, niêm mạc hoặc vết thương.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android