Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm
Trào ngược dạ dày ban đêm là tình trạng dịch vị acid đi ngược lên trên trong lúc ngủ. Đây có thể trở thành cơn ác mộng của bất cứ bệnh nhân nào mắc phải. Trước những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp, niêm mạc họng, tiêu hóa đòi hỏi người bệnh cần chủ động cập nhật thông tin trong cách phòng ngừa và điều trị.
Định nghĩa
Bệnh lý trào ngược dạ dày là tình trạng tổn thương tiêu hóa có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Trên thực tế, có tới 70% người bệnh trào ngược về đêm.
Hình ảnh
Triệu chứng
Trào ngược dạ dày ban đêm có thể khởi phát tại hai thời điểm khác nhau là trong khi ngủ và sau khi thức dậy. Mỗi thời gian sẽ có những biểu hiện khác nhau đòi hỏi người bệnh cần chủ động nắm bắt và nhận biết.
Triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ:
- Đau tức ngực
- Thở khó hoặc thở khò khè
- Nóng rát dạ dày
- Ho khan kèm theo ngứa cổ
- Mất ngủ
- Buồn nôn.
Triệu chứng xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy:
- Khi đánh răng thường cảm thấy nôn khan hoặc buồn nôn.
- Hôi miệng do dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản
- Mất tiếng hoặc khan tiếng, đờm ứ đọng nhiều.
Nguyên Nhân
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trào ngược về đêm ngày càng trở nên phổ biến.
Dư thừa acid trong dạ dày
Dạ dày vẫn hoạt động và sản xuất ra dịch vị tiêu hóa ngay cả khi ngủ để xử lý thức ăn nạp vào cơ thể. Khi acid dư thừa ngày một tăng cao đã kích thích cơ quan này làm việc liên tục dẫn tới trào ngược.
Nằm ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ sai cách cũng có thể dẫn tới trào ngược vào ban đêm. Khi nằm ngửa, dạ dày sẽ nằm ngang bằng với thực quản. Chính vì vậy acid dịch vị dư thừa và thức ăn thừa dễ dàng trào ngược lên trên.
Ngoài ra, một số người có thói quen kê cao gối khi ngủ để khắc phục tình trạng này có thể dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày đau lưng, cổ.
Tâm lý căng thẳng kéo dài
Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress trong công việc và đời sống sẽ dễ dàng gia tăng nguy cơ trào ngược. Do khi tâm lý bất ổn sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit bất thường hơn. Do đó trào ngược về đêm sẽ khởi phát và tái đi tái lại nhiều lần.
Thói quen ăn đêm
Một số người bệnh có thói quen ăn khuya, ăn đêm tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh dạ dày. Khi cơ thể thu nạp thức ăn, dạ dày buộc phải tiết ra dịch vị và co bóp để tiêu hóa. Hoạt động này đã tác động áp lực lên van tâm vị dạ dày và khiến cho acid trào lên thực quản và cổ họng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, trào ngược dạ dày có xu hướng khởi phát mạnh mẽ ở những đối tượng có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ăn nhiều đồ muối chua, ăn cay hoặc sử dụng thực phẩm tính nóng, thức khuya, lạm dụng rượu bia,… Bên cạnh đó phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm còn lại.
Biến chứng
Trào ngược dạ dày thực quản có thể nhanh chóng chuyển biến sang dạng mãn tính. Nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng không thể phục hồi.
- Trào ngược dạ dày viêm họng hạt do dịch vị thường xuyên đi ngược lên, làm tổn thương niêm mạc họng, thực quản. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị mất tiếng, khàn giọng, viêm amidan hoặc viêm thanh quản mãn tính.
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi hoặc tổn thương hô hấp, viêm khí quản, phế quản.
- Viêm loét thực quản do thành phần acid bên trong dịch vị sẽ dẫn tới vết xước ở niêm mạc, tổn thương lâu sẽ hình thành vết sẹo, gây hẹp thực quản, loét thực quản, barrett thực quản hoặc thậm chí ung thư thực quản.
- Trào ngược dạ dày ban đêm có thể dẫn tới đau thắt ngực, rối loạn nhịp thở khi ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Phòng ngừa
Để đẩy lùi nguy cơ biến chứng và tái phát, người bệnh cần áp dụng đồng thời những phương pháp điều trị và phòng ngừa.
- Chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả.
- Tránh ăn quá no vào các bữa. Khi ăn xong nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh hoặc nằm ngủ ngay sau khi ăn.
- Khi ngủ nên hạn chế tư thế nằm ngửa, hoặc kê gối quá cao. Nên nằm nghiêng sang bên trái để thúc đẩy quá trình vận chuyển chất thải tới ruột già nhanh hơn, hạn chế trào ngược acid lên thực quản.
- Không nên lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, những loại thực phẩm giàu mỡ hoặc có tính cay nóng.
- Duy trì thói quen ngủ sớm và giữa tâm thế lạc quan, thoải mái, thư giãn thông qua các hình thức luyện tập như thiền, yoga, chạy bộ…
Biện pháp điều trị
Để khắc phục nhanh triệu chứng khó chịu gây ra bởi trào ngược, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc Tây. Dựa theo thể trạng, thể bệnh, phác đồ sẽ bao gồm các sản phẩm kê đơn hoặc không kê đơn.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý gia tăng liều lượng dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất:
- Thuốc kháng sinh: Điều hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, giảm ảnh hướng của các loại vi khuẩn.
- Thuốc kháng histamin (H2): Ngăn chặn quá trình tiết axit, cân bằng độ pH.
- Thuốc giảm bơm Proton: Điều hòa acid trong dạ dày ban đêm
- Thuốc giảm đau: Nhanh chóng đem lại cảm giác dễ chịu mỗi khi cơn đau khởi phát.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Phương pháp chữa trào ngược về đêm ứng dụng nguyên liệu thiên nhiên giúp người bệnh đẩy lùi nỗi lo tác dụng phụ. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với chi phí tiết kiệm.
Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ phù hợp với bệnh nhân trong giai đoạn mới khởi phát, không có khả năng thay thế thuốc đặc trị. Đối với một số cơ địa nóng, nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu như gừng, nghệ. Đặc biệt thận trọng khi áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Nghệ: Trong thành phần của nghệ rất giàu curcumin có vai trò chống oxy hóa, thúc đẩy làm lành viêm loét. Để chữa trào ngược ban đêm bằng nghệ, bạn cần trộn lẫn với mật ong theo tỉ lệ vừa đủ, vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày dùng 3 viên.
- Gừng tươi: Với đặc tính cay nóng, gừng có khả năng giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi. Dùng gừng tươi trị trào ngược dạ dày bằng cách thái nhỏ sau đó đem ngâm cùng mật ong hoặc giấm táo. Sau khoảng 10 ngày có thể lấy ra ăn 1 - 2 lát sau bữa ăn.
- Trà hoa cúc: Hoa cúc đem phơi khô, hãm lấy nước uống có công dụng đào thải độc tố, mát gan, giải độc và giảm thiểu các triệu chứng của trào ngược.
- Chuyên gia
- Cơ sở