Cứng khớp khuỷu tay
Cứng khớp khuỷu tay sau khi bó bột và phẫu thuật là tình trạng xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nếu không biết cách khắc phục cũng có thể làm ảnh hưởng rất nhiều việc sinh hoạt thường ngày. Xoa bóp, chườm nóng, tập thể dục cho tay chính là những biện pháp đơn giản nhưng có thể cải thiện các triệu chứng này nhanh chóng, hiệu quả, rất đáng để bạn tham khảo.
Nguyên nhân
Phẫu thuật và bó bột tay thường được thực hiện nếu có liên quan đến các va đập, chấn thương ở tay hay có liên quan đến các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp, gãy xương.. Việc bó bột nhằm mục đích giảm đau, nhằm bất động xương gãy ở đúng một vị trí, trá việc di lệch, từ đó có thể hỗ trợ quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, các chấn thương phần mềm cũng nhanh hồi phục hơn.
Cứng khớp khuỷu tay sau một thời gian bó bột và phẫu thuật là một tình trạng phổ biến gặp ở rất nhiều người do các khớp ở khuỷu tay khi bị cố định lâu ngày sẽ làm các dây chằng và mô mềm bị xơ hóa, không còn đàn hồi như trước. Sự thiếu hụt dinh dưỡng lúc này cũng có thể khiến cho làm cho các đầu khớp bị bào mòn và làm khô khớp, đau cứng khớp.
Ngoài ra ở những bệnh nhân bị gãy xương vùng khớp hoặc phạm khớp thường làm máu tích tụ bên trong và xung quanh khớp tạo thành các mô khiến việc hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa để phục hồi tay nhanh nhất, tay cũng phải để bất động một thời gian, không hoạt động khiến các dịch nhờn không được tiết ra nên cần cứng lại.
Cứng khớp khuỷu tay sau phẫu thuật sẽ gây đau nhức âm ỉ tại đây, tai không duỗi ra được nên cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, chẳng hạn không thể lái xe hay cầm nắm, đôi khi còn gây teo cơ, loạn dưỡng vùng bó bột nếu người bệnh không biết cách phục hồi cải thiện kịp thời.
Nói chung cứng khớp khuỷu tay thường xuất hiện khá phổ biến với mức độ tùy theo các tổn thương bên trong cũng như thời gian phục hồi sau bó bột, phẫu thuật. Thời gian phục hồi càng lâu thì mức độ cứng khớp sẽ càng nặng hơn, đặc biệt với những trường hợp chấn thương nặng cũng có thể gây teo cơ nếu không có chế độ chăm sóc đúng cách.
Nhiều người thường chờ đợi sau 2-3 tháng khi tháo bột mới bắt đầu luyện tập lại,lúc này xương hay các vị trí khớp bị gãy đã cứng lại, thậm chí có thể để lại di chứng đến cả về sau này. Khi tập luyện quá muộn sẽ kéo theo đau đớn trong thời gian dài, tuy nhiên cũng có lúc không có hiệu quả. Có không ít bệnh nhân cứng khớp sau phẫu thuật phải phẫu thuật lại một lần nữa để gỡ dính lại khớp đó,di chứng để lại là khớp đó không còn hoạt động hiệu quả như ban đầu.
Chăm sóc tại nhà
Cứng khớp khuỷu tay sau bó bột, phẫu thuật hầu hết sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian, có thể là từ 3- 6 tuần. Người càng trẻ thì thời gian phục hồi càng nhanh do quá trình tái tạo tế bào mới, phục hồi của cơ thể diễn ra còn rất mạnh. Tuy nhiên một số người sau chấn thương thường có xu hướng sợ đau nên chưa dám hoạt động nhiều hay mạnh sau phẫu thuật. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo cơ.
Tùy theo mức độ, tình trạng cứng khớp khuỷu tay, bạn có thể tham khảo ngay những cách sau đây để phục hồi nhanh nhất, nâng cao chất lượng sinh hoạt hằng ngày
Tăng cường các hoạt động ở khuỷu tay
Một cách đơn giản nhất để phục hồi hoạt động ở khuỷu tay, cải thiện tình trạng cứng khớp chính là tăng cường các hoạt động ở đây. Khi khớp hoạt động sẽ kích thích tiết ra dịch nhờn giúp bôi trơn, bơm dịch vào ổ khớp nên có thể giải quyết tình trạng cứng khớp.Ngoài ra khi tay hoạt động cũng kích thích máu lưu thông tuần hoàn ổn định để cải thiện các triệu chứng này.
Bạn đừng nên sợ đau mà không dám vận động. Nếu bạn lo lắng rằng các chấn thương bên trong chưa phục hồi hoàn toàn thì nên bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng, chẳng hạn như do duỗi khuỷu tay, đưa tay sang trái, sang phải. Co duỗi khớp luôn phiên, giữ mỗi tư thế 45s, thực hiện khoảng từ 10- 15 phút/ lần, ngày 2- 3 lần bạn sẽ thấy tình trạng cứng khớp khuỷu tay nhanh chóng cải thiện.
Khi tay đã dần hồi phục bạn có thể thực hiện các hoạt động giúp duy trì sức cơ như nâng tạ ( nhỏ), hít xà đơn hay cầm cách đồ. Các hoạt động này sẽ giúp kéo giãn cơ, giải tỏa các dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường sự đàn hồi và phòng tránh nguy cơ teo cơ sau bó bột, phẫu thuật hiệu quả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng với các hoạt động nặng như hít xà đơn, mang vác nặng nên đảm bảo đợi phục hồi hoàn toàn mới thực hiện. Nếu khớp đang bị cứng mà bạn thực hiện các động tác này có thể làm các tổn thương quay trở lại nên cần thực sự thận trọng.
Chườm ấm hoặc ngâm nước ấm
Chườm ấm cũng là một cách xoa dịu cơn đau hiệu quả, đồng thời còn kích thích máu huyết lưu thông ổn định hơn để cải thiện các triệu chứng cứng khớp khuỷu tay nhanh chóng. Bạn có thể chườm hay ngâm nước ấm ngay sau khi vừa thực hiện các bài tập tay để loại bỏ các cơn đau nếu có.
Chườm ấm còn mang đến nhiều tác dụng khác như thư giãn cơ, đưa máu đến các cơ, sụn khớp nhiều hơn để hỗ trợ quá trình phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ teo cơ. Nếu cơn đau cứng khớp khuỷu tay có ảnh hưởng đến các ngón tay thì chườm ấm cũng giúp giảm tê tay đáng kể.
Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng túi chườm chườm lên khuỷu tay. Nếu không có túi chườm thì có thể cho nước ấm khoảng 50-60 độ vào bình thủy tinh sau đó lăn nhẹ quanh vùng khuỷu tay. Mỗi lần thực hiện chỉ khoảng 15 phút, không nên lạm dụng quá lâu nhưng có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm khuỷu tay với nước ấm cũng mang đến tác dụng tương tự. Có thể kết hợp thêm các loại tinh dầu tràm trà, tinh dầu hoa cúc hay bạc hà sẽ càng mang đến nhiều lợi ích tốt hơn.
Xoa bóp giảm cứng khớp khuỷu tay
Tương tự như các phương pháp trên, xoa bóp cũng có thể làm kích thích máu huyết lưu thông ổn định đồng thời làm mềm các cơ quanh khuỷu tay để giảm cứng khớp nhanh chóng. Bạn nên thực hiện việc xoa bóp vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm tình trạng tê cứng, nâng cao chất lượng giấc ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy để hỗ trợ các hoạt động hằng ngày diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy nhiên một điều lưu ý là bạn không nên dùng các loại dầu xoa bóp, thuốc xoa bóp hay rượu xoa bóp lúc này vì có thể xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp. Nếu luôn tăng hiệu quả làm nóng và giảm cứng khớp bạn có thể tham khảo dùng các tinh dầu thảo dược thiên nhiên có tính chất nóng như dầu tràm trà sẽ phù hợp hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu
Ở một số bệnh nhân bị cứng khớp khuỷu tay do bó bột quá lâu, phẫu thuật lâu phục hồi bác sĩ cũng có thể chỉ định một số bài tập vật lý trị liệu để phục hồi nhanh hơn. Các bài tập này có thể được tập tại bệnh viện hoặc hướng dẫn tập tại nhà, tùy từng trường hợp.
Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị cứng khớp khuỷu tay sau bó bột hay phẫu thuật như
- Bài tập gập duỗi: cánh tay đặt nép sát vào thân, sau đó sẽ duỗi tay sao cho lòng bàn tay ngửa quay lên trên, tay duỗi thẳng hết cơ, cổ tay thẳng. Sau đó gấp khuỷu tay lại hết khả năng rồi lại đưa tay về vị trí ban đầu.
- Bài tập kéo giãn khớp: bác sĩ sẽ dùng 1 tay để cố định tay bệnh nhân, tay còn lại nắm dọc tay để kéo căng
- Bài tập ngửa cẳng tay: với bài tập này bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm trên giường rồi trực tiếp nâng cánh tay lên và giữ cánh tay sao cho thẳng rồi tiến hành xoay ngửa lòng bàn tay người bệnh lên và xuống nhịp nhàng để kích thích hoạt động ở cả cánh tay, khuỷu tay.
- Bài tập chống đẩy: Người bệnh có thể được hướng dẫn chống đẩy đứng hay nằm để tăng lực cho khuỷu tay.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vật lý kết hợp với các dụng cụ như tạ, máy xà đơn, máy kéo để tăng cơ cho cơ bắp,hỗ trợ kéo giãn khuỷu tay đang bị căng cứng. Tuy nhiên các bài tập cho người bị cứng khớp khuỷu tay này có thể được chỉ định khi khuỷu tay đã được phục hồi ổn định hơn để phòng tránh một số hệ lụy không mong muốn.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm giúp tái tạo chất nhờn cho ổ khớp, tăng cường tốc độ phục hồi các tổn thương bên trong hệ thống xương khớp. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp cũng chính là cách giúp khuỷu tay có thể nhanh chóng phục hồi sau chấn thương hiệu quả.
Cụ thể một số nhóm thực phẩm cần thiết để cải thiện các triệu chứng cứng khớp khuỷu tay bao gồm
- Nhóm thực phẩm giúp tái tạo dịch khớp như bơ, cà chua, đậu bắp, dầu cá, yến mạch, sữa và các chế phẩm từ sữa
- Nhóm thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp như các loại hạt, trái cây, rau có màu xanh đậm, đậu phụ, các loại cá béo..
- Nên ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, sữa, hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chiên xào quá nhiều lần, đồ ăn cay nóng, các thực phẩm quá mặn hay quá ngọt
- Tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác
Phòng ngừa
Như đã nói, hầu hết sau bó bột hay phẫu thuật việc bị cứng khớp khuỷu tay là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách phòng ngừa từ sớm thì bạn có thể hạn chế tối đa điều này, ngăn ngừa nguy cơ để lại các di chứng sau phẫu thuật, bó bột.
Một số biện pháp giúp ích cho những người chấn thương hay phẫu thuật tay để hạn chế nguy cơ này như
- Nên tháo bột băng bó ngay khi được bác sĩ cho phép
- Duy trì các bài tập vận động nhẹ nhàng và chườm ấm khuỷu tay mỗi ngày ngay sau khi được tháo băng hay cắt chỉ
- Dùng thuốc hay thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ sau khi tháo bột để hỗ trợ quá trình phục hồi hiệu quả nhất
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngày từ thời điểm sau chấn thương đến khi tháo bột để hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương, tái tạo dịch nhờn cho ổ khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp hiệu quả
- Bắt đầu phục hồi lại hoạt động của cánh tay từ những hoạt động đơn giản bình thường, không nên làm quá sức
- Nếu cảm thấy đau cứng khớp hay có bất cứ vấn đề bất thường nào khác nên trao đổi chi tiết với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất
Cứng khớp khuỷu tay sẽ tự hết nếu bạn có chế độ sinh hoạt và phục hồi khoa học. Tuy nhiên nếu tình trạng cứng khớp kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sinh hoạt và làm việc hằng ngày thì bạn nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra và có hướng khắc phục phù hợp, tránh các di chứng khác xuất hiện.