Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em

Tổng quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không quá nguy hiểm, khi trẻ lớn lên thì bệnh lý sẽ dần được cải thiện. Nhưng nếu trào ngược dạ dày khởi phát ở trẻ em với mức độ nặng hoặc do bệnh lý gây ra, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên khoa. Bài viết dưới đây Vietmec Group sẽ tổng hợp các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử lý bạn có thể tham khảo.

Định nghĩa

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra khi dịch vị tiêu hóa, thức ăn hoặc chất lỏng bên trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cấu trúc dạ dày của trẻ khá đặc biệt, thức ăn khó đi qua ống tiêu hóa và dễ trào ngược lên trên.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được khắc phục đúng cách ngay từ sớm. Nhưng nếu để triệu chứng nôn trớ diễn ra kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, bệnh còn có thể gây ra một số biến chứng khác như:

  • Ảnh hưởng tới ống tiêu hóa: Thức ăn sau khi trào lên thực quản sẽ khiến trẻ khó ăn trở lại. Đồng thời, khi cơ thắt thực quản mở ra để thức ăn trào ngược lên thực quản sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tiêu hóa gây viêm nhiễm.
  • Biến chứng tại dạ dày: Bệnh khởi phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của dạ dày và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Khi dịch vị tiêu hóa trào ngược lên thực quản sẽ tràn vào khí quản gây ra triệu chứng thở khò khè, ho khan kéo dài. Ở những trường hợp nặng còn gây ra bệnh hen suyễn và nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác.
  • Biến chứng đến tai – mũi – họng: Đây là 3 cơ quan có liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp. Một khi cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng cũng sẽ tác động tiêu cực đến tai – mũi – họng.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé để sớm phát hiện ra các triệu chứng của bệnh và có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Tránh để bệnh diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em mẹ có thể tham khảo:

Trường hợp trào ngược dạ dày do sinh lý: (Xảy ra do hoạt động của hệ tiêu hóa còn yếu, chưa hoàn thiện)

  • Trẻ nôn trớ khi bú mẹ hoặc bú bình
  • Thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc vào ban đêm
  • Ho khan, thở khò khè khi ngủ
  • Biếng ăn, chậm tăng cân

Trường hợp trào ngược dạ dày do bệnh lý: (Xảy ra do tác động của bệnh lý)

  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc liên tục
  • Nôn nhiều, ăn gì là nôn cả ra mũi và miệng
  • Ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng
  • Nóng thực quản và đau sau xương ức
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu cân, đau xương khớp xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi

Ngoài ra, trẻ còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như:

  • Xuất hiện âm thanh trong lồng ngực
  • Đau họng vào buổi sáng
  • Miệng có vị chua và mùi hôi
  • Cảm lạnh, nhiễm trùng tai giữa

Ở những trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị dứt điểm. Tránh để lâu khiến bệnh phát sinh biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em là do dịch vị tiêu hóa và thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em do tác động của các yếu tố sau đây:

  • Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện: Dạ dày ở trẻ em đang còn trong giai đoạn phát triển nên có kích thước khá nhỏ, nằm ngang và cao hơn với người lớn. Khi trẻ ăn uống hay bú sữa sẽ rất dễ gây ra tình trạng ọc sữa hay trào ngược.
  • Hoạt động của cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Dạ dày của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, điều này đã khiến cho cơ thắt thực quản hoạt động của không ổn định. Khi cơ thắt này đóng vào không hiệu quả sẽ khiến dịch tiêu hóa và thức ăn bị trào ngược lên thực quản và gây ra bệnh.
  • Nguồn thức ăn tiêu thụ: Trẻ em rất dễ bị trào ngược dạ dày nếu sử dụng các loại thức ăn có tính nóng hoặc thức ăn chứa caffein.
  • Khuyết tật bẩm sinh: Trào ngược dạ dày cũng có thể xảy ra khi dạ dày bị một số khuyết tật bẩm sinh như thoát vị hành, cơ thắt thực quản dưới,…
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Viêm loét dạ dày đã gây tổn thương đến cơ quan này và khiến dạ dày bị mất đi chức năng vốn có. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Yếu tố khác: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, mắc các bệnh lý nhiễm trùng hay viêm ruột, dị ứng đạm sữa, do di truyền,…

Phòng ngừa

Trào ngược dạ dày là bệnh lý rất dễ khởi phát ở trẻ nhỏ do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ thì mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Nên cho trẻ ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Không cho trẻ mặc quần áo quá chật khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Nên chia 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ cho bé sử dụng, mẹ có thể cho bé ăn kèm với thức ăn nhẹ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm dễ gây hại cho sức khỏe nói chung và hoạt động của dạ dày nói riêng như đồ ăn ngọt nhiều đường, thực phẩm cay nóng, cafein,…
  • Chú ý đến tư thế ăn uống và bú sữa của trẻ. Trẻ sau khi bú xong cần bế ở tư thế đứng thẳng trong 30 phút để dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa. Tuyệt đối không để trẻ nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ở trẻ thường được áp dụng trong y khoa là chụp x-quang ngực, nội soi, kiểm tra nồng độ pH ở thực quản,… Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Cụ thể là:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trào ngược dạ dày khi khởi phát ở trẻ nhỏ thường được chỉ định điều trị bằng cách điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn uống đúng cách sẽ giảm gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và từ từ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Lúc này, mẹ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé. Cụ thể là:

  • Sau khi trẻ bú hoặc ăn, mẹ nên giữ cho trẻ ngồi hoặc đứng trong khoảng 30 phút giúp dạ dày có thể thực hiện chức năng tiêu hóa một cách tốt nhất. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày thay vì ăn quá no trong 1 bữa.
  • Nên cho bé bú bình đúng cách để tránh tình trạng nuốt quá nhiều không khí. Thay đổi núm vú thường xuyên để tìm ra loại phù hợp.
  • Khi trẻ bú, mẹ có thể dùng tay vuốt lưng hoặc ngực giúp đẩy lùi triệu chứng đầy bụng và ợ hơi. Mẹ có thể cho thêm ngũ cốc vào sữa trước khi cho bé bú.
  • Sử dụng gối chuyên dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày, không cho bé ăn sau 8h tối để cơ quan tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh cho bé sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh như thực phẩm ngọt, đồ uống có gas,… Nếu trẻ bị thừa cân hay béo phì, mẹ nên liên hệ với chuyên gia để lên kế hoạch giảm cân cho trẻ.

Sử dụng thuốc Tây y

Nếu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã thay đổi chế độ dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Công dụng chính của các loại thuốc này là hỗ trợ làm giảm lượng acid dạ dày và các triệu chứng có liên quan. Thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng histamin: Pepcid, Zantac, Zantac,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Aciphex, Prevacid, Protonix,…
  • Thuốc kháng acid: Mylanta, Maalox,…

Khi cho bé dùng thuốc Tây y chữa bệnh trào ngược dạ dày, mẹ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại. Đồng thời, việc tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ còn làm gia tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android