Trào Ngược Dạ Dày ở Bà Bầu
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là hiện tượng thường gặp, gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của thai phụ. Để điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược này, mẹ bầu nên tìm hiểu bệnh thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ về phương án khắc phục.
Định nghĩa
Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng phổ biến, hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn cùng dịch acid bị trào ngược lên thực quản dẫn đến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, gây miệng hôi khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.
Hình ảnh
Triệu chứng
Tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai thường có những biểu hiện sau:
- Đầy hơi, ợ chua, ợ nóng: Acid trong dạ dày có thể tạo nên cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị rồi lan tỏa đến cổ họng. Bên cạnh đó, còn thường xuyên kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Buồn nôn, ói mửa: Khi ngủ, dây thần kinh hoạt động mạnh và nằm làm cho dạ dày với thực quản bằng nhau. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch acid đẩy lên cổ họng và mang đến cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày ở bà bầu.
- Khó nuốt thức ăn: Triệu chứng ợ chua, ợ nóng xuất hiện nhiều lần gây sưng, phù nề ở lớp niêm mạc ở thực quản. Tình trạng phù nề này làm cho lối đi xuống của thực ăn bị hẹp lại khiến bà bầu cảm thấy đau cổ họng và khó nuốt thức ăn.
- Đau thượng vị, tức ngực: Tình trạng trào ngược dạ dày khiến các đầu mút ở thực quản phải chịu kích động mạnh từ dịch axit. Chính vì vậy có thể dẫn đến cảm giác đau nhức, khó chịu tức ở vùng thượng vị, ngực.
- Khàn tiếng và ho: Dịch acid bao tử có chứa thành phần enzyme pepsin và axit clohydric (HCl), khi bị đẩy lên thực quản nhiều lần có thể làm dây thanh quản bị sưng, gây khàn tiếng, mất tiếng. Khi dịch acid đi xuống thanh quản gây hiện tượng ho khi trào ngược.
- Đầy bụng, khó tiêu: Tình trạng thức ăn vẫn còn đọng lại ở dạ dày chưa tiêu hóa kịp, sản sinh ra chất độc gây hại cho dạ dày và dẫn đến tình trạng chướng, bụng khó tiêu gây cảm giác khó chịu cho bà bầu.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng có bầu bị trào ngược dạ dày là:
- Sự phát triển của thai nhi: Khi kích thước và cân nặng của thai nhi lớn dần làm cho cổ tử cung giãn nở từ đó tạo áp lực lên các vòng cơ thắt thực quản, dạ dày. Dạ dày và thực quản bị chèn ép làm tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản, gây trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu. Tình trạng bệnh thường xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn ở chu kỳ cuối của thai kỳ.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là thủ phạm chính gây nên nhiều tình trạng bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và có hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp phát triển và gây bệnh.
- Thay đổi hormone dẫn đến bà bầu trào ngược dạ dày: Lượng hormone Progesterone trong thời kỳ mang thai được sản xuất ra nhiều hơn bình thường vì vậy làm vòng cơ thắt thực quản mềm, giãn ra và xuất hiện kẽ hở. Do đó dịch acid cùng thức ăn dễ bị trào ngược lên thông qua các kẽ hở này.
- Do hay mặc quần áo chật: Mặc quần áo chật khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, bụng bị bó hẹp và chèn ép lên dạ dày nên dễ bị trào ngược hơn.
- Lo lắng và stress kéo dài: Khi phụ nữ mang thai bị căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến lượng cortisol sản sinh nhiều hơn. Qua đó làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới và kích thích tiết dịch vị acid nhiều hơn. Khi acid dư thừa quá nhiều dễ dàng bị trào ngược lên.
- Thừa cân, béo phì: Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm giúp con tăng cân. Tuy nhiên, nếu ăn với mức quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Đây cũng chính là thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, bà bầu ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ như thịt quay, thịt chiên, thịt nướng, pizza,... làm cho lượng chất béo bão hòa tồn tại nhiều trong cơ thể và cũng gây béo phì.
Bà bầu cũng có thể bị trào ngược dạ dày do: Có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay thoát vị Hiatal; có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày; Sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá; sử dụng một số loại thuốc tây y như: Thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng, trị cao huyết áp, kháng sinh,…
Biến chứng
Tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên coi nhẹ tình trạng này vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
- Trào ngược dạ dày khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn kèm theo hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng gây hôi miệng. Nếu tình trạng kéo dài không hết có thể dẫn đến tâm lý buồn chán, căng thẳng, chán ăn, sụt cân, thiếu dinh dưỡng nuôi thai nhi,…
- Trào ngược xảy ra nhiều vào ban đêm nên làm mẹ bầu khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… dẫn đến hệ lụy là mẹ bầu mệt mỏi, thiếu ngủ và thai nhi kém hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Nguy hiểm nhất là khi các triệu chứng trào ngược dạ dày không được kiểm soát, tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn và có thể phát triển thành một số bệnh khó điều trị như viêm loét dạ dày, viêm tai, viêm xoang,…
Vì vậy khi có các biểu hiện như: Đau đầu, sốt cao, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân đen, sụt cân nhanh,… bà bầu cần đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị và ngăn bệnh nặng hơn.
Phòng ngừa
Theo Vietmec, một số lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu là:
- Ăn quá no sẽ mang đến cảm giác buồn nôn và nôn do dạ dày phải làm việc quá sức. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Tốt nhất mỗi ngày bà bầu nên ăn 7 - 8 bữa nhỏ. Việc chia nhỏ bữa ăn còn có tác dụng tránh sản xuất ra nhiều acid dư thừa trong dạ dày.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày như các loại gia vị, hương liệu cay nóng, chocolate, trà, cà phê, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,...
- Bà bầu nên ăn chậm rãi, nhai kĩ, nếu nhai không kĩ và ăn uống vội sẽ làm cho không khí tràn vào nhiều bên trong dạ dày và gây tăng hiện tượng trào ngược.
- Không nên vừa ăn vừa uống: Nếu trộn chung cơm và canh rồi ăn nhanh, hoặc vừa ăn vừa uống sẽ càng gây kích thích sản sinh acid và dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
- Ăn khi đang nằm hoặc nằm ngay sau khi ăn no cũng khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày. Vì vậy, sau Khi vừa ăn xong, bà bầu nên đi dạo vài vòng, sau đó ngồi nghỉ trước khi nằm.
- Nên vận động cơ thể đều đặn, nhẹ nhàng hàng ngày: Có nhiều quan niệm cho rằng vận động không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm vì vận động thường xuyên, giúp người mẹ khỏe mạnh hơn và hấp thu chất dinh dưỡng nuôi con tốt hơn. Đặc biệt, vận động thường xuyên rất tốt cho tiêu hóa, làm tăng tốc độ tiêu thức ăn, và giảm nguy cơ sản sinh acid trong dạ dày.
Biện pháp điều trị
Tác dụng phụ của thuốc Tây y có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Vì vậy, sử dụng thuốc Tây thường không được khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nặng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thì bác sĩ mới đưa ra phương án sử dụng thuốc Tây y điều trị
Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng để chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu là:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ở dạ dày: Các loại thuốc tiêu biểu cho nhóm thuốc này là: Sucralfat, Misoprostol, Rebamipide,...
- Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát lượng acid tiết ra trong dạ dày, thường dùng là: Natri bicarbonat, muối Magie, Nhôm hydroxit,...
- Thuốc ức chế bơm Proton: Một số loại thuốc thường dùng như: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole,...
- Thuốc anti H2: Bác sĩ thường chỉ định Ranitidin, Famotidin,...
Trong số các nhóm thuốc này, bác sĩ thường ưu tiên kê đơn nhóm thuốc kháng acid. Vì nhóm thuốc này được đánh giá là khá an toàn và không chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thành phần như Magnesium Trisilicate và Sodium Bicarbonate có trong nhóm kháng acid bắt buộc bà bầu không nên sử dụng.
Thuốc Tây y ít nhiều đều có hại đối với sức khỏe mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Một số cách trị trào ngược dạ dày cho bà bầu đơn giản tại nhà là:
Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng nghệ và sữa chua
Nghệ có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm, đặc biệt là cucumin rất tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó, sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa và tốt cho đường ruột. Khi kết hợp sử dụng nghệ với mật ong trở thành bài thuốc chữa các chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua rất hiệu quả.
Cách dùng nghệ và sữa chua đơn giản như sau:
- Lấy một cốc sữa chua trộn đều cùng 1 - 2 thìa bột nghệ.
- Dùng sữa chua nghệ trước mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bị trào ngược dạ dày, bà bầu nên nằm với tư thế hợp lý.
Tư thế nằm nghiêng sang bên trái là tư thế phù hợp cho những người đang mang thai và có triệu chứng trào ngược dạ dày. Vì nằm nghiêng sang trái, dạ dày sẽ thấp hơn cuống họng, do đó dịch acid hoặc thức ăn sẽ không có xu hướng bị đẩy lên gây ợ hơi, buồn nôn. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng còn rất tốt cho quá trình thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ.
Nước gừng - Cách giảm trào ngược dạ dày cho bà bầu hiệu quả
Gừng có tác dụng kháng viêm, chống buồn nôn, giảm tiêu chảy và đau bụng hiệu quả. Các hoạt chất trong gừng còn có tác dụng ức chế sự hình thành prostaglana làm trung hòa acid vì vậy dùng trị trào ngược dạ dày rất tốt.
Cách dùng:
- Lấy một củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ và rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
- Cho gừng mới thái lát vào đun sôi cùng nước và đường.
- Để nguội và uống hằng ngày, nên kiên trì uống nước gừng để giảm nhanh các triệu chứng bệnh trào ngược.
Các mẹo chữa trào ngược tại nhà an toàn, hiệu quả, tuy nhiên bà bầu không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Chuyên gia
- Cơ sở