Á Sừng Liên Cầu

Tổng quan

Á sừng liên cầu là bệnh ngoài da khá phổ biến và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh không những gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số biến chứng tiêu cực. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chính xác bệnh về da liễu này như thế nào?

Định nghĩa

Chuyên gia Vietmec cho biết, á sừng liên cầu là một thể của viêm da cơ địa, khiến da bị khô, bong tróc, ngứa ngáy… Theo đó, tình trạng bệnh xuất hiện khi có sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, lớp sừng đang trong quá trình chuyển hóa, tế bào da còn nhân, sừng tạp kém chất lượng. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có cấu trúc da còn non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất.

Á sừng liên cầu da đầu, bàn tay, bàn chân có tỷ lệ khởi phát bệnh cao hơn  bình thường bởi đây là khu vực tích tụ nhiều mồ hôi và bã nhờn. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, hanh khô, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, khiến da khô cứng, nứt nẻ hoặc thậm chí chảy máu. Điều này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Vì là bệnh ngoài da nên các triệu chứng của á sừng liên cầu khó rõ ràng, có thể nhận biết bằng mắt thường. Cụ thể, một số dấu hiệu đặc trưng giúp người mắc sớm nhận biết bệnh một cách chính xác là:

  • Da trở nên sần sùi, dày sừng, khô cứng.
  • Các lớp sừng liên tục hình thành, xếp chồng lên nhau sau đó bong tróc thành từng mảng trắng.
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh khó chịu, tuy nhiên việc gãi ngứa sẽ khiến da bị trầy xước làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
  • Da bị khô, nứt nẻ hoặc thậm chí chảy máu, nhất là vào mùa đông thời tiết lạnh, độ ẩm thấp.
  • Một số trường hợp khác có thể xuất hiện mụn nước làm tăng cảm giác ngứa ngáy.

Nguyên Nhân

Về cơ bản, trên da chúng ta luôn có sự tồn tại của vi khuẩn, điển hình trong đó là tụ khuẩn và liên cầu. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh trưởng, phát triển, tấn công và gây viêm nhiễm trên da.

Bên cạnh nguyên nhân trên cũng có một số yếu tố khiến bệnh bùng phát và trở nặng hơn là:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc á sừng liên cầu thì tỷ lệ thế hệ sau mắc bệnh lên tới 45%.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố, hormone trong cơ thể thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến á sừng, vì vậy bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người cho con bú…
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Việc thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là vitamin A, C, E… sẽ làm suy yếu một số chức năng bảo vệ da từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sừng.
  • Cơ địa nhạy cảm: Hệ miễn dịch yếu kém, cơ địa nhạy cảm khiến cơ thể dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm không khí, khói bụi, chất hóa học, phấn hoa… từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
  • Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết hanh, khô, nhiệt độ giảm sâu hoặc tăng cao sẽ khiến da bị mất nước nhanh, tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.

Biến chứng

Á sừng liên cầu có nguy hiểm không chịu ảnh hưởng bởi mức độ viêm nhiễm cũng như thể trạng của mỗi người. Thông thường, ngoài việc ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ thì bệnh sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy khôn lường.

Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh á sừng liên cầu như sau:

  • Bội nhiễm, hoại tử da: Bệnh gây nứt toác, viêm da, bít bắt lỗ chân lông, nếu không điều trị sớm các tổn thương dễ lan rộng gây bội nhiễm hoặc hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu: Các vết nứt, viêm nhiễm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu từ đó gây nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, tủy xương… và có thể dẫn đến tử vong.
  • Ảnh hưởng cấu trúc, chức năng da: Bệnh á sừng liên cầu là nguyên nhân gây mất cân bằng điện trên da từ đó khiến suy giảm chức năng và hệ miễn dịch của da.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Trước tiên, á sừng liên cầu khiến da khô, sần sùi, bong tróc khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, ở trường hợp viêm nhiễm nặng vết thương có thể để lại sẹo, thâm.

Phòng ngừa

Hoạt động phòng ngừa được đánh giá quan trọng hơn so với chữa trị, nó giúp ngăn cản các vấn đề tiêu cực của bệnh không có cơ hội tác động lên sức khỏe mỗi người. Với á sừng liên cầu, việc phòng ngừa bệnh có thể được thực hiện thông qua:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên thay vì hóa học.
  • Tránh để cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên bệnh ngoài là tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, hóa chất, mỹ phẩm…
  • Dưỡng da tay thường xuyên nhất là vào mùa lạnh giúp tránh hiện tượng da mất nước, khô, nẻ… dẫn đến á sừng ngón tay và tạo điều kiện cho liên cầu khuẩn tấn công.
  • Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ các loại dưỡng chất, vitamin…
  • Không sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn gây dị ứng hay các chất kích thích có hại khác.
  • Chú trọng xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Với người có tiền sử mắc bệnh nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động trong việc khám chữa bệnh khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Chẩn đoán là bước đầu giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên những thông tin này giúp bác sĩ đưa ra hướng và phác đồ điều trị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Cụ thể, với á sừng liên cầu, hoạt động chẩn đoán thường được thực hiện thông qua:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ tiến hành quan sát thực thể nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng đồng thời yêu cầu người bệnh trả lời các câu hỏi liên quan đến triệu chứng, thời gian mắc bệnh, tiền sử bệnh lý…
  • Xét nghiệm tế bào: Nhằm xác định có vi khuẩn lạ trong tế bào hay không đề tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác.

Biện pháp điều trị

Hoạt động điều trị được xây dựng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng gặp phải của mỗi người. Hiện nay có khá nhiều phương pháp để người bệnh lựa chọn và dưới đây là một số cách thức trị bệnh phổ biến, đã được chứng minh đem lại nhiều hiệu quả cao.

Điều trị tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục các triệu chứng của á sừng liên cầu nhờ vào các bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà. Theo đó, phương pháp này nổi bật với ưu điểm đơn giản, tiết kiệm, đem lại hiệu quả lâu dài mà không làm phát sinh biến chứng. Cụ thể, một số bài thuốc trị á sừng liên cầu có thể tham khảo như sau:

  • Sử dụng lá trầu không: Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Nước lá trầu không để nguội khoảng 40 - 50 độ được sử dụng để ngâm, rửa vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng hành hoa: Chuẩn bị một nắm hành hoa tươi, rửa sạch, đem ngâm với nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn. Lá hành hoa sau khi để ráo được cho vào máy xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để đạt hiệu quả sử dụng cao.
  • Sử dụng dầu dừa: Rửa sạch vùng da bị tổn thương sau đó thoa đều dầu dừa lên đó, đợi khoảng 20 phút thì rửa lại với nước ấm.

Lưu ý, hạn chế việc sử dụng liệu pháp trị bệnh dân gian với các vết thương hở, nhiễm trùng. Đồng thời, cách trị bệnh này chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không đem lại hiệu quả trị bệnh triệt để vì vậy người bệnh không nên quá lệ thuộc vào nó.

Sử dụng Tây y trong điều trị bệnh

Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng. Theo đó, thuốc uống và thuốc bôi là hai loại chính được sử dụng nhằm khắc phục triệu chứng và đẩy mạnh quá trình hồi phục tổn thương. Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị á sừng liên cầu là:

Nhóm thuốc uống

  • Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, dùng trong trường hợp bị dị ứng, kích ứng.
  • Thuốc chứa Corticoid như Cetirizin, Fexofenadin, Prednisolon… dùng trong trường hợp nặng, đi kèm triệu chứng ngứa, sừng hóa.
  • Thuốc chống nấm, ví dụ dẫn xuất Imidazol, Nizoral, Griseofulvin… giúp ngăn chặn yếu tố nấm xâm nhập khiến bệnh trầm trọng.
  • Thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh nhằm hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm.

Nhóm thuốc bôi

  • Salicylic Acid giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng…
  • Thuốc Gentrisone giúp khắc phục tình trạng nứt nẻ, bong tróc da…
  • Kem bôi Diprosalic giúp kháng khuẩn, cải thiện cứng sừng hóa trên da.
  • Các loại kem dưỡng ẩm, thuốc sát trùng, thuốc tím.

Lưu ý, thuốc Tây trị bệnh á sừng có khả năng làm phát sinh một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Để ngăn chặn vấn đề này, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chuyên gia. Với dòng thuốc bôi, chỉ nên thoa một lớp mỏng nhằm hạn chế việc bào mòn hoặc làm tổn thương cấu trúc da.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh tuân thủ chính xác phương pháp chữa bệnh, hoạt động điều trị á sừng liên cầu còn đòi hỏi phải xây dựng được chế độ chăm sóc khoa học. Cụ thể, dưới đây là một số lưu ý về chế độ chăm sóc giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng được nhắc đến đầu tiên bởi đây là yếu tố nền tảng cung cấp năng lượng, sức khỏe cho cơ thể chống lại bệnh tật, theo đó người bệnh cần:

  • Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, chú ý bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất xơ…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp sử dụng nước lọc với nước ép hoa quả, sinh tố.
  • Không sử dụng nhóm thực phẩm chiên rán, cay nóng, thực phẩm gây kích ứng da…
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại vừa là nguyên nhân đẩy mạnh việc kích ứng da vừa làm suy giảm tác dụng của thuốc.

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt là yếu tố đảm bảo hoạt động điều trị diễn ra thuận lợi đồng thời ngăn cản tình trạng tái phát bệnh. Với á sừng liên cầu, người bệnh cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng, nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát đồng thời không gãi, chà sát vùng da bị tổn thương.
  • Theo dõi liên tục tình trạng diễn biến bệnh, nếu xuất hiện vấn đề bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.

Á sừng liên cầu là bệnh ngoài da, tuy không gây ra quá nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sức khỏe nhưng lại là nguyên nhân khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Để nhanh chóng lấy lại sức khỏe, người bệnh nên tích cực điều trị dựa trên hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia kết hợp cùng chế độ chăm sóc khoa học.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android