Tiêu Chảy Kèm Sốt

Cơ bản

Tiêu chảy kèm sốt thường liên quan rất nhiều đến các tác nhân nhiễm khuẩn, nhiễm virus vì thế cũng kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng khắc phục kịp thời. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành bù nước bù khoáng kết hợp với hạ sốt, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến cơ sở y tế gần nhất có để biện pháp xử lý kịp thời.

Định nghĩa

Khi bị tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng từ dữ dội đến âm ỉ khiến toàn thân rã rời, mệt lử, không còn muốn làm gì khác. Tuy nhiên ở một số người khi bị tiêu chảy lại thường kèm theo sốt cao, đặc biệt ở trẻ em, điều này càng làm các triệu chứng tiêu chảy càng nặng hơn và khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng hơn.

Nguyên nhân

Tiêu chảy kèm sốt khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, cả người nóng rực, da khô, mắt trũng xuống. Việc dùng thuốc hạ sốt có thể làm giảm nhiệt độ nhưng lại chưa hoàn toàn cầm tiêu chảy. Đồng thời các triệu chứng sốt và tiêu chảy diễn ra cùng lúc đôi khi cũng có thể làm người bệnh và người xung quanh rối loạn vì không biết căn nguyên vấn đề nằm ở đâu.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như do dùng kháng sinh, ăn uống không hợp vệ sinh, do các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa trước đó. Tuy nhiên nếu tiêu chảy kèm sốt sẽ thường liên quan trực tiếp đến các loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng tấn công xâm nhập vào trong hệ tiêu hóa. Cụ thể như

  • Các nhóm vi khuẩn: staphylococcus, salmonella, shigella, khuẩn tụ cầu, E.coli..
  • Các nhóm virus: thường là virus Rota gặp rất nhiều ở trẻ em hay adenovirus, rotavirus, astrovirus, calicivirus
  • Các ký sinh trùng: như các loại giun sán..

Các tác nhân này có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa thông qua việc sử dụng các thực phẩm bẩn, được chế biến không đảm bảo hay các đồ ăn ôi thiu, hết hạn. Nguồn nước bị ô nhiễm cùng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột, thậm chí gây tiêu chảy trên diện rộng.

Một yếu tố khác gây tiêu chảy nhiễm trùng chính là lây qua đường phân miệng. Chẳng hạn khi một người bị tiêu chảy do vi khuẩn, virus nếu đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ mà đi chế biến thức ăn hoặc khu vực nhà vệ sinh gần với nhà bếp cũng có nguy cơ khiến các vi khuẩn, virus tấn công cả những người lành.

Nếu người bệnh ăn phải các thực phẩm nhiễm độc, chẳng hạn như các loại cá biển đã nhiễm thủy ngân hay một một số loại thịt hộp, cá hộp cũng sẽ gây ra sốt cao kèm tiêu chảy, nếu không phát hiện chính xác nguyên nhân có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài ea tiêu chảy kèm sốt còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm đại tràng, các vấn đề ở hệ tiêu hóa, tắc ruột hay nguy hiểm hơn là viêm ruột thừa cấp. Các triệu chứng này diễn ra một cách đột ngột khiến nhiều người nhầm lẫn là do ăn uống, điều trị sai cách dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chảy kèm sốt có nguy hiểm không ?

Tiêu chảy vốn là tình trạng hầu như ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần và hầu như đều có thể giải quyết được mà không cần đến bệnh viện, chính điều này đã khiến nhiều người có tâm lý chủ quan với tiêu chảy. Nếu tiêu chảy chỉ kèm theo tình trạng đau bụng nhẹ, thân nhiệt ổn, không nôn ói nhiều, không đi ngoài quá nhiều thì bạn có thể tạm an tâm nhưng nếu có triệu chứng sốt cao, nôn ói nặng thì cần có biện pháp can thiệp sớm hoặc đưa lên cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Về cơ bản, cả sốt và tiêu chảy đều khiến cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải nghiêm trọng. Kèm theo đó người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, nôn ói không ăn uống được gì khiến cơ thể bị suy kiệt. Người bị tiêu chảy kèm sốt có thể bị sút cân trong vài ngày chính do yếu tố này.

Đặc biệt nếu tiêu chảy kèm sốt xuất hiện trên trẻ em hay phụ nữ có thai thì gia đình tuyệt đối không nên chủ quan. Sức đề kháng của các đối tượng này rất yếu nếu bị các vi khuẩn, virus tấn công nữa sẽ rất dễ gây ra biến chứng. Vì vậy với các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em bà bầu luôn cần đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn.

Ngoài ra mức độ nguy hiểm của những bệnh nhân sốt cao và tiêu chảy đồng thời còn liên quan đến các tác nhân gây bệnh. Nếu liên quan đến một số vi khuẩn, virus có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm chẳng hạn như vi khuẩn clostridium có trong một số loại đồ hộp có thể gây liệt cơ hay vi khuẩn Listeria  thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến sinh non hay sảy thai.

Trong trường hợp liên quan đến một số bệnh lý cấp tính nếu không kịp thời điều trị có thể gây tử vong hay để lại di chứng rất nguy hiểm. Chẳng hạn nếu bị sốt và tiêu chảy do chứng tắc ruột thường gặp ở trẻ em 2- 3 tuổi nếu không được can thiệp đúng cách có thể gây hoại tử ruột, vỡ ruột..

Nói chung tiêu chảy kèm sốt sẽ có phần nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ em, người già, phụ nữ có thai hay những người mắc các bệnh lý trước đó, người có sức đề kháng yếu. Bất cứ ai cũng không được chủ quan với các triệu chứng này mà cần có hướng cầm tiêu chảy và hạ sốt càng sớm càng tốt, tránh những hệ lụy nguy hiểm khác có thể xuất hiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần.

Điều trị

Nguyên tắc đầu tiêu khi điều trị các triệu chứng tiêu chảy có sốt chính là phải cầm tiêu chảy và hạ sốt. Các biện pháp cầm tiêu chảy khẩn cấp sẽ được thực hiện ngay sau đó nhưng nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại còn diễn biến nặng hơn người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện một số kiểm tra chẩn đoán chuyên nghiệp như nội soi hay xét nghiệm phân, từ đó mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị tại chỗ

Người bệnh cần thực hiện các biện pháp bù nước bù khoáng kết hợp với hạ sốt để tránh tình trạng suy kiệt do mất nước. Nếu nguyên nhân nhiễm khuẩn có liên quan đến các loại thức ăn thì việc cố gắng “tống” hết phần thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày sẽ giúp kết thúc tiêu chảy và giảm thân nhiệt hiệu quả hơn.

Dùng dung dịch oresol là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất khi bị tiêu chảy. Bạn có thể dùng dung dịch này cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành, người già hay phụ nữ có thai. Tuy nhiên cần phải chú ý pha dung dịch đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trong trường hợp không có dung dịch oresol bạn có thể tự pha dung dịch cầm tiêu chảy theo công thức 1 muỗng muối + 8 muỗng đường + 1 lít nước đun sôi để nguội. Tất cả đem khuấy đều và uống thành từng ngụm, ngay sau khi tiêu chảy. Dung dịch này sẽ giúp tráng dạ dày để các thức ăn có chứa độc tố được loại bỏ ra ngoài hết nhanh hơn.

Nước gạo rang hay nước cơm cũng là một sự lựa chọn thường được sử dụng với những người bị tiêu chảy, tuy nhiên có thể thực hiện mất thời gian, với nhưng người bị tiêu chảy nặng cũng không thể tự thực hiện.

Ngoài ra người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp hạ sốt đơn giản như chườm mát, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt để tránh tình trạng cơ thể ra mồ hôi nhiều gây sốt lại. Ngoài ra cần dùng khăn ấm lau khắp người, đặc biệt là các vị trí như nách, bàn tay bàn chân, bẹn, tránh tắm hoặc tắm nơi kín nước. Nếu sốt trên 38,5 độ người bệnh nên xem xét uống thuốc hạ sốt như Acetaminophen để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc giảm tiêu chảy kèm sốt

Trong trường hợp dùng các biện pháp điều trị tại chỗ không có hiệu quả, người bệnh mất nước mất khoáng quá nhiều có thể sẽ phải truyền nước để tránh suy kiệt. Việc truyền nước cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo truyền đúng loại, đúng liều, người bệnh và gia đình không nên tự thực hiện tại nhà nếu không có đủ hiểu biết.

Nếu liên quan đến các tác nhân vi khuẩn hay virus thì người bệnh cần dùng một số loại thuốc để kiểm soát các nguyên nhân này. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng thuốc mà cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ, sau khi đã được thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cụ thể một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm

  • Nếu liên quan đến các tác nhân nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli: có thể dùng Ciprofloxacin, Pefloxacin,…
  • Nếu do khuẩn tả: bác sĩ có thể chỉ định dùng Biseptol, Cloramphenicol,…

Một số loại thuốc giúp làm giảm lượng phân do tiêu chảy hay một số thuốc cầm tiêu chảy khác cũng được chỉ định, tùy từng trường hợp. Đặc biệt với các đối tượng như trẻ em hay phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này để tránh nguy cơ dùng sai loại thuốc dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy kèm sốt trầm trọng hơn.

Cải thiện chế độ ăn uống

Một số người cho rằng khi bị tiêu chảy thì không nên ăn uống, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Việc nhịn ăn uống không làm hết tiêu chảy kèm sốt mà càng khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt nhanh chóng hơn. Do đó để chấm dứt tiêu chảy và sốt nhanh chóng đồng thời nhanh chóng phục hồi thể lực, người bệnh rất kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp trong giai đoạn này.

Người bị tiêu chảy kèm sốt nên chú ý đến chế độ bổ sung dưỡng chất sau

  • Đảm bảo uống đủ nước sau mỗi lần đi ngoài để nạp lại lượng nước đã mất, có thể uống nước lọc hay các loại nước khoáng bổ sung chất điện giải thường dùng cho người tập luyện thể thao
  • Ăn các món giàu tinh bột như cơm, cháo hay bánh mì có thể hấp thụ bớt lượng nước trong ruột nhờ đó cầm tiêu chảy tốt hơn. Các món ăn giàu tinh bột cũng thường cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng cần thiết
  • Uống trà thảo dược rất tốt cho các bệnh nhân vừa bị tiêu chảy vừa bị sốt. Trong các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh thường có chứa các chất chống oxy hóa cao, có thể chống lại các độc tố trong dạ dày cũng như chống viêm cực hiệu quả. Ngoài ra trà thảo dược còn giúp làm ấm cơ thể, làm dịu bụng, giảm cảm giác đau bụng nhờ đó cũng giúp người bệnh dễ chịu đồng thời hạ sốt đáng kể.
  • Người bị tiêu chảy nên ưu tiên chế biến các món ăn thanh đạm, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị hoặc chỉ nên nêm một chút muối sẽ phù hợp hơn
  • Một số thực phẩm khác tốt cho người bị tiêu chảy như thịt gà, táo, chuối, việt quất, khoai lang, khoai tây…Chú ý cách chế biến đơn giản, hạn chế dầu mỡ tối đa
  • Tránh xa các món ăn cay nóng, món ăn quá nhiều dầu mỡ, món ăn quá khô cứng, khó hấp thụ trong suốt thời gian bị tiêu chảy
  • Không nên uống nước trái cây, nước ngọt hay trà sữa
  • Không nên ăn các loại trái cây có vị quá ngọt hay quá chua khi còn đang bị tiêu chảy
  • Tránh xa sữa và các chế phẩm từ sữa, tuy nhiên có thể dùng sữa chua hay các loại sữa bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên chia thành các bữa ăn nhỏ để dễ ăn, dễ hấp thụ hơn, đặc biệt khi hệ tiêu hóa đang rất suy yếu
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, nên ưu tiên chế biến các món ăn tại nhà để có thể kiểm soát được việc nêm nếm nhưng như các thực phẩm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, cố gắng ngủ nhiều để nhanh chóng nạp lại năng lượng đã mất

Tiêu chảy kèm sốt tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bất cứ ai cũng không nên chủ quan. Mỗi người cần nhanh chóng thay chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở đồng thời coi trọng việc lựa chọn thực phẩm hơn để hạn chế tối đa tình trạng này.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-2-4 tháng.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-2-12 tháng.

Đối với người lớn:

  • Chưa từng bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-6 tháng.
  • Đã từng bị nhiễm viêm gan B: Không cần tiêm vắc-xin.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android