U Xương Hàm

Tổng quan

U xương hàm chính là các khối u phát triển bất thường bên trong vùng xương hàm. Đây có thể là khối u ác tính hoặc lành tính. Nếu bệnh không được phát hiện và xử lý đúng cách ngay từ sớm sẽ khiến khuôn mặt bị biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng của xương. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị.

Định nghĩa

U xương hàm là những khối u nang phát triển bên trong xương hàm hoặc các mô mềm phát triển bên trong miệng và mặt. Các khối u này sau khi hình thành có thể thay đổi về kích thước và trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.

Chuyên gia cho biết, u xương hàm là bệnh lý khá hiếm gặp và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Y khoa sẽ dựa vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của khối u mà chia bệnh lý này thành hai nhóm sau đây:

  • U xương hàm lành tính: U lành tính thường khởi phát ở người trẻ tuổi và có liên quan đến răng. Ví dụ như u xơ, u xương răng,... Sự xuất hiện của các khối u này đã gây ảnh hưởng đến nang răng hoặc mô răng. U men răng là loại u lành thường gặp nhất trong quá trình hình thành răng. Chúng thường phát triển ở phần sau của hàm dưới, khả năng xâm lấn chậm và rất hiếm khi di căn đến các cơ quan khác.
  • U xương hàm ác tính: Phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy. Các tế bào ung thư sẽ xâm nhập vào xương thông qua ổ chân răng và hình thành nên khối ung thư. U xương hàm ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Một số loại u xương hàm ác tính có thể kể đến là sarcom xương, u tế bào khổng lồ, đau tủy xương, khối u Ewing,...

Thống kê y khoa cho biết, hầu hết các khối u xương hàm đều lành tính và có khả năng biến chứng sang ung thư rất thấp. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển với kích thước ngày càng lớn, xâm lấn vào xương và mô xung quanh, dẫn đến tình trạng di lệch răng.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các khối u xương hàm đều không gây ra triệu chứng lâm sàng khi mới khởi phát. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết và can thiệp sớm. Đến khi bệnh phát triển ngày nặng sẽ bắt đầu phát sinh triệu chứng đi kèm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ gây đau nhức. Nếu người bệnh đi khám răng hàm mặt thì có thể phát hiện ra bệnh.
  • U xương hàm gây biến dạng xương: Khối u bắt đầu hình thành và phát triển khiến bề mặt xương bị phồng lên. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác nặng vùng xương hàm. Nếu khối u chèn ép lên rễ thần kinh sẽ có thêm triệu chứng mất cảm giác.
  • U xương hàm phá vỡ về mặt xương: Khi khối u xương hàm phá vỡ bề mặt xương, bạn có thể cảm nhận bằng xúc giác. Dùng tay sờ vào sẽ thấy khối u nổi rõ lên nhưng không gây đau nhức. Bờ xương xung quanh khối u sẽ mỏng dần và rất bén nhọn.
  • U xương hàm tạo đường dò và gây biến chứng: Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ hình thành nên lỗ dò làm thủng mặt trong hoặc mặt ngoài của miệng. Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó hồi phục xương hàm trở về trạng thái ban đầu và sẽ để lại nhiều di chứng.

Với những trường hợp u ác tính, khi khối u phát triển lớn sẽ khiến vùng hàm phải chịu áp lực rất lớn. Chúng còn có thể chèn ép lên các cơ quan xung quanh như dây thần kinh, răng, mạch máu, xương hàm,... và gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức dữ dội ở vùng xuất hiện khối u. Cơn đau có tính chất âm ỉ kéo dài và trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.
  • Xương bị tổn thương, khi dùng tay sờ vào vùng mô xung quanh khối u sẽ có cảm giác mềm.
  • Bị sưng ở vùng mặt hoặc sưng mô bên trong miệng. Ví dụ như khẩu cái, viền ổ răng,...
  • Khối u gây ảnh hưởng đến xương hàm xung quanh nướu răng và phá hủy xương. Lúc này, răng sẽ bị lung lay và rụng đi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.

Nguyên Nhân

Hiện tại, nguyên nhân hình thành nên khối u xương hàm vẫn chưa được y học xác định rõ. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc phòng ngừa. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khởi phát u xương hàm đều có liên quan đến các yếu tố sau đây:

  • Chế độ ăn uống: U xương hàm thường khởi phát ở những người có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Ví dụ như nghiện rượu bia, thuốc lá,... Thành phần độc tố trong nhóm thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của xương hàm. Lâu dần sẽ tạo điều kiện cho khối u hình thành và phát triển bên trong xương hàm.
  • Nhiễm virus: Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị u xương hàm mà bạn cần lưu ý. Virus HPV có khả năng lây lan rất mạnh mẽ, chủ yếu là lây qua đường nước bọt và đường tình dục. Khi cơ thể bị nhiễm phải chủng virus này sẽ tạo điều kiện cho các khối u ác tính xương hàm phát triển.
  • Bệnh lý: U xương hàm cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như nhiễm trùng nặng và kéo dài, hồng sản, bạch sản,... Khi mắc phải các bệnh lý này, bạn cần điều trị chuyên khoa giúp kiểm soát tốt bệnh lý và ngăn ngừa phát sinh biến chứng.
  • Yếu tố khác: Bệnh u xương hàm cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ một số yếu tố có liên quan khác như di truyền, thiếu gen ức chế khối u, mắc phải hội chứng Gorlin-Goltz,...

Biến chứng

U xương hàm có thể là u ác tính hoặc lành tính. Khi mới hình thành, chúng thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ gây đau nhức nhẹ. Trong quá trình tiến triển, bạn cũng không cảm nhận được dấu hiệu cho thấy khối u này đang phá hủy xương hàm. Chỉ đến khi xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng gây biến dạng khuôn mặt, bạn mới đi khám và điều trị chuyên khoa.

U xương hàm thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Với những khối u nhỏ, bác sĩ chỉ tiến hành khoét bỏ khối u. Nhưng nếu khối u phát triển lan rộng và phá hủy gần hết cấu trúc xương hàm, bắt buộc người bệnh phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ xương hàm hoặc tháo khớp. Sau phẫu thuật, khuôn mặt sẽ bị biến dạng một cách nghiêm trọng và mất hoàn toàn chức năng nhai. Với những trường hợp u ác tính, việc phát hiện và điều trị muộn còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh u xương hàm thường được chẩn đoán bằng một số phương pháp xét nghiệm như chụp x-quang, chụp CT,... Ngoài ra, bác sĩ còn yêu cầu làm sinh thiết để xác định là u lành tính hay ác tính. Sau sinh thiết, bác sĩ sẽ phát hiện được loại tế bào có liên quan cũng như mức độ tiến triển ung thư xương hàm.

Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Một số khối u lành tính hoặc u nang xương có thể không cần điều trị chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh theo dõi diễn biến của bệnh thêm một thời gian nữa. Nếu khối u lành tính phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến mô và xương xung quanh, bác sĩ mới yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ.

Còn với những khối u ác tính, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị kết hợp với phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị có thể áp dụng trước khi phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Để tăng khả năng điều trị khỏi và hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các khối u này cần được phát hiện và can thiệp đúng cách ngay từ sớm.

Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt, bạn cần thăm khám chuyên khoa để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách. Tránh để các khối u hoặc u nang phát triển lớn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh biến chứng.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android