Nổi Mề Đay Ở Lưng
Nổi mề đay ở lưng là bệnh lý không ít người đang gặp phải hiện nay. Bệnh gây ra nhiều rất nhiều khó chịu và phiền phức ảnh hưởng tới cả cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vậy khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần làm gì để có thể cải thiện tốt nhất? Các thông tin dưới đây của Vietmec sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh.
Định nghĩa
Bệnh nổi mề đay thuộc về nhóm bệnh lý ngoài da rất thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và thường có xu hướng gia tăng mạnh hơn khi thời tiết thay đổi liên tục.
Trong số các thể nổi mề đay, nổi mề đay ở lưng là một dạng bệnh khá thường gặp. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất vẫn là bởi các tác nhân có khả năng gây dị ứng tác động.
Bên cạnh đó, nổi mề đay ở vùng lưng còn có thể là biểu hiện của một số bệnh khác như: Viêm da dị ứng, nấm da, chàm eczema, viêm da bài tiết,...
Theo đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để phòng ngừa nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi nổi mề đay tại lưng chuyển sang mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Người bệnh tốn kém cả về thời gian cũng như chi phí chữa trị.
Hình ảnh
Triệu chứng
- Trên lưng và vùng bệnh của bệnh nhân xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Nốt giống như bị côn trùng cắn, nhưng khi người bệnh tác động vào sẽ làm nốt lan rộng thành các mảng lớn.
- Khu vực da bị tổn thương sẽ có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
- Những người mắc mề đay ở lưng sẽ dễ bị tiến triển nặng hơn. Bệnh lây lan tương đối nhanh qua các vùng da lân cận.
- Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, cơn ngứa kéo dài dai dẳng. Thông thường, người mắc sẽ bị ngứa gia tăng về đêm và dẫn tới stress, mất ngủ kéo dài.
- Đối với trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh khi bị mề đay nổi ở lưng, trẻ sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú sữa và cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi.
Nguyên Nhân
Vậy bệnh mề đay ở lưng xảy ra do những nguyên nhân gì? Mề đay ở bụng và lưng hiện nay đang trở thành bệnh lý về da liễu rất phổ biến. Theo đó, bệnh có tỷ lệ tăng mạnh hơn khi thời tiết quá nắng nóng hoặc thời điểm giao mùa.
Mề đay là chứng bệnh có khả năng tái phát tương đối cao. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mọi người vẫn cần chủ động trong việc phòng tránh. Đề cập đến các nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh mề đay, các bác sĩ đã đưa ra một số nguyên nhân, là các yếu tố tác động từ bên ngoài như:
- Do cơ thể chưa được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng lưng và vùng bụng. Người mắc có thể chủ quan bỏ qua chà xát ở vùng da này trong lúc tắm rửa. Từ đó, bụi bắn tích tụ trên da cùng với bọt xà phòng không được làm sạch làm lỗ chân lông bị bít tắc. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tích tụ bụi bẩn độc tố trên da và gây ra các bệnh nổi mề đay hay kích ứng khác.
- Cơ địa nhạy cảm cũng là một yếu tố khiến bạn dễ mắc mề đay ở lưng hơn so với những người bình thường. Làn da dễ bị dị ứng có thể gây ra nổi mề đay khi thời tiết đột ngột chuyển sang lạnh hoặc nóng. Đặc biệt khi tiết trời quá nắng nóng, tuyến mồ hôi và bã nhờn trên da hoạt động mạnh sẽ khiến cho da dễ bị nổi mề đay vào cả ban đêm.
- Bệnh mề đay ở lưng cũng có thể xảy ra khi bạn lựa chọn không đúng các sản phẩm làm sạch da hay chăm sóc da. Độ ẩm trên da bị mất cân bằng và dễ xảy ra các tổn thương.
Biến chứng
Bệnh mề đay thực tế không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Nhưng bệnh trực tiếp tác động tới công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Vì vậy, ngay sau khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh nổi mề đay ở lưng, người bệnh cần nhanh chóng lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp. Tránh trường hợp để bệnh tiến triển nặng khiến các vùng da khác nhiễm bệnh và có biến chứng, mề đay nổi lan ra toàn thân.
Ngay khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng bên dưới, bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn trị thích hợp:
- Người bệnh ngay sau khi phát hiện các triệu chứng ngứa ngáy lây lan rộng trên vùng bụng và lưng.
- Căn bệnh tái phát với quãng thời gian gần nhau, hoặc triệu chứng mề đay kéo dài hơn 6 tuần.
- Người bệnh xuất hiện các vết thương mủ, hở và cả mụn nước ở trên bụng và lưng.
- Người bệnh thường có các triệu chứng đau bụng, khó thở, buồn nôn liên tục dù đang trong quá trình điều trị.
- Vào ban đêm, bệnh nhân thường có các cơn ngứa rất dữ dội làm ảnh hưởng không ít tới tinh thần và giấc ngủ.
Phòng ngừa
Bệnh mề đay ở lưng hoàn toàn có thể phòng ngừa khi chúng ta thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp:
- Cơ thể cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để làn da luôn được thông thoáng, tránh làm bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Tăng cường bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất. Mỗi người cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể để đào thải độc tố hiệu quả.
- Với những người có làn da dễ dị ứng, cần tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, chăm sóc da có chất tẩy rửa mạnh, nhiều thành phần hóa học dễ gây kích ứng trên da.
- Nên lựa chọn các loại quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo quá bó sát liên tục, đặc biệt khi cơ thể vận động lao động mạnh, tập luyện thể dục thể thao.
- Ngay khi phát hiện da có các triệu chứng mẩn đỏ bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và có cách xử lý.
Biện pháp điều trị
Khi mắc bệnh nổi mề đay, người bệnh thường sử dụng các biện pháp điều trị bằng tân dược. Các loại thuốc điều trị có hiệu quả khá nhanh chóng, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Từ đó có thể ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như công việc và sinh hoạt đời thường của người bệnh.
Theo đó, bệnh nhân chữa trị chứng nổi mề đay ở lưng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Các phương thuốc cải thiện và ức chế các tác nhân gây bệnh, giảm hiệu quả cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc chữa mề đay thường gặp nhất người bệnh có thể lựa chọn sử dụng bao gồm:
- Nhóm thuốc mỡ bôi bên ngoài da.
- Nhóm thuốc bôi có chứa thành phần hydrocortisone.
- Nhóm thuốc có chứa corticoid.
- Nhóm thuốc bôi có chứa calamine.
Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể, cũng như khả năng phù hợp với các loại thuốc, người bệnh sẽ được các bác sẽ kê các đơn thuốc thích hợp để điều trị tại chỗ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm các loại thuốc kháng histamin để có thể kiểm soát tốt các phản ứng trên cơ thể khi gặp các dị nguyên và ức chế hiệu quả cơn ngứa.
Một số loại thuốc uống bệnh nhân có thể sử dụng bao gồm: Thuốc Loratadin, Cetirizine hydrochloride, Acrivastine,...
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý sử dụng theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bệnh nhân không tùy ý kết hợp các loại thuốc chữa mề đay với nhau, hoặc không tự kê đơn chữa trị tại nhà. Nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường xảy ra khi uống, bôi thuốc, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để có phương pháp kịp thời xử lý.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Cùng với các bài thuốc từ Đông y, Tây y, những mẹo chữa trong dân gian cũng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hiện nay. Những mẹo chữa này đều tận dụng nguồn nguyên liệu quen thuộc trong tự nhiên, cách chữa cũng đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Lá khế
Khế nổi tiếng là loại trái cây có công dụng trị phong nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Đồng thời, lá khế chữa nổi mề đay hay chứng nổi mẩn ngứa trên da rất hiệu quả. Vì vậy, hiện nay có không ít bệnh nhân đang lựa chọn cách chữa trị bằng nguồn nguyên liệu này.
Cách thực hiện: Người bệnh sử dụng một nắm lá khế tươi rửa sạch sau đó đem sao vàng. Bạn bọc lá khế đã sao vào một khăn vải sạch, để cho giảm độ nóng và dùng chườm trực tiếp lên vùng da đang bị mề đay và chà xát nhẹ nhàng. Cách thực hiện này có thể áp dụng 2 - 3 lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng vỏ của thân cây khế để sắc lấy phần nước uống mỗi ngày. Lá khế và cành khế hoàn toàn có thể sử dụng để nấu nước tắm cũng giúp trị bệnh hiệu quả.
Lá trầu không
Có thể nói rằng, trầu không là một loại thần dược được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các loại vi khuẩn, các loại nấm gây bệnh trên da. Dân gian ta từ lâu đã có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ nguồn nguyên liệu này. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu lá trầu không và cho thấy có rất nhiều chất kháng viêm ở trong lá trầu. Nổi bật nhất là thành phần phenol và chavicon. Đây là hai hoạt chất có khả năng kháng viêm rất tốt, thích hợp với những người bị mẩn ngứa hay nổi mề đay.
Cách thực hiện: Người bệnh sử dụng một nắm lá trầu không đã rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Lá trầu ngâm xong đem đun lấy nước để pha nước tắm, hoặc rửa vùng da bị bệnh liên tục trong 1 tuần sẽ giúp đạt hiệu quả cao.
Nước rau má
Bệnh mề đay bên việc sử dụng các loại nước lá tắm, bôi bên ngoài, người bệnh cũng có thể dùng những loại đồ uống để điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh từ sâu bên trong. Trong đó, nước lá má là loại đồ uống được khuyến khích sử dụng phổ biến hiện nay. Theo quan điểm của Đông y, nước lá má có khả năng làm tiêu viêm, giải độc, mát gan và đẩy lùi bệnh mề đay một cách rõ rệt.
Cách thực hiện: Người bệnh sử dụng rau má bao gồm cả lá và rễ, đem rửa sạch và ngâm với nước muối từ 15 tới 20 phút để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, bệnh nhân xay nhuyễn hoặc giã nát lá má để chắt lấy phần nước uống hàng ngày. Cách làm này sẽ giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay ở lưng và thanh lọc, giải độc cơ thể tốt nhất.
- Chuyên gia
- Cơ sở