Á Sừng Bàn Tay

Tổng quan

Á sừng bàn tay là bệnh lý như thế nào, có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị hiệu quả là những câu hỏi được không ít người đặt ra khi tìm hiểu về chứng bệnh này. Theo đó, đây là một dạng của bệnh á sừng nói chung, chúng tập trung phát triển tại bàn tay. Để hiểu rõ hơn, bạn đọc hãy theo dõi thông tin kiến thức sau đây.

Định nghĩa

Cũng tương tự như bệnh á sừng nói chung, á sừng tại bàn tay khá nhiều người gặp phải hiện nay, bệnh cũng có các triệu chứng khá tương đồng, đều gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Đặc biệt, không chỉ ở lòng bàn tay, á sừng có thể lan ra cả các vùng khuỷu tay hay ngón tay và diễn biến nặng hơn nếu điều trị sai cách.

Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh lý này được báo cáo phát hiện ở mọi đối tượng từ già tới trẻ, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Thực tế, á sừng ở bàn tay không có yếu tố đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây ra không ít bất lợi cho bệnh nhân trong đời sống thường nhật. Hơn nữa, bàn tay là khu vực phải tiếp xúc với nhiều tác nhân, cũng là nơi dễ nhận biết, nhìn thấy trên cơ thể. Nếu bị bệnh sẽ làm người mắc cảm thấy lo lắng, mất tự tin khi gặp mọi người xung quanh, yếu tố thẩm mỹ bị sụt giảm đi rất nhiều.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Là loại bệnh da liễu thường gặp nên á sừng tại tay cũng rất dễ để nhận biết. Bệnh có các triệu chứng điển hình nhưng lại không ít người nhầm sang các bệnh về da khác. Theo đó, chúng ta hãy ghi nhớ một số biểu hiện dưới đây để có thể nhận định được tình trạng mà bản thân đang gặp phải.

  • Tại bàn tay của bệnh nhân thường xuất hiện các mảng da bị bong tróc, khi sờ vào thấy khô và sần sùi. Chúng có thể nổi ở ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, vị trí gần móng hoặc lên tại khuỷu tay.
  • Những nốt mụn nước ngứa trên da tay có thể xuất hiện và gây nhầm lẫn sang các chứng ghẻ nước hoặc bệnh da liễu khác. Tuy nhiên sau một thời gian chúng sẽ khô lại và bật lớp da chết ra khỏi bề mặt. Khi bóc ra sẽ thấy lớp da non bên dưới có màu hồng nhẹ và vảy sừng vẫn còn.
  • Gốc ngón tay xuất hiện những rãnh nứt khá sâu, ở một số trường hợp còn bị rướm máu, khi bạn cử động sẽ thấy đau rát rất khó chịu.
  • Bên cạnh đó, bàn tay của bệnh nhân ngày càng thiếu độ ẩm và độ mềm, da tay chai cứng, đen sạm một cách rõ rệt.
  • Đặc biệt hơn, bệnh á sừng bàn tay là một trong những nguyên nhân khiến cho vùng da ở các đầu ngón tay bong tróc dẫn tới mất vân tay. Điều này sẽ rất bất lợi cho bạn trong các hoạt động thường ngày cần sử dụng vân tay như chấm công, sử dụng điện thoại cảm ứng,...

Ngay khi thấy tay xuất hiện một hoặc một số biểu hiện ở trên, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó có các biện pháp chăm sóc da phù hợp để phục hồi da tốt nhất.

Nguyên Nhân

Mặc dù đã được tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu tìm hiểu như cho tới nay, chúng ta vẫn chưa thể thật sự đưa ra được nguyên nhân chính xác nhất của bệnh á sừng bàn tay. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố dưới đây tác động ít nhiều vào bệnh, khiến bệnh phát triển mạnh hơn, kéo dài dai dẳng hơn.

  • Thời tiết tác động: Thời tiết được xem là một trong những nguyên nhân tác động không nhỏ tới bệnh lý á sừng và nhiều chứng bệnh da liễu khác. Bởi á sừng có thể tiến triển mạnh hơn khi thời tiết ngày càng khô và lạnh. Khi độ ẩm trên da tay sụt giảm, các lớp vảy hình thành nhiều và bong tróc nhanh chóng rồi lại hình thành lớp mới. Lúc này, da tay luôn trong trạng thái sần sùi rất khó chịu.
  • Di truyền: Đã có những kết quả báo cáo cho thấy, khi bố hoặc mẹ mắc bệnh á sừng, con cái sau khi chào đời cũng mang nguy cơ bị bệnh khá cao. Đặc biệt, nếu cả mẹ và bố đều bị bệnh thì đứa bé sẽ khó tránh khỏi á sừng bàn tay.
  • Hóa chất độc hại: Bàn tay vốn dĩ tiếp xúc với rất nhiều điều kiện môi trường khác nhau hàng ngày. Với những ai làm công việc thường phải dùng hóa chất tẩy rửa, các môi trường làm việc độc hại, ô nhiễm, bụi bẩn thì da tay bị bào mòn nhanh chóng, hàng rào bảo vệ ra bị phá hủy và dẫn tới á sừng, tổ đỉa, vảy nến,...
  • Dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đủ: Với những người có chế độ ăn uống kém, dinh dưỡng thiếu hụt thường xuyên sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể không có đủ chất để tái tạo, phục hồi khi bị tổn thương. Cụ thể làn da sẽ chịu tác động không nhỏ của việc thiếu chất. Lúc này, á sừng hoàn toàn có thể xảy đến.
  • Yếu tố cơ địa: Nhiều người chưa biết rằng, á sừng bàn tay còn có thể bùng phát nếu bản thân bạn mắc chứng dị ứng, nhạy cảm quá mức với nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn, các loại lông động vật,....

Biến chứng

Các chuyên gia tại Vietmec Group cho biết, bệnh á sừng ở bàn tay nếu chữa trị sai hoặc chậm trễ trong trị bệnh hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Bị lở loét da: Đây là tình trạng khá khó tránh khỏi khi bệnh nhân không có phương pháp chăm sóc làn da phù hợp. Lở loét sẽ lan ra khắp bàn tay, gây đau đớn và làm giảm khả năng vận động của tay một cách rõ rệt. Nặng nhất chính là các vết loét này lan đi khắp cơ thể.
  • Bị nhiễm nấm, trùng: Bởi tay là nơi cầm nắm, tiếp xúc với vô số vật trong ngày nên việc bị trầy xước là điều khó tránh khỏi. Khi da đang bị tổn thương bởi á sừng đồng thời bị các yếu tố ngoại cảnh làm xước, đứt tay sẽ dễ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Có thể bạn chưa biết, dù chỉ là một vết thương nhỏ nhưng cũng có khả năng dẫn tới nhiễm trùng máu khi chúng ta không biết cách khắc phục, lúc này đây chính là biến chứng vô cùng nguy hiểm.
  • Móng tay bị biến dạng: Khi các tổn thương lan dần ra khắp bàn tay, da bong tróc và xuất hiện nhiều mụn nước sẽ dễ khiến cho bàn tay bị biến dạng phần móng. Móng tay yếu hơn, dễ bị gãy và biến dạng rất nhiều.

Ngoài những biến chứng bên trên, người bệnh còn có thể bị mệt mỏi hơn khi tình trạng bệnh ngày càng có chiều hướng xấu. Làn da bị mất nước, bong tróc, đau rát khó chịu dẫn tới những ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, khiến họ chán nản, lo lắng và mệt mỏi.

Phòng ngừa

Bệnh á sừng ở bàn tay cần kiên trì chữa trị, chăm sóc sao cho hiệu quả, an toàn, kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh cũng như phòng tránh biến chứng một cách tối đa. Ngoài việc quan tâm tới các loại thuốc, các mẹo chữa có thể áp dụng, bệnh nhân vẫn cần chú ý tới những vấn đề quan trọng sau:

  • Luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ, sử dụng đúng đơn thuốc, đúng bệnh và đúng liều lượng.
  • Không tự ý bóc, cạy lớp vảy sừng khi chúng chưa bong ra khỏi bề mặt để tránh làm da tổn thương, lớp da non chưa kịp phát triển.
  • Cần vệ sinh tay cũng như cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để không làm bệnh lây lan, phát triển sang các vùng da khỏe mạnh khác.
  • Khi phải sử dụng xà phòng, nước rửa bát, bột giặt, chất tẩy, hóa chất có hại cần đeo găng tay bảo hộ. Sau đó vệ sinh da tay sạch sẽ.
  • Luôn dùng kem dưỡng ẩm cho làn da để da có độ ẩm ổn định, tránh làm da quá khô sẽ dẫn tới hình thành các lớp sừng dày hơn, nứt nẻ nặng hơn.
  • Khi bạn cầm nắm hoặc sử dụng đầu ngón tay để làm bất cứ việc gì, hãy đeo găng tay hoặc các miếng bọc đầu ngón để không làm da tổn thương nhiều hơn. Ngoài ra tránh cào gãi tay khiến vết thương hở xuất hiện.
  • Cần cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, nghỉ ngơi điều độ và không sử dụng bia rượu.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Á sừng bàn tay có thể điều trị hiệu quả bằng các phương thuốc Tây y. Hiện nay cũng có đông đảo bệnh nhân lựa chọn hướng trị bệnh này để nhanh chóng kiểm soát bệnh, cắt các cơn ngứa rát, bong tróc trên da nhanh chóng hơn. Theo đó, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như khả năng đáp ứng thuốc, các bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng những loại thuốc sau:

Nhóm thuốc uống: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nhiễm trùng, chống nấm. Với người bị á sừng bàn tay nặng sẽ được chỉ định sử dụng Corticoid với liều lượng phù hợp. Ngoài ra, bổ sung các viên uống vitamin cũng rất cần thiết cho bệnh nhân.

Nhóm thuốc dùng bôi ngoài da:

Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc bôi chữa á sừng bàn tay
Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc bôi chữa á sừng bàn tay

  • Bệnh nhân được kê nhóm thuốc làm bong sừng, giúp lớp da tay trở nên mềm mại hơn, giảm hiện tượng nứt nẻ, khô ráp và chai sần. Đồng thời thuốc cũng giúp làm giảm những tổn thương bởi vết nứt chảy máu gây ra. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh nhân dùng thuốc axit Salicylic, Dibetalic, Betnovate. Diprosalic,...
  • Nhóm thuốc bôi có tác dụng chống nấm và ức chế hệ miễn dịch như: Tacrolimus, Nizoral, Imidazol, Pimecrolimus,...
  • Cùng với đó là một số thuốc bôi Corticoid dùng kết hợp với thuốc uống và những loại kem dưỡng là dược mỹ phẩm để chăm sóc, bảo vệ làn da tốt hơn.

Trong suốt thời gian chữa trị á sừng bàn tay bằng các loại thuốc Tây, bệnh nhân cần phải ghi nhớ những điều quan trọng sau:

  • Chúng ta không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da khi chưa rõ tình trạng bệnh lý của bản thân. Không dùng thuốc quá liều, dùng sai loại thuốc hay uống nhiều thuốc khác nhau khi bác sĩ chưa có phép. Vì những hành động này có thể khiến cho cơ thể nhờn thuốc, hại hệ tiêu hóa, gan và thận.
  • Thuốc bôi ngoài da cũng có thể gây ra tình trạng kích ứng khi bạn bị mẫn cảm với một thành phần nào đó trong sản phẩm. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy dừng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ.
  • Chúng ta không tự ý ngắt quãng việc dùng thuốc chữa á sừng khi bệnh chưa thuyên giảm hẳn, điều này có thể khiến cho bệnh kéo dài mãi không dứt, thậm chí chuyển nặng hơn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Cùng với các phương thuốc Tây y, có không ít người tìm đến những mẹo chữa trong dân gian với mong muốn bệnh nhanh khỏi hơn. Theo đó, các nguyên liệu được sử dụng đều rất quen thuộc, dễ kiếm và cho hiệu quả tương đối tốt, an toàn đối với làn da và sức khỏe nói chung.

Bạn có thể sử dụng một số cách dưới đây:

  • Dùng lá lốt: Hãy sử dụng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi cho vào nấu với một chút muối trắng. Bạn dùng nước này để ngâm rửa tay hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng á sừng bàn tay.
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có thể sử dụng một lượng mỏng để thoa đều lên bàn tay. Chú ý chỉ thoa vừa đủ, tránh tạo lớp quá dày ngược lại khiến da bí bách hơn. Bạn nên vừa thoa vừa massage cho các dưỡng chất trong dầu dừa ngấm đều vào da tay để giảm bong tróc, da được mềm ẩm hơn.
  • Tỏi: Để chữa á sừng bàn tay bằng tỏi, người bệnh hãy bóc tỏi và ép lấy phần nước cốt, nên hòa thêm một chút nước cốt để giảm nồng độ nước ép tỏi. Bạn thoa đều nước lên những phần da tay bị á sừng, sau đó khoảng 30 phút thì rửa lại với nước mát.
  • Lá trầu không: Lá trầu chuẩn bị khoảng 10 lá, mang ngâm  nước muối, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 1 lít nước. Nước trầu thu được dùng để ngâm rửa tay đều đặn mỗi ngày.

Về cơ bản, các mẹo dân gian chữa á sừng bàn tay đều dễ thực hiện, không tốn kém chi phí và cũng cho công dụng tốt. Nhưng với những bệnh nhân bị á sừng nặng, các cách này không mang tới hiệu quả cao, bạn vẫn cần áp dụng những phương pháp điều trị khác mạnh hơn.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android