Đau Ngón Chân Cái

Cơ bản

Đau ngón chân cái là hiện tượng thường gặp khi bị chấn thương, ăn uống thiếu chất, gãy xương hay viêm xương khớp. Cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Định nghĩa

Đau ngón chân cái là hiện tượng các ngón chân bị đau nhức, khó chịu. Cảm giác đau ở mỗi người có thể khác nhau về cường độ cũng như thời gian tùy theo nguyên nhân. Một số người ngón chân cái chỉ bị đau nhẹ thoáng qua trong thời gian ngắn, có người thì bị đau âm ỉ, đau nhói như dao đâm hoặc đau dữ dội.

Cơn đau ở ngón chân cái thường có khuynh hướng tăng mạnh khi cử động khớp hay khi đi lại. Đôi khi, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như:

  • Ngón chân cái sưng đỏ
  • Khớp ngón chân cái phát ra tiếng lạo xạo khi cử động
  • Cứng khớp vào buổi sáng và cần một khoảng thời gian mát xa để khớp ngón chân cái có thể cử động.
  • Tê bàn chân hoặc tê ngón chân cái
  • Ngón chân bầm tím
  • Biến dạng khớp ngón chân cái
  • Chạm vào ngón chân có cảm giác nóng ấm. Một số trường hợp ngón chân lạnh đột ngột.
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Yếu chân
  • Đi lại khó khăn do cảm giác đau ở ngón chân tăng lên mỗi khi di chuyển.

Cảm giác đau và các triệu chứng bất thường có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên ngón chân cái. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều người hoang mang, lo lắng và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm việc.

Nguyên nhân

Bạn có thể bị đau ngón chân cái vì nhiều lý do như:

  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, chơi thể thao quá sức, tai nạn lao động, té ngã, bị vật nặng rơi vào chân... Tất cả đều có thể khiến cho ngón chân cái bị tổn thương, sưng đau.
  • Vận động sai tư thế: Thường xuyên vọp bẻ khớp, đứng tì đè lên ngón chân cái hoặc một số thói quen xấu khác trong sinh hoạt hàng ngày cũng là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngón chân cái.
  • Mang giày dép quá chặt: Sử dụng giày dép có kích cỡ không phù hợp và quá nhỏ khiến các ngón chân bị gò bó và ma sát. Đau ngón chân cái hay sưng đau ngón chân út là những hậu quả tất yếu.
  • Ít vận động: Ngồi nhiều một chỗ, ít tham gia các hoạt động thể chất khiến cho các cơ ở bàn chân, ngón chân cái bị yếu và teo dần. Tình trạng này khiến ngón chân cái dễ bị chấn thương, đau nhức.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống thiếu dưỡng chất khiến xương khớp kém phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau ngón chân cái và các bệnh lý khác như loãng xương, thoái hóa khớp ngón chân cái...
  • Thay đổi thời tiết: Không khí lạnh, thời tiết giao mùa đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cho nhiều người già bị đau ngón chân cái hoặc đau nhức xương khớp do khí huyết lưu thông kém.
  • Lạm dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và thường xuyên uống bia rượu có thể gây thất thoát canxi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp. Những thói quen xấu này diễn ra trong thời gian dài có thể gây đau nhức xương khớp toàn thân hoặc đau ngón chân cái.

Ngoài ra, tình trạng đau ngón chân cái còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh lý ở xương khớp. Bạn nên đi khám nếu ngón chân cái có biểu hiện đau nhức kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Câu hỏi thường gặp

Đau ngón chân cái là bệnh gì?

Một số bệnh lý có thể gây đau ngón chân cái ở bên trái hoặc bên phải. Bao gồm:

  • Viêm mô tế bào: Bệnh do các loại vi khuẩn streptococcus hay staphylococcus gây ra. Chúng xâm nhập vào ngón chân cái qua vết thương hở ngoài da và có thể gây nhiễm trùng da, viêm mô mềm ở ngón chân, từ đó dẫn đến sưng đau ngón chân cái.
  • Bệnh bunion (Hallux valgus): Bệnh ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái khiến cho khu vực này bị sưng đau, tấy đỏ ngoài da. Ngón chân cái có thể bị biến dạng và quặp về phía bên ngón trỏ.
  • Viêm xương: Đây là một dạng nhiễm trùng xương do bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Các tác nhân gây hại bắt đầu xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài ngón chân rồi đi vào xương. Một số trường hợp bị viêm xương sau khi phẫu thuật thay khớp hoặc làm thủ thuật ngoại khoa điều trị các vấn đề khác.
  • Bệnh gout: Khớp ngón chân cái là vị trí thường bị ảnh hưởng bởi bệnh gout. Trường hợp này, khớp thường bị sưng và đau nhức dữ dội. Cơn đau khởi phát đột ngột vào ban đêm do các tinh thể muối urat tích tụ quanh khớp và gây tổn thương cho các mô mềm xung quanh.
  • Viêm khớp ngón chân cái do nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng ở khớp ngón chân cái có thể gây đau kèm theo nhiều triệu chứng khác như sưng ngón chân, nóng đỏ ngoài da, cứng khớp ngón chân cái, khó cử động khớp.
  • Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Bao hoạt dịch bị viêm có thể khiến ngón chân cái bị sưng phù, đau nhức, không thể cử động bình thường. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch ngón chân cái chủ yếu là do bị chấn thương hoặc nhiễm trùng. Đôi khi các vấn đề khác về xương khớp nếu không được điều trị tốt cũng có thể gây ra căn bệnh này.
  • Thoái hóa khớp ngón chân cái: Tình trạng thoái hóa khớp thường xảy ra ở người già do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Lúc này, lớp sụn bảo vệ trong khớp ngón chân cái bị ăn mòn khiến cho các đầu xương ma sát mạnh với nhau khi vận động, từ đó gây đau ở điểm giao nhau giữa ngón chân cái với đầu xương.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến cả hai khớp ngón chân cái hoặc các khớp khác trên cơ thể cùng lúc.
  • Bệnh viêm khớp vẩy nến: Bên cạnh triệu chứng sưng đau, cứng khớp ngón chân cái, bệnh viêm khớp vẩy nến còn gây nổi phát ban đỏ ngoài da, bên trên đóng vảy trắng.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Các dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép, tổn thương có thể gây ra cảm giác đau, tê và ngứa ran ở ngón chân cái hay toàn bộ bàn chân.

Đau ngón chân cái có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, triệu chứng đau ngón chân cái hầu như không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc nhiều bệnh lý. Chúng cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Đau ngón chân cái
  • Biến dạng khớp ngón chân cái
  • Tổn thương ở dây thần kinh vĩnh viễn
  • Hoại tử ngón chân và phải cắt bỏ
  • Khuyết tật
  • Nhiễm trùng khớp
  • Dễ bị gãy xương...

Để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng trên, người bệnh nên đi khám và gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện nghiêm trọng sau:

  • Ngón chân cái bị đau dữ dội hoặc kéo dài
  • Rối loạn ý thức, hay nhầm lẫn
  • Sốt cao khó hạ
  • Không thể cử động ngón chân cái
  • Mất khả năng đi lại
  • Ngón chân cái sưng phù, viêm đỏ, có vết loét hoặc làm mủ.
  • Biến dạng khớp ngón chân cái.

Chẩn đoán

Để xác định nguyên nhân gây đau ngón chân cái và mức độ tổn thương bên trong, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật sau:

  • Kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng để xác định được thời điểm bắt đầu cơn đau, tính chất, mức độ hay tần suất đau.
  • Khám ngoài ngón chân tìm kiếm vị trí bị đau hay các dấu hiệu khác như vết bầm tím, tổn thương ngoài da, sưng đỏ khớp...
  • Đánh giá khả năng vận động của khớp ngón chân cái
  • Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán phân biệt bệnh: Chẳng hạn như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp CT, MRI, xét nghiệm máu...

Sau khi có kết quả chẩn đoán rõ ràng về nguyên nhân gây đau ngón chân cái và mức độ đau, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Cách điều trị

Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị đau ngón chân cái bao gồm:

Điều trị bằng nội khoa

Phương pháp nội khoa sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu hay mẹo tự nhiên để giảm đau, bảo tồn chức năng vận động của khớp ngón chân cái. Thời gian điều trị còn tùy thuộc vào mức độ đau, tình trạng tổn thương bên trong ngón chân và các nguyên nhân đi kèm.

- Thuốc trị đau ngón chân cái:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt thông thường: Paracetamol
  • Thuốc kháng viêm non-steroid dạng uống: Ibuprofen, Naproxen...
  • Thuốc điều trị đau ngón chân cái do bệnh gout: Allopurinol hay Uricozym...
  • Gel bôi giảm đau, kháng viêm có tác dụng tại chỗ: Diclofenac (Voltaren).
  • Tiêm steroid vào khớp ngón chân cái để giảm sưng viêm, giúp ngón chân cái bớt đau.
  • Thuốc DMARDs: Đây là nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp dạng thấp khi bệnh gây đau khớp ngón chân cái.

- Vật lý trị liệu:

  • Chiếu đèn hồng ngoại
  • Thực hành các bài tập phục hồi chức năng
  • Điện trị liệu
  • Thủy trị liệu...

Các phương pháp trên có thể giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động cho khớp ngón chân cái, đồng thời giảm sưng viêm, củng cố sức mạnh cho hệ thống cơ bắp ở chân. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân thường được chỉ định làm vật lý trị liệu song song với quá trình dùng thuốc để rút ngắn thời gian điều trị.

- Châm cứu, bấm huyệt: 

Đây là các phương pháp giảm đau cho ngón chân bằng cách tác động lên một số huyệt vị trong cơ thể. Bệnh nhân cần thận trọng lựa chọn những địa chỉ uy tín để được châm cứu, bấm huyệt đúng cách và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

- Mẹo giảm đau ngón chân cái tại nhà:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vài lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút có tác dụng giảm sưng đau ngón chân cái tạm thời.
  • Tắm nước ấm nhằm tăng cường lưu thông máu đến chi dưới. Điều này giúp khớp ngón chân cái được nuôi dưỡng tốt, giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương, đau hay tê ngón chân cái.
  • Ngâm chân vào nước muối Epsom hoặc nước gừng, nước lá lốt ấm mỗi tối trước khi đi ngủ cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Massage cho ngón chân, bàn chân giúp các khớp xương và dây thần kinh được thư giãn, xoa dịu cơn đau ở ngón chân cái.

Cách chữa đau ngón chân cái bằng ngoại khoa

Nếu các phương pháp điều trị đau ngón chân cái bằng nội khoa không giúp cơn đau thuyên giảm hoặc bệnh nhân bị viêm xương khớp nặng, gãy xương, biến dạng khớp hoặc hoại tử khớp... thì phẫu thuật sẽ được lựa chọn. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích sửa chữa những tổn thương bên trong, nối xương, thay khớp nhân tạo hoặc cắt bỏ ngón chân cái. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ để chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cũng như sức khỏe trước ca phẫu thuật.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Củ ráy chữa bệnh gout rất tốt. Nguyên nhân là vì:

  • Thành phần hóa học chính trong củ ráy là flavonoid - một chất có khả năng chống viêm, giảm đau, sưng khớp rất tốt.
  • Thúc đẩy lưu thông máu và chuyển hóa hoạt chất, từ đó giảm lượng cholesterol xấu, phòng ngừa hiệu quả bệnh lý xương khớp.
  • Hỗ trợ loại bỏ chất cặn bã, đồng thời tăng cường giải độc cho thận.
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Xem chi tiết

Người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung canxi cho cơ thể với hàm lượng khác nhau giữa từng đối tượng (19 – 49 tuổi: 700mg/ngày; trên 50 tuổi: 1000mg/ngày)

Lợi ích của canxi với người bệnh gút gồm:

  • Tăng độ chắc khỏe cho xương khớp toàn thân.
  • Giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức xương khớp do bệnh gút.
  • Phòng ngừa viêm xương khớp, gãy xương, loãng xương.
  • Nâng cao hệ miễn dịch.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android